cn5

Chúa Nhật V Phục Sinh - Năm B  

Ðoạn Tin Mừng mời ta nhìn lại sự cằn cỗi của mình, của Hội Thánh, của cả thế giới. Ðức Giêsu phục sinh như cây nho, các Kitô hữu là cành. Cây và cành có cùng một sự sống, cùng một dòng nhựa. Sự sống từ cây, làm cho cành sinh trái. Cụm từ ‘sinh hoa trái’ được nhắc đến 6 lần. Cụm từ ‘ở lại trong Thầy’ được nhắc đến 5 lần. Không ở lại trong Thầy thì không thể sinh hoa trái. Cứ nhìn hoa trái thì biết mức độ gắn bó của cành. Có cành chỉ giả vờ gắn liền với cây nên không có trái. Có cành đã sinh trái, nhưng cần sinh trái hơn (c.2), sinh trái nhiều (c.8), sinh trái bền vững (c.16). Chúng ta vẫn chưa sinh trái như lòng Chúa mong vì chúng ta không chịu để Ngài cắt tỉa.

75

Thứ Bảy Tuần IV Phục Sinh - Năm B  

“Ai tin vào Thầy, người đó sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm được những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (c. 12). Chúng ta vẫn ở trong mùa Phục sinh, mùa của sự sống chiến thắng. Đức Giêsu đã về với Chúa Cha và được vào trong vinh quang. Khi tin vào Ngài, khi gắn bó với một Đấng phục sinh quyền năng như thế, chúng ta có thể làm được những điều như Ngài đã làm: trừ quỷ, chữa bệnh, hoàn sinh kẻ chết (Mc, 16, 17-18; Cv 9, 34.40). Và như Đức Giêsu, điều vĩ đại mà chúng ta có thể làm cho thế giới hôm nay là yêu thương, yêu như Thầy đã yêu, yêu đến hiến mạng.

65

Thứ Sáu Tuần IV Phục Sinh - Năm B

Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Đức Giêsu nói: “Chính Tôi là Đường” (c. 6). Phải chăng vì thế Kitô giáo được sách Công vụ gọi là Đường của Chúa, và các Kitô hữu đầu tiên được gọi là những người thuộc về Đường? Đối với Kitô hữu, theo đạo chính là theo một Con Đường. Con Đường ấy không phải chỉ là một số lễ nghi hay giáo lý phải giữ, cũng không phải là những minh triết khôn ngoan phải theo. Con Đường ấy hiện thân nơi một con người.Theo đạo chính là theo Con Đường mang tên Giêsu,

maco

Thứ Năm Tuần IV Phục Sinh - Năm B

Hôm nay Giáo Hội mừng lễ thánh Marcô, tác giả sách Tin Mừng. Ngài thường được coi là người viết cuốn sách Tin Mừng đầu tiên. Ngài đã thu tập những tài liệu có trước, rồi sắp xếp lại thành một câu chuyện. Marcô muốn kể một câu chuyện lý thú về Đức Giêsu. Dù khả năng viết tiếng Hy lạp của ngài không thuộc loại giỏi, nhưng bù lại, ngài là một nhà kể chuyện có tài. Ngài cho chúng ta một khuôn mặt Đức Giêsu rất sống động và rất người.

44

Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh - Năm B

Đức Giêsu có tự do không, khi trong bài Tin Mừng Ngài khẳng định: “Không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, phải tuyên bố gì” (c. 49)? “Những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi” (c.50). Ngài có tự do không, khi Ngài cũng chẳng tự mình làm bất cứ điều gì? “Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi, Người không để tôi cô độc, vì tôi luôn làm những điều đẹp ý Người” (Ga 8, 29).

34

Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh - Năm B

Làm chiên trong đàn chiên của Đức Giêsu không có nghĩa là được hưởng một sự êm ả dễ chịu. Được ở trong ràn chiên của Chúa, không có nghĩa là được yên ổn, chẳng bị ai quấy phá. Đức Giêsu đã nói đến chuyện kẻ trộm, kẻ cướp, leo tường mà vào (c.10). Chúng đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy đàn chiên (c. 10). Khi được dẫn đi ăn nơi đồng cỏ, chiên còn phải đối đầu với sói dữ. “Sói cướp lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (c. 12). Đức Giêsu khẳng định mình không phải là người làm thuê, nên khi sói đến, Ngài không bỏ chiên mà chạy.

