Lễ Chúa Giáng Sinh - Lễ Đêm

Lễ Chúa Giáng Sinh - Lễ Đêm

Hôm nay, Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta bình an thật qua Đức Kitô. Ngài muốn ban cho chúng ta Đấng Cứu Độ thật là Đức Giêsu. Xin cầu cho hòa bình trên mặt đất, bình an trong lòng người. Ước gì chúng ta biết được rằng mình là những người được Chúa thương.

Chúa Nhật Tuần 4 Mùa Vọng - Năm B

Chúa Nhật Tuần 4 Mùa Vọng - Năm B

Khi suy niệm mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta thường nghĩ tới biến cố Chúa sinh ra ở Bêlem. Thật ra mầu nhiệm này đã bắt đầu từ sau tiếng Xin Vâng của Ðức Maria ở Nadarét. Sau tiếng Xin Vâng ấy, Ngôi Lời đã thành một thai nhi, lớn lên trong lòng mẹ như hàng tỉ con người khác, cần chín tháng mới có thể cất tiếng khóc chào đời. Ngôi Lời không lẫm liệt từ trời bước xuống. Ngài muốn là người trăm phần trăm, nên Ngài cần một người mẹ.

"Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Bài suy niệm Lễ Giáng Sinh của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Bài suy niệm Lễ Giáng Sinh của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Thánh Gioan tác giả Tin Mừng đã “gây sốc” cho cả thế giới, khi ông khẳng định: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Đây là một mầu nhiệm mà lý trí con người không thể suy thấu. Làm sao mà Con Thiên Chúa, vốn linh thiêng cao cả, lại làm người như chúng ta. Đây đã từng là đề tài tranh cãi căng thẳng giữa các nhà thần học của bốn thế kỷ đầu. Người ta tìm cách dung hoà và đưa ra nhiều giả thuyết, và cuối cùng, Giáo Hội đã tuyên tín: Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật.

Thứ Bảy Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Thứ Bảy Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

“Đứa trẻ này rồi sẽ ra sao?” (c. 66). Làm sao biết tương lai của đứa trẻ mới được tám ngày tuổi. Nhưng qua những biến cố lạ lùng xảy ra: ông bà sinh con trong lúc tuổi già, ông bị câm rồi lại được khỏi, ông bà cùng nhất trí về tên của đứa con dù không trao đổi trước, người ta nhận ra bàn tay Chúa ở với em (c. 66). Em đúng là Gioan, tiếng Híp-ri nghĩa là Thiên-Chúa-tặng-ban, bởi em là quà tặng cho gia đình, dân tộc và cho cả nhân loại.

Thứ Sáu Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Thứ Sáu Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Bài ca ngợi khen Đức Chúa bật ra trên môi Maria sau khi bà Êlisabét cất tiếng ca ngợi Mẹ. Êlisabét ca ngợi Maria là người được chúc phúc hơn mọi phụ nữ vì Mẹ đang cưu mang trong dạ Đấng Cứu Tinh. Bà còn ca ngợi Maria có phúc vì đã dám tin vào lời Chúa phán, và dám liều để cho lời ấy dẫn dắt đời mình. Nhờ được tràn đầy Thánh Thần, Êlisabét mới biết được Tin Vui mà Maria tưởng rằng đó là bí mật chỉ riêng mình biết. Khi đứng trước bà chị cao niên đang mang thai.

Thứ Năm Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Thứ Năm Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Trong những ngày cuối cùng của mùa Vọng, Hội Thánh mời gọi chúng ta suy niệm về cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ: Chị Maria và bà Êlisabét, giữa hai thai nhi: Ðức Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Một cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui. Niềm vui của chị Maria với bước chân vội vã băng qua những vùng đồi núi trập trùng xứ Giuđê. Chị không đi một mình trên đường xa, vì chị tin có một mầm sống đang lớn lên trong chị.

"Thời đã đến" (Bài suy niệm Tin mừng Chúa nhật 4 Mùa Vọng năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Thời đã đến" (Bài suy niệm Tin mừng Chúa nhật 4 Mùa Vọng năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Chúng ta đang tiến dần tới lễ Giáng Sinh. Lời Chúa của Chúa nhật thứ bốn Mùa Vọng muốn khẳng định với chúng ta: những gì được loan báo trong Cựu ước, nay sắp được thành toàn. Thời đã đến! Thiên Chúa đã thực hiện những kỳ công. Ngài trung thành với lời hứa từ ngàn xưa, là ban Đấng Thiên sai cứu độ trần gian.

