CN I MC 3 scaled

Chúa Nhật Tuần I Mùa Chay - Năm B

Mỗi khi bắt đầu mùa Chay, Hội Thánh lại mời chúng ta vào hoang địa với Ðức Giêsu. Chính Thánh Thần đã dẫn đưa Ngài đến nơi đó, ngay sau khi Ngài chịu phép rửa của Gioan và nhận được Thánh Thần để lên đường đi sứ vụ. Bốn mươi ngày sống trong cô tịch và cầu nguyện. Một cuộc tĩnh tâm để định hướng tương lai, qua đó Ðức Giêsu thấy rõ con đường Ngài phải đi, và qua đó Ngài cũng thấy mình bị Xatan cám dỗ.

d36b867ada4b0015595a3

Thứ Bảy sau Lễ Tro

Việc Thầy Giêsu kêu gọi anh Lêvi làm môn đệ phải được coi là một cuộc cách mạng lớn vào thời bấy giờ. Chẳng ai gọi một người thu thuế bị xã hội khinh miệt vào nhóm của mình. Làm thế là hạ giá chính Thầy và cả nhóm môn đệ. Đức Giêsu đã vượt qua những biên giới ngăn cách rạch ròi giữa tội lỗi và công chính, giữa thanh sạch và ô nhơ.

9f1154010830d26e8b214

Thứ Sáu sau Lễ Tro

Có một sự khác biệt về lối sống giữa Gioan Tẩy giả và Đức Giêsu. Gioan sống khổ hạnh nơi hoang địa, ông lôi kéo người ta đến với ông. Ông dọa tội nhân về cơn thịnh nộ mà Thiên Chúa sắp giáng xuống. Còn Đức Giêsu thì đến với những kẻ tội lỗi, bị xã hội loại trừ, ăn uống vui vẻ với họ vì Nước Trời đã đến rồi (Mt 11, 18-19).

9c29e739bb08615638195

Thứ Năm sau Lễ Tro

Thánh giá là cái giá Ngài trả cho cả một đời dám sống cho Cha và cho con người, đặc biệt những người yếu thế. Thánh giá nằm trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa Cha, nhưng thánh giá cũng là kết quả của lựa chọn căn bản của Đức Giêsu. Ngài đã chết như thế vì Ngài đã dám sống như thế. Đức Giêsu dần dần ý thức rằng nếu Ngài cứ tiếp tục làm chướng mắt giới lãnh đạo Do thái giáo, gồm các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư (c. 22), thì cái chết như Gioan Tẩy giả là điều Ngài sẽ không tránh khỏi.

maxresdefault

Thứ Tư Lễ Tro

Cứ đến Thứ Tư Lễ Tro là chúng ta lại được nghe bài Tin Mừng này. Đức Giêsu nói đến ba việc đạo đức quan trọng của người Do Thái: cầu nguyện, bố thí, ăn chay. Chẳng phải cứ đợi đến Mùa Chay chúng ta mới làm ba việc đó. Nhưng Mùa Chay là thời gian thuận lợi để ta tập trung chú ý hơn. Tập trung vào cầu nguyện là làm mới lại tương quan với Thiên Chúa, từ bỏ những gì làm tôi xa Chúa và dứt bỏ mọi tội lỗi quen phạm.

"Thời kỳ đã mãn" (Bài suy niệm Tin Mừng Chúa nhật I Mùa Chay- Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Thời kỳ đã mãn" (Bài suy niệm Tin Mừng Chúa nhật I Mùa Chay- Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Năm nay (năm 2024), Mùa Chay khai mạc vào ngày mồng năm Tết Giáp Thìn. Bầu không khí náo nhiệt của xuân mới, đối với các Kitô hữu, trở nên trầm lắng qua nghi thức khai mạc Mùa Chay. Mùa Xuân là mùa đổi mới đất trời. Mùa Chay là mùa đổi mới lòng người. Cả mùa Xuân và Mùa Chay đều đong đầy ý nghĩa, giúp chúng ta đổi mới cuộc đời, canh tân sám hối và tin vào Tin Mừng như Chúa Giêsu mời gọi.

36

Thứ Ba Tuần VI Thường Niên - Năm B

Tin Mừng Máccô kể ba câu chuyện về việc Thầy trò vượt Biển hồ. Lần đầu, Thầy Giêsu đã ra lệnh cho sóng gió yên lặng khiến các môn đệ tự hỏi: Người này là ai…? (Mc 4, 35-41). Lần thứ hai, sau khi hóa bánh ra nhiều, Thầy đã đi trên mặt nước mà đến với họ. Nhưng lòng các môn đệ còn chai đá,họ không hiểu được chuyện bánh hóa nhiều (Mc 6, 45-52).

