Ngày 03/06: thánh Carôlô Lwanga và các bạn, tử đạo

Thứ sáu - 03/06/2022 09:27      Số lượt xem: 501

Các ngài đã phải chịu nhiều hình phạt như bị ném đá, bị voi dày, bị đòn vọt, phải mang gông cùm, xiềng xích. Dầu phải chịu như thế nhưng các ngài đã không chùn bước. Các Ngài đã cảm nghiệm được cách sâu xa lời của Chúa: “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác, ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá”( 1Co 2, 2 ).

04062020 111624

Ngày 3 tháng 6
THÁNH CARÔLÔ LWANGA CÁC BẠN TỬ ĐẠO
(1885 - 1887)

 
I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Chúng ta không có được những tài liệu lịch sử rõ ràng về cuộc đời của thánh Carôlô Lwanga cũng như các bạn của ngài được Giáo hội mừng kính hôm nay. Dầu sao chúng ta cũng có được một ít tài liệu về cái chết của Ngài cùng với hai mươi mốt người bạn của Ngài

Theo tài liệu thì hôm đó tại pháp trường nơi các ngài bị hành quyết, thánh Carôlô Lwanga luôn khích lệ, động viên các bạn kiên cường, tuyên xưng danh Chúa dẫu có phải hy sinh tới cả mạng sống cuối cùng của mình. Tài liệu cũng cho chúng ta biết các ngài thuộc mọi lứa tuổi: có vị mới lên 5 tuổi, thánh Matthias; thánh Kitô mới có 13 và các vị khác lớn hơn một chút từ 16 tới 24 tuổi đời. Các Ngài đã hy sinh thí mạng sống của mình, đã đi con đường đức tin, con đường thập giá, con đường tình yêu như Thầy chí thánh Giêsu. Các ngài đã phải chịu nhiều hình phạt như bị ném đá, bị voi dày, bị đòn vọt, phải mang gông cùm, xiềng xích. Dầu phải chịu như thế nhưng các ngài đã không chùn bước. Các Ngài đã cảm nghiệm được cách sâu xa lời của Chúa: “Tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác, ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá”( 1Co 2, 2 ). Đặc biệt trong số hai mươi hai thánh tử đạo Ouganda hôm đó có bốn vị chưa được chịu phép rửa tội. Thánh Carôlô đã động viên, dạy dỗ và rửa tội cho họ trước khi các Ngài được phúc tử đạo.

II. BÀI HỌC

Cũng giống như nhiều Giáo Hội khác, lúc khởi đầu thường gặp nhiều bách hại, nhiều khi tới mức độ tàn nhẫn. Chúng ta có thể coi đây là mẫu số chung của các Giáo hội. Giáo Hội tại Ouganđa không phải là một ngoại lệ.

Trong một buổi triều yết chung, Đức Giáo Hoàng Piô IX hỏi một chủng sinh đứng gần:

- Giáo Hội có mấy dấu chỉ?

- Tâu Đức Thánh Cha, Giáo Hội có bốn dấu chỉ: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

Đức Thánh Cha hỏi tiếp:

- Giáo Hội còn có dấu chỉ nào nữa không?

Không ai trả lời được câu hỏi đó, Đức Thánh Cha liền trả lời:

- Dấu chỉ thứ năm của Giáo-Hội là bị bắt bớ. Các con hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu phán: “Như người ta đã bắt bớ Thầy, người ta cũng bắt bớ các con. Các con sẽ bị người ta ghét bỏ vì Danh Thầy”.

Lời nhận xét của Đức Thánh Cha Piô X thật đáng cho mọi người suy nghĩ.

Đức Cha Fulton Sheen, một diễn giả nổi tiếng trên các đài truyền thanh và truyền hình Hoa Kỳ trước đây đã tưởng tượng ra một cuộc gặp gỡ như sau:

“Tôi ra khỏi nhà để hưởng chút ánh sáng mặt trời, tôi gặp một người đang quằn quại trên thập giá, tôi dừng lại và đề nghị:

- Xin cho phép tôi được giúp ông xuống khỏi Thập Giá.

Nhưng người ấy trả lời:

- Hãy để cho tôi yên, hãy để nguyên những cái đinh trong lòng bàn tay và bàn chân của tôi. Hãy để nguyên những gai nhọn trên đầu và lưỡi dòng trong trái tim tôi. Tôi không tự mình xuống khỏi Thập giá, bao lâu những người anh em tản mác khắp nơi của tôi chưa hợp nhất với nhau.

Tôi liền hỏi người ấy:

- Ông muốn tôi làm gì cho ông?

Người ấy trả lời:

- Hãy đi khắp thế giới, và bắt gặp bất cứ ai hay nói với họ rằng: “Có một người đã chịu đóng đinh Thập giá”

Đây cũng chính là lời loan báo mà Giáo Hội không ngừng nói với con người qua mọi thời đại. Giáo Hội không chỉ nói bằng lời rao truyền, mà còn bằng chính chứng từ đẫm máu của mình nữa. Thật vậy, ở đâu có người tín hữu, ở đó Thập giá được dựng lên; ở đâu có người tín hữu, ở đó có bách hại. Lịch sử Giáo Hội được viết bằng máu: từ máu của Stêphanô - Vị tử đạo tiên khởi đến máu của biết bao tín hữu ngày nay đang phải chịu đủ thứ bách hại và thử thách trên khắp thế giới.

