Dư âm đích thực

Thứ sáu - 13/10/2023 10:36      Số lượt xem: 1049

Hai từ “dư âm” thoáng nghe qua làm ta liên tưởng tới ảnh hưởng của một sự kiện, sự việc đã qua, như một hoài niệm nào đó còn đọng trong ký ức, tựa như khi người ta hát : “Mùa No-en đó chúng ta quen bên giáo đường… mùa No-en qua chúng ta chia tay giã từ… rồi No-en qua như mộng ước đã xa rồi…” Những hình ảnh, âm thanh gợi nhớ lại quá khứ ấy vang vọng như một dư âm… vang lên rồi dường như lại tan đi nhanh chóng. Đó không phải là cái dư âm, âm hưởng, tiếng vang của những ngày đầu tháng mười vừa qua, khi các thầy mãn trường, anh em phó tế và linh mục đoàn Giáo phận Hải Phòng đã trải nghiệm trong tuần tĩnh tâm.

1

Dư âm đích thực

1. Hai từ “dư âm” thoáng nghe qua làm ta liên tưởng tới ảnh hưởng của một sự kiện, sự việc đã qua, như một hoài niệm nào đó còn đọng trong ký ức, tựa như khi người ta hát : “Mùa No-en đó chúng ta quen bên giáo đường… mùa No-en qua chúng ta chia tay giã từ… rồi No-en qua như mộng ước đã xa rồi…” Những hình ảnh, âm thanh gợi nhớ lại quá khứ ấy vang vọng như một dư âm… vang lên rồi dường như lại tan đi nhanh chóng. Đó không phải là cái dư âm, âm hưởng, tiếng vang của những ngày đầu tháng mười vừa qua, khi các thầy mãn trường, anh em phó tế và linh mục đoàn Giáo phận Hải Phòng đã trải nghiệm trong tuần tĩnh tâm.

Tại sao ? Thưa, vì đó là cơ hội thuận tiện mời gọi mỗi thành phần tham dự làm mới lại, “hiện tại hóa” hồng ân sứ vụ đã được lãnh nhận cho hiện tại và tương lai. “Yêu lại”. Tập “yêu lại” Chúa, “yêu lại”, “yêu lại” sứ vụ đã được lãnh nhận, “yêu lại” tha nhân cũng như chính bản thân mình… luôn là hiện tại.

2. Vâng, trải qua một tuần vắn vỏi, các thầy mãn trường, anh em phó tế và linh mục đoàn Giáo phận Hải Phòng, được xum họp lại quanh vị chủ chăn của mình tại Trung tâm mục vụ Giáo phận, với sự hướng dẫn của Đức Cha giảng phòng Giu-se Đỗ Quang Khang, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, đã có một khoảng thời gian, không gian lý tưởng, để sống cùng và đi vào tương quan mật thiết với Thiên Chúa, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, qua Chúa Giê-su, Vị Mục Tử Nhân Lành, hầu có thể kín múc từ nơi Ngài nguồn ân sủng, là sức sống thiêng liêng cần thiết cho năm mục vụ sắp tới 2024.

“Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho… anh em là cành nho.” (x. Ga 15,1-17) Như cành nho gắn với thân thế nào để có thể sống và đơm hoa kết trái, thì người môn đệ của Chúa Giê-su cũng cần gắn kết, ở lại trong Người như vậy, “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5); vì “ơn của Thầy đã đủ cho anh” (2Cr 12,9), Đức Giê-su đã nói với vị Tông Đồ dân ngoại.

“Ơn của Thầy đã đủ cho anh”. Việc ở lại trong Thầy, như cành nho và cây nho, là sự sống còn của người môn đệ. Điều này không chỉ đúng cho hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ, mà cho mọi ki-tô hữu. “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5).
3. Hình ảnh cây và cành nho, dù không hẳn quen thuộc với môi trường ta đang sống, nó cũng giúp ta liên tưởng đến những cây khác quen thuộc, như cây cam, cây bưởi, cây nhãn chẳng hạn. Trên một cây, trong khi có những cành sai trĩu quả, quả đẹp, thơm ngon, bên cạnh đó lại có những cành lá xanh um mà không cho trái nào, hoặc rất ít. Không chỉ có vậy, quả của những cành ấy lại xấu và kém chất lượng. Để có những cây quýt, cây bưởi đẹp, sai trĩu quả mọng trưng cho những ngày Tết đến xuân về, thì những cây ấy cũng phải chịu bao nhiêu sự cắt tỉa, uốn nắn.