24

Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh - Năm B

Mục tử và đàn chiên trên đồng cỏ là một hình ảnh quen thuộc đối với người Palestin. Giữa người và chiên có một mối tương quan mật thiết. Ở đây Ðức Giêsu tự ví mình như người mục tử. Mục tử nhân lành khác với người chăn thuê, vì dám hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên, chứ không bỏ chiên mà chạy khi gặp sói dữ. Hội Thánh là đoàn chiên của Ðức Giêsu Kitô. Giữa Ngài và từng con chiên, có mối dây gắn bó. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Cha biết tôi và tôi biết Cha.

chua chien lanh

Chúa Nhật IV Phục Sinh - Năm B

Trong bài Tin Mừng hôm nay, hai lần Đức Giêsu ví mình với người mục tử tốt (Ga 10,11.14). Năm lần Ngài nhắc lại nét đặc trưng của người mục tử: đó là hy sinh mạng sống cho đàn chiên (Ga 10,11.15.17.18). Ai cũng quý mạng sống mình hơn nhiều thứ khác. Đức Giêsu khẳng định: chỉ ai yêu bằng tình yêu lớn nhất mới dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu (Ga 15,13). Như thế mục tử tốt là người coi chiên như bạn, và yêu chiên bằng một tình yêu lớn lao. Đàn chiên “thuộc về” người mục tử, là một với người ấy, nên người mục tử dám sống chết với đàn chiên.

73

Thứ Bảy Tuần III Phục Sinh - Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay (cc. 60-69) đi theo ngay sau các câu 35-50, vì các câu 51-59 có lẽ được viết muộn hơn và thêm vào sau này. Đức Giêsu coi mình là bánh thật từ trời xuống (cc. 33. 50). Ai tin vào Ngài sẽ được sống muôn đời (cc 40. 47). Những lời giảng của Đức Giêsu đã gây vấp phạm, khó nghe, gai chướng, khiến nhiều môn đệ xầm xì, không tin, rút lui và không đi theo Ngài nữa. Chỉ có nhóm Mười Hai ở lại, nhưng cũng không trọn vẹn. Giáo huấn của Đức Giêsu vẫn luôn gây sốc cho con người mọi thời.

Ga 6 53 60 thu sau tuan 3 phuc sinh

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh - Năm B

Tin Mừng theo thánh Gioan không viết về việc Chúa lập bí tích Thánh Thể, nhưng lại giải thích cách sâu xa cho chúng ta về ý nghĩa của bí tích ấy đặc biệt trong bài Tin Mừng hôm nay. Câu 51 là một bước chuyển quan trọng trong bài giảng của Đức Giêsu về Bánh hằng sống ở chương 6: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” Lần đầu tiên thịt được nhắc đến trong bài giảng này. Thịt của Đức Giêsu chính là bánh từ trời được ban cho thế gian.

ga 6 44 51

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh - Năm B

Cuộc sống người Kitô hữu là cuộc sống giữa những lôi kéo, giằng co, giữa chính và tà, giữa thiện và ác, giữa Thiên Chúa và Xatan. Tâm hồn con người là hiện trường của những cuộc giao đấu không ngơi nghỉ. Hãy để cho Cha lôi kéo bằng cách nghe và đón nhận giáo huấn của Cha. Lời dạy dỗ của Cha có khi chỉ nghe được trong thầm lặng. Lời ấy đưa ta đến với Giêsu, Đấng duy nhất thấy Cha, biết Cha (c. 46). Hãy tin vào Giêsu để được Sự Sống vĩnh cửu (cc. 44. 47). Hãy ăn Tấm Bánh Giêsu để được Sự Sống ngay từ đời này (c. 51).

43

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh - Năm B

Thiên Chúa Cha muốn gửi gắm chúng ta cho Chúa Giêsu lo liệu. “Tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (c. 39). Hãy đến với Chúa Giêsu để nhận được sự bảo vệ của Thiên Chúa. Hãy tin vào Ngài và cùng với Ngài đi trên con đường gập ghềnh, bạn sẽ đến được quê hương vĩnh cửu đang chờ đợi bạn.

THU 3

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh - Năm B

Đến với và tin vào Đức Giêsu ta sẽ tìm được thức ăn tinh thần. Lời dạy dỗ của Ngài là bánh từ trời đích thực, vượt hẳn manna xưa. “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8, 3). Đức Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa, nên lời của Ngài sẽ là bánh đem lại sự sống cho bất cứ ai tin. Tạ ơn Cha đã nuôi chúng ta bằng Tấm Bánh Giêsu, Bánh từ trời xuống.


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 203
  •   Máy chủ tìm kiếm 6
  •   Khách viếng thăm 197
 
  •   Hôm nay 45,956
  •   Tháng hiện tại 1,176,318
  •   Tổng lượt truy cập 81,109,218