Nhưng Tại Sao Giáo Hội Bị Bách Hại? Vì Giáo hội chính là một nối dài của chính Chúa Kitô. Chúa Kitô đã bị treo trên thập giá, Giáo Hội cũng không thoát khỏi số phận ấy. Chúa Kitô đã bị treo trên thập giá bởi vì người ta đã không hiểu được Ngài là ai; ngày nay Giáo hội cũng phải bị treo lên, bao lâu còn có những người chưa hiểu được Giáo Hội.

Giáo Hội là một mầu nhiệm như chính con người của Chúa Kitô. Qua suốt dòng lịch sử của mình, Giáo Hội luôn luôn là tên bị cáo lớn nhất. Mãi mãi vẫn có người xem Giáo Hội như một thứ thuốc phiện ru ngủ quần chúng, do đó cần phải loại bỏ ra khỏi xã hội. Mãi mãi vẫn có người xem Giáo Hội như là một lực lượng chính trị, một tổ chức nguy hiểm cho Nhà nước. Mãi mãi vẫn có người xem Giáo Hội như một sức mạnh cản trở đà tiến của xã hội và nhân loại. Mãi mãi vẫn có người không hiểu Giáo Hội, bởi vì Giáo Hội là một mầu nhiệm. CHúa Giêsu Thầy chí thánh của chúng ta đã từng nhắn nhủ.

Đứng trước hoàn cảnh như thế, chúng ta phải có thái độ nào? Thất vọng hay tin tưởng. Câu trả lời là phải tin tưởng. Có lẽ chúng ta không còn có thể có thái độ nào khác. Chúa Giêsu Thầy chí thánh của chúng ta khi đứng trước sự dao động của các tông đồ trước Màu nhiệm Thập giá đã phải an ủi các Ngài: Hãy can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian” (Ga Ga 16,33)

Saladin, Vua Hồi Giáo gởi giấy cho Đức Giáo Hoàng: “Ta sẽ lấy Đền thờ Phêrô làm Đền thờ Mohamét!”. Đức Giáo Hoàng trả lời: “Thuyền Thánh Phêrô có thể có lúc lắc nhưng nhất định không chìm” (Fluctuat nec mergitur).

Câu nói thời danh này đã đi vào lịch sử.

Suốt đời Luther, đã dùng mọi phương thế để lặng nhục và đánh đổ Hội thánh, nhưng ông ta không đạt được mong ước. Trên giường bệnh, ông còn xin cục phấn và gắng gượng viết lên vách câu này: “Lúc sinh thời, ta là thứ dịch tễ cho mi thì khi chết, ta sẽ chôn vùi mi theo”.

Nối chí ấy có ông Voltaire ở thế kỷ XVIII. Thông minh, nhưng nham hiểm, ông đã viết bao nhiêu sách và đã diễn thuyết bao nhiêu bài cổ động, hô hào tiêu diệt Hội thánh Công Giáo. Ông công khai tuyên bố rằng chỉ 20 năm nữa thôi, Hội thánh Công Giáo sẽ đi đời. Thế nhưng, câu đoán đó của ông đã trật lất!
Khi làm chủ tướng nước Đức, Bismarck (1815-1898) một tay anh hùng đầy thế lực quyết định đánh đổ Hội thánh trong chiến dịch văn hóa của ông (Kulturkampf).

Để củng cố đức tin cho các tín hữu và khởi động lòng trông cậy vào Chúa, có người đã dán lên mấy cửa hiệu một mẫu truyền đơn bằng tranh như sau: Trên một tờ giấy lớn vẽ một núi đá to, sóng biển liên tục tấn công tới tấp, lại có một đám đông người tí hon, ăn mặc như Bismarck đang hợp lực với sóng gió để xô đổ núi. Nhưng chính phía bên kia có một tên quỷ, đứng khinh bỉ nhìn bọn người tí hon kia, lên tiếng: “Đã hơn 2000 năm, tao đã dùng lửa hỏa ngục nỗ lực làm đổ mà tảng đá đó không hề nao núng chi, sá gì lũ tí hon tụi bay”.

Năm 1903 Jaurès (1859-1914), nhà hùng biện người Pháp thấy Hội thánh phải đương đầu với nhiều khó khăn, cùng lúc nhiều nước có đạo bỏ rơi, ông vui mừng reo lên: “Sóng đưa thuyền Phêrô vào bờ, bây giờ nước rút, thuyền mắc cạn, nằm trơ trên bãi cát”.

Nhưng sự thực nước rút rồi thì nước lại lên, và thuyền Phêrô lại tiếp tục ra khơi!

 
Lm. Giuse Đinh Tất Quý

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 173
  •   Máy chủ tìm kiếm 22
  •   Khách viếng thăm 151
 
  •   Hôm nay 16,634
  •   Tháng hiện tại 1,048,642
  •   Tổng lượt truy cập 79,797,326