Thứ Tư Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Thứ Tư Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Cách nay gần chín tháng, chúng ta đã nghe đọc bài Tin Mừng này vào lễ sứ thần Gabrien Truyền Tin cho Đức Mẹ. Hôm nay chúng ta nghe đọc lại bài này trong bầu khí rộn ràng của những ngày gần đại lễ Giáng Sinh. Các sách Tin Mừng không nói nhiều về thời gian Đức Mẹ mang thai. Luca chỉ nói về chuyện Mẹ đi thăm bà chị họ hiếm muộn (Lc 1, 39-45). Còn Mátthêu nói về chuyện thánh Giuse nằm mộng và được sứ thần mời đón nhận Maria làm vợ và thai nhi Giêsu làm con của mình (Mt 1, 18-24).

Thứ Ba Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Thứ Ba Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Chính khi ta thất vọng, thì Chúa đến loan báo Tin Vui (c. 19). Tư tế Dacaria may mắn trúng thăm, nên ông được vào Nơi Thánh để lau hương án và dâng hương mới. Tại nơi thâm nghiêm này, khi ông lo việc tế tự, ông được sứ thần Chúa báo tin về đứa con sắp chào đời của mình. Gioan, nghĩa là Đức-Chúa-thi-ân, sẽ là món quà ông được tặng. Nhưng Gioan sẽ còn là món quà cho nhiều người Ítraen, vì Gioan có sứ mạng giải hòa dân tộc ông với nhau và với Chúa.

Thứ Hai Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Thứ Hai Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Thiên Chúa bất ngờ và mãi mãi bất ngờ. Ngài muốn cứu độ nhân loại bằng cách sai Con Một làm người. Cách trở thành người của Con Thiên Chúa vừa bình thường, lại vừa tuyệt đối khác thường. Bình thường vì Ngài được một phụ nữ sinh ra (x. Gl 4, 4). Khác thường vì Ngài được sinh ra không do một người cha ruột, nhưng do quyền năng của Thánh Thần (cc. 18. 20). Đây là niềm tin ngay từ thuở ban đầu của các Kitô hữu.

Chúa Nhật Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Chúa Nhật Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Gioan đã đưa ra ba câu trả lời phủ định: “Tôi không phải là Ðức Kitô” – “Không phải” – "Không”. Những tiếng không dứt khoát và trung thực. Ông không nhận những danh hiệu người ta nghĩ về ông. Ông chẳng phải là một Êlia tái giáng hay một vị Ngôn Sứ phi thường như Môsê. Gioan chỉ sợ người ta đánh giá quá cao về mình khiến Ðấng ông giới thiệu bị che khuất. Lần thứ hai được hỏi: Ông là ai? Gioan đã định nghĩa mình là một tiếng hô trong hoang địa, là lời mời gọi con người sửa đường cho Ðức Kitô.

Thứ Bảy Tuần 2 Mùa Vọng - Năm B

Thứ Bảy Tuần 2 Mùa Vọng - Năm B

Êlia phải quyền thế hơn nhiều, Mêsia thì không hề nếm mùi thất bại. Để đón lấy một Êlia như Gioan, đón lấy một Mêsia như Giêsu, phải bỏ những định kiến khô cứng, vì Chúa đi đường chẳng ai ngờ. Thế giới hôm nay vẫn cần những ngôn sứ như Gioan, làm chứng bằng lời giới thiệu và bằng đời sống. Lời giới thiệu hấp dẫn nhờ đời sống thanh liêm. Đời sống thu hút nhờ lời giới thiệu soi sáng.

Thứ Sáu Tuần 2 Mùa Vọng - Năm B

Thứ Sáu Tuần 2 Mùa Vọng - Năm B

Thế hệ của Đức Giêsu cũng có nét tương tự như lũ trẻ. Khi Gioan Tẩy giả đến mời gọi họ sám hối ăn năn, sự khổ hạnh của vị ngôn sứ này đã khiến họ từ khước (Lc 7, 30). Đơn giản vì họ không thích khóc than hay hoán cải. Lối sống của Gioan phù hợp với lời ông giảng về Nước Trời gần đến. Nhưng lối sống khác thường ấy lại bị xem là một triệu chứng tâm thần.
Người ta đã coi ông là bị quỷ ám (c. 18), nên cuối cùng đã không tin ông (Mt 21, 32).


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 209
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 205
 
  •   Hôm nay 1,828
  •   Tháng hiện tại 258,217
  •   Tổng lượt truy cập 81,566,193