"Mai kia, những cái tầm thường, mực thước sẽ mất đi, còn lại chút gì đáng kể của thời này, đó là Hàn Mạc Tử."
Bài thơ "Vườn Trăng" nằm trong chùm thơ Tam nhật Thánh, mùa Phục sinh năm 2015, điều này gợi cho người đọc về đêm Đức Giêsu cầu nguyện trong vườn Ghếtsimani trước khi Ngài bị bắt đi. "Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất" (Lc 22, 44). Ba lần cầu nguyện và trở lại, Chúa vẫn thấy các tông đồ đang ngủ. Ngài nói "Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ"(Mc 14, 38)
Nhớ là kỷ niệm khó quên, Cất ghi giữ mãi để bên lòng người. Điều hay vui nhận mỉm cười, Lỗi lầm hối hận xin trời thứ tha. Biết rằng cuộc sống đời ta, Ngắn dài thăng giáng chẳng qua ý trời, Ta nên khiếm tốn vâng lời, Tuân theo định mệnh chờ thời tương lai, NHỚ rồi nghĩ tới ngày mai, Sẵn sàng dấn bước miệt mài xả thân.
Sách Châm Ngôn Kinh thánh diễn ca của Trần Trung Hậu đạt giải I bộ môn Thơ, Giải thưởng VHNT Đất Mới 2019. Anh cũng đạt giải khuyến khích các năm 2017, 2018, 2020 với tập thơ Kể chuyện Tin Mừng; Truyện thơ Kinh thánh; Xuất Hành Lục bát diễn ca (3102 cặp câu Lục bát). Những tác phẩm ấy đủ khẳng định Trần Trung Hậu là một tác giả trẻ trong dòng Diễn ca của văn học Công giáo đương đại.
Thầy Cả Philipphê Bỉnh sống lưu vong ở Lisbonne hơn 30 năm. Ông đã để lại những tác phẩm quốc ngữ (chép tay) được lưu trữ trong thư viện Vatican. Các học giả nghiên cứu về Philipphê Bỉnh đánh giá đó là một kho tàng văn học Công giáo hết sức quý báu liên quan đến nhiều lĩnh vực văn hóa Việt
Ngày 25-12-1842, tại Chủng viện Penang (Phi-Năng), Malaysia, Thánh Philiphê Minh làm bài thơ “xướng” với đề tài Gia Tô Cơ Đốc. Có 44 bài “họa” lại (đúng vần và đề tài) của các tác giả Công giáo. Đặc biệt, có hai bài thơ “họa” của ông Đồ Ốc, một tác giả ngoài Công giáo.
Ngày 05/12/2022, chúng tôi gửi lên Internet bài viết “Tin vui về Văn học Công giáo”, với lời mời gọi mọi người giúp tìm phiên bản chép tay của Paulus Tạo và các thông tin khác về bộ Sấm Truyền Ca cũng như các tài liệu cổ khác về văn học Công giáo, bằng Quốc ngữ hoặc Hán Nôm.
Ngày nay, Giáo Hội rất chú trọng đến việc hội nhập Tin Mừng vào các nền văn hóa. Đã có rất nhiều các nghiên cứu, suy tư cho tiến trình hội nhập văn hóa. Ngay tại Việt Nam cũng có nhiều các cuộc hội thảo về hội nhập Tin Mừng vào văn hóa. Đó là tín hiệu đáng mừng cho công cuộc hóa Tin Mừng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa chưa có một nguyên tắc, hay một chỉ dẫn chung cho hội nhập, và có lẽ khó có thể đưa ra một nguyên tắc chung cho công việc phong phú và phức tạp này. Vậy làm thế nào cho tiến trình hội nhập có hiệu quả? Vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Chắc hản Giáo Hội sẽ tìm nhiều phương pháp và sử dụng nhiều nguồn mạch và kinh nghiệm khác nhau. Cùng trăn trở về vấn đề này, người viết muốn trở về cội nguồn của sự hội nhập là Đức Giêsu: Nhập thể và hội nhập văn hóa của Người, để từ đó có thể khám phá ra điều gì đó cho tiến trình hội nhập văn hóa.
Đối với người Việt Nam chúng ta, việc tôn kính ông bà tổ tiên rất được đề cao. Đề cao đến độ mà việc tôn kính đã trở thành đạo lý, lẽ sống: đạo ông bà, đạo hiếu, đạo thờ cúng tổ tiên. Để đánh giá một người nào, người Việt chúng ta thường dựa vào cách đối xử của người đó với ông bà, cha mẹ. Thậm chí người ta còn coi việc báo hiếu trọng hơn việc đi tu.
Từ ngữ Công giáo tại Việt Nam là một bộ phận của tiếng Việt, chảy chung dòng chảy lịch sử của tiếng Việt, nên mang những đặc điểm chung của tiếng nói dân tộc Việt mà đa phần đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, với tư cách là các biệt ngữ xã hội, lớp từ ngữ này cũng có những đặc điểm riêng cần tìm hiểu để góp thêm một nét vẽ cho bức tranh ngôn ngữ Việt Nam. Bài viết nghiên cứu các đặc điểm vay mượn của lớp từ ngữ Công giáo tại Việt Nam (qua khảo sát cứ liệu từ các bản kinh nguyện của một số giáo phận Công giáo tại miền Bắc Việt Nam) là một nỗ lực trong nguyện ước như thế.
Những bài viết của quý tác giả được sưu tập trong quyển sách này mặc dù đã ra đời trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều chất chứa một tâm trạng chung, là làm sao để ghi lại những suy nghĩ và những cảm nghiệm về một cái gì đó rất quan trọng đang hình thành, bằng những nét tuy còn chấm phá nhưng rất thật và rất đáng quan tâm, đó là một nền văn học Công giáo đang từng bước hình thành và phát triển, mà hơn ai hết quý tác giả là những người thợ thu hình vừa “có tâm” vừa “có tầm”, bởi lẽ không phải ai cũng có thể làm được điều đó, hoặc có nhiều người muốn làm nhưng không làm được.
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chỗ đứng của nghệ thuật thị giác, đặc biệt là hội hoạ trong lòng Giáo Hội Công giáo, một Giáo Hội tôn thờ Thiên Chúa - Nghệ sĩ tối cao và tuyệt đối lỗi lạc. Phần đầu bài viết xin được trình bày nhận định của phong trào Lausanne về vị trí của Nghệ thuật Thị giác qua các thời kỳ lịch sử.
Theo “Inê Tử đạo Vãn”, gia đình cha Laurent là cư dân thuộc xứ Lâm Tuyền, phủ Diên Ninh. Ông Carôlô Lam và bà Isave, cha mẹ cha Laurent, sinh được 12 người con, bảy trai, năm gái, cha Laurent là con trai đầu lòng. Thư cha Courtaulin gởi cho Đức cha Lambert năm 1676 cho biết ông Carôlô là người đã đóng góp của cải để làm nhà cho các trinh nữ (Nhà phước Chợ Mới).[1]