Người môn đệ, như cành nho cũng như thế, cần được chủ vườn nho cắt tỉa. Thời gian tĩnh tâm cũng nhằm mục đích ấy. Người môn đệ cần được cắt tỉa những gì vướng bận, níu kéo, làm cho cuộc đời và sứ vụ dù bề ngoài luôn xanh tốt, nhưng lại kém sinh hoa đơm trái, thậm chí là không. Đây là điều mà Đức Cha Giu-se đã nhấn mạnh và nhắc lại luôn trong những ngày tĩnh tâm.

4. Mặc dù tuần tĩnh tâm đã trôi qua, nhưng chiều kích thiêng liêng thì không thể để trôi qua một cách dễ dàng như dư âm của một sự kiện trong quá khứ. Ý thức được điều ấy là ý thức rằng mình chỉ là cành nho, chứ không phải cây nho, vì thế luôn cần được gắn liền với cây. Đây là điều kiện tiên quyết để người môn đệ chấp nhận thân phận, vị trí phụ thuộc của mình là cành nho, không chỉ với Thầy Giê-su là cây nho thật, nhưng còn với cây nho Giáo hội, là Thân Thể Mầu Nhiệm của Thầy, để tham gia tích cực vào sứ mạng đã được giao phó hầu mang lại hoa trái dồi dào. Đó chính là sự hiệp thông sứ vụ.

    Đức cha Giu-se đã nhiều lần nhấn mạnh tới tâm thức ấy, mà người môn đệ cần có, để tránh sự chọn lựa mang tính quy ngã, “tôi muốn” hay “tôi không muốn”. Tham gia nơi người môn đệ là vì được mời gọi, được thôi thúc bởi tình yêu đã được đong đầy, đạt đến đỉnh điểm trọn hảo. Như thế, tham gia không còn là một bổn phận bắt buộc, chủ quan, “quy ngã”, nhưng là một chọn lựa tự do, do sự thúc đẩy của tình yêu đích thực, dựa trên lời mời gọi của Chúa qua/trong Giáo hội. “Tình yêu Đức Ki-tô thúc bách tôi” (2Cr 5,14). Chỉ khi mỗi môn đệ của Thầy Giê-su mang trong mình tâm thức ấy, thì mới có một Giáo hội hiệp hành đích thực.

Người môn đệ như vậy sẽ ý thức rõ nét, điều mà Thầy Giê-su đã nói với Phê-rô : “Hãy chăm sóc… hãy chăn dắt chiên của Thầy”. Chiên của Thầy chứ không phải của anh (x. Ga 21,15-19). Dù là chiên của Thầy, nhưng điều tuyệt vời và lớn lao hệ tại ở điểm này : Ta không phải là người chăn thuê, mà là người được mời gọi cộng tác, tham gia vào, tiếp tục, sứ vụ của Thầy. Nên không thể làm gì ngoài ý của chính Thầy. Vì vậy phải ở luôn ở lại trong Thầy, vì chỉ có ơn của Thầy mới đủ cho anh (x. 2Cr 12,9).

5. “Ơn của Thầy đã đủ cho anh”, lời Chúa hứa với Phao-lô là niềm khích lệ, ủi an, là chỗ dựa vững vàng, là sức mạnh đỡ nâng cho mỗi chúng ta hôm nay, những người được tuyển chọn giữa lòng Dân Thánh, lướt thắng mọi thử thách gian truân, trung tín mãi đến cùng trong niềm tín thác cậy trông nơi Ngài, để đời ta mang lại hoa trái dồi dào cho Nước Chúa vì :

- Chỉ khi hút nhựa sống từ cây nho thì mỗi cành nho mới sống và đơm hoa kết trái dồi dào.

- Chỉ có ơn Chúa thì đời sống và sứ vụ mỗi thành phần Dân Chúa mới gánh chịu nổi, vượt qua sóng gió, thăng trầm của cuộc sống và sinh hoa trái.

Hải Phòng, ngày 12/10/2023
Bồ Công Anh
 

 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 273
  •   Máy chủ tìm kiếm 7
  •   Khách viếng thăm 266
 
  •   Hôm nay 6,195
  •   Tháng hiện tại 1,250,204
  •   Tổng lượt truy cập 81,183,104