Thứ Hai Tuần VI Thường Niên - Năm B

Thứ Hai Tuần VI Thường Niên - Năm B

Đức Giêsu không mua niềm tin của đám đông bằng sự phản bội Cha. Ngài đã ở lại trên thập giá như một người có vẻ thua cuộc…Kitô giáo không đặt nền trên những chuyện dị thường, ma quái. Đức Giêsu đã làm phép lạ chữa bệnh và trừ quỷ vì Ngài chạnh lòng thương trước nỗi khổ đau của con người, vì Ngài muốn đáp lại lòng tin quá lớn của bệnh nhân, và vì Ngài muốn cho thấy Nước Thiên Chúa đã đến rồi.

Chúa Nhật Tuần VI Thường Niên - Năm B

Chúa Nhật Tuần VI Thường Niên - Năm B

Người phong trong bài Tin Mừng hôm nay khá đặc biệt. Anh dám liều đến gặp Ðức Giêsu và quỳ xuống trước mặt Ngài. Lời van xin của anh thật là một lời xin mẫu mực. "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch". Nếu Ngài muốn: anh mời gọi lòng thương xót của Ngài. Anh để cho Ngài tự do chữa hay không tùy ý. Dù rất muốn khỏi bệnh, nhưng anh lại phó thác số phận mình cho ý Ngài muốn. Ngài có thể: anh tin tưởng vào quyền năng của Ngài.

75

Thứ Bảy Tuần V Thường niên - Năm B

Bài Tin mừng hôm nay nói đến một phép lạ bánh hóa nhiều khác, bảy cái bánh và mấy con cá nhỏ cho bốn ngàn người ăn. Lần đầu Đức Giêsu chạnh lòng thương vì dân chúng bơ vơ như chiên không người chăn dắt (Mc 6, 34). Lần này Ngài chạnh lòng thương đám đông vì họ không có gì ăn (Mc 8,1). Đức Giêsu đã giải thích cặn kẽ các lý do khiến Ngài thương họ:

65

Thứ Sáu Tuần V Thường niên - Năm B

Khi đến thăm những trẻ em khuyết tật, ta thấy mình dễ tiếp xúc, gần gũi các em mù, hơn các em bị câm điếc. Thật khó làm cho các em câm điếc hiểu được chúng ta, và chúng ta cũng không hiểu được điều các em diễn tả. Ðôi bên cứ như ở hai thế giới, không gặp được nhau. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu chữa một người vừa ngọng vừa điếc. Người ngọng là người gặp khó khăn khi trình bày, khi phải diễn đạt bằng lời nói cho người khác hiểu. Ta có cảm tưởng lưỡi anh bị một sợi dây trói buộc. Ðức Giêsu đã đụng đến lưỡi anh, và sợi dây đó được tháo cởi.

55

Thứ Năm Tuần V Thường niên - Năm B

Đức Giêsu đã bỏ đất Israel để đến vùng Tia, vùng đất ô uế của dân ngoại. Người đàn bà dân ngoại đã vượt qua sự ngăn cách với người đàn ông Do thái. Qua câu đáp của bà, bà cũng vượt qua được sự lụy phục thường gặp nơi phụ nữ sống trong một nền văn hóa do đàn ông làm chủ ở thế kỷ đầu. Trong Tin Mừng Máccô, đây là phép lạ duy nhất nhắm đến dân ngoại. Rõ ràng Đức Giêsu không có ý làm phép lạ trừ quỷ này, Chúng ta ngạc nhiên khi thấy Đức Giêsu từ chối giúp bà ta, rồi lại đổi ý.

"Ơn nghĩa sinh thành" (Bài suy niệm lời Chúa ngày Mồng Hai Tết Giáp Thìn của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Ơn nghĩa sinh thành" (Bài suy niệm lời Chúa ngày Mồng Hai Tết Giáp Thìn của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Con người có tổ có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn." Câu ca dao từ ngàn xưa nhắc con người phải nhớ về nguồn cội, về cha mẹ tổ tiên để đền đáp ơn nghĩa sinh thành. Người Việt Nam được Thiên Chúa phú bẩm một tính cách rất đặc biệt. Họ luôn gắn bó với quê hương, không chỉ vì nơi đó đong đầy kỷ niệm của tuổi thơ, nhưng còn vì nơi đó có phần mộ của ông bà cha mẹ. Dù đi đâu xa, người Việt cũng để ý đến chăm sóc phần mộ người thân. Khi không thể về được, ít ra cũng nhờ cô dì chú bác ở nhà chăm sóc nơi an nghỉ của thân nhân mình. Phần mộ của gia tiên như một di sản tinh thần, thiêng liêng và bất khả xâm phạm.


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 153
  •   Máy chủ tìm kiếm 11
  •   Khách viếng thăm 142
 
  •   Hôm nay 6,253
  •   Tháng hiện tại 214,255
  •   Tổng lượt truy cập 81,522,231