Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Lời Chúa Chúa nhật XXVII Thường niên - năm A.
Lịch sử dân Israel phác hoạ lịch sử cá nhân cuộc đời chúng ta. Khi nghiêm túc xét mình và kiểm điểm bản thân, chúng ta cảm nhận mình đã nhiều lần phản bội Chúa, khi không trung thành với lời tuyên thệ khi lĩnh phép Thanh tẩy. Đó là lời tuyên thệ từ bỏ tội lỗi, từ bỏ ma quỷ, từ bỏ những hành vi ám muội để trở nên con cái ánh sáng. Đã nhiều lần chúng ta hứa với Chúa sẽ cố gắng sống tốt hơn, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng giữ lời hứa ấy.
“Quay đầu là bờ” là lời khuyên dành cho những ai đang làm việc sai trái hãy tỉnh ngộ trước khi mọi thứ trở nên quá muộn màng. Cụm từ này có nguồn gốc từ một thành ngữ trong tiếng Hán: “Khổ hải mang mang, Hồi đầu thị ngạn” (dịch là: Biển khổ mênh mang, Quay đầu là bờ). Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có những sai lầm, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Có người khi đã sa vào con đường tội lỗi, cứ nhắm mắt đưa chân, buông theo số phận và càng ngày càng trượt dốc. Biết tỉnh ngộ và nhận ra những lầm lỗi, đó chính là quay đầu. Như người đang bơi giữa đại dương, có quay về mới hy vọng gặp bờ. Cứ đi mãi ắt sẽ chết chìm giữa biển cả.
Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Lời Chúa Chúa nhật XXVI Thường niên - năm A.
“Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy.” Hãy cảnh giác bởi không cẩn thận, trong khi Thiên Chúa tha thiết mời gọi mọi người trở về với Ngài (điều mà ai cũng hiểu), thì chính chúng ta, do suy nghĩ, lời nói và hành động của mình (đi ngược lại ý định của Thiên Chúa), lại loại trừ anh em, kéo anh em xa rời vòng tay đầy lòng thương xót của Thiên Chúa.
Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Lời Chúa Chúa nhật XXV Thường niên - năm A.
Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Lời Chúa Chúa nhật XXIV Thường niên - năm A.
“Cuộc sống vô thường”, đó là điều người ta hay nói. Đây cũng là một triết lý nhân sinh. « Vô thường » là khái niệm thường được dùng trong một số tôn giáo như Ấn giáo, Phật giáo, có nghĩa không có gì tồn tại mãi mãi, mọi thứ đều ở trong trạng thái thay đổi liên tục, kể cả sự chết cũng là một thay đổi. Lăng kính Kitô giáo cũng nhìn nhận sự bất toàn mong manh của kiếp người, đồng thời tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Thường Hằng Bất Biến, tức là Đấng không thay đổi, Đấng vĩnh cửu quyền năng, ngàn đời vẫn thế.
Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Lời Chúa Chúa nhật XXIII Thường niên - năm A.
Chúng ta hãy nghe thánh Augustinô viết về sức mạnh kỳ diệu của tình yêu: “Tình yêu có đôi chân đến với người nghèo. Tình yêu có đôi mắt để thấy bất hạnh và thiếu thốn. Tình yêu có đôi tai để nghe được tiếng than thở của tha nhân”. Sống bác ái, đó là sống có trách nhiệm đối với tha nhân.
“Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước”. Lời Thánh vịnh 62 quen thuộc diễn tả sự khát khao của con người luôn hướng về Chúa như cội nguồn. Lời kinh cho thấy, trọn vẹn cả đời người tín hữu, sáng, trưa, chiều đều hướng về Chúa và không ngừng tìm kiếm Ngài.
Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Lời Chúa Chúa nhật XXII Thường niên - năm A.
Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Lời Chúa Chúa nhật XXI Thường niên - năm A.