Thứ Tư Tuần XX Thường Niên - Năm A

Thứ Tư Tuần XX Thường Niên - Năm A

Sau khi anh thanh niên giàu có từ chối lời mời của Đức Giêsu ông Phêrô đã đại diện anh em hỏi Thầy: “Chúng con đã bỏ mọi sự và theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” Thầy Giêsu đã đáp lại bằng một câu trả lời khá dài. Họ sẽ được xét xử các chi tộc Ítraen, được gấp trăm về mọi sự, và nhất là được hưởng sự sống đời đời (Mt 19, 27-30). Như thế ở đây Nước Trời được coi như một phần thưởng, một sự trả công Chúa dành cho những ai dám từ bỏ hy sinh.

Thứ Ba Tuần XX Thường Niên - Năm A

Thứ Ba Tuần XX Thường Niên - Năm A

Thầy Giêsu dùng một hình ảnh ngoa dụ, cường điệu, để diễn tả việc người giàu khó vào Nước Trời, khó hơn con lạc đà rất to chui qua lỗ kim rất nhỏ. Dĩ nhiên lạc đà thì chẳng thể nào chui qua lỗ kim được, nhưng người giàu thì vẫn có thể được vào Nước Trời, dù rất khó khăn, “vì đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được” (c. 26).

Thứ Hai Tuần XX Thường Niên - Năm A

Thứ Hai Tuần XX Thường Niên - Năm A

Bài Tin Mừng hôm nay gồm sáu câu đối thoại qua lại giữa Đức Giêsu với một anh thanh niên giàu có. Hẳn anh ấy là một người có thiện chí, khi anh đến gặp Đức Giêsu
để hỏi về chuyện phải làm điều tốt nào để có sự sống đời đời (c. 16). Như thế sự sống đời đời là điều anh quan tâm, và anh thực sự muốn biết cách hành động để đạt đến sự sống ấy. Thầy Giêsu đã cho anh một câu trả lời đơn giản: hãy giữ các điều răn. Thầy đã kể cho anh sáu điều răn (cc. 18-19), bốn điều cấm làm và hai điều phải làm, tất cả đều liên quan đến tha nhân.

Chúa Nhật XX Thường Niên - Năm A

Chúa Nhật XX Thường Niên - Năm A

Bà khiêm tốn nhận mình chỉ là chó con, quanh quẩn dưới gầm bàn, còn người Do-thái là con cái trong nhà, được ngồi nơi bàn của chủ. Chó con đâu dám đòi ăn bánh của con cái, nhưng ai cấm chó con được hưởng những vụn bánh rơi từ bàn? Người phụ nữ khiêm tốn cũng chỉ dám xin vụn bánh thôi. Bà chỉ cần chút vụn bánh cho cô con gái mình yêu quý.

Thứ Bảy Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Thứ Bảy Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Cha mẹ của các em đã đưa các em đến với Đức Giêsu, để được Ngài đặt tay trên chúng và cầu nguyện (c. 13). Họ tin phúc lành đến với con cái họ qua cử chỉ ấy. Cuối cùng, Đức Giêsu đã đặt tay trên các em nhỏ và cầu nguyện, trước khi tiến về Giêrusalem để chịu khổ nạn (c. 15).

Thứ Sáu Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Thứ Sáu Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Trước câu hỏi: “Chồng có được phép ly dị vợ vì bất cứ lý do nào không?” Đức Giêsu đã kiên quyết nói không (c. 6). Ngài bênh vực các bà vợ bị áp chế. Họ không phải là một món hàng bỏ đi khi không cần hay không ưng. Lập trường của Ngài đi ngược với nền văn hóa và tôn giáo thời đó. Điều này khiến chính các môn đệ bị sốc (c. 10). Hóa ra các ông vẫn cho mình có quyền bỏ vợ khi họ muốn.

Thứ Năm Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Thứ Năm Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Có khoảng cách rất lớn giữa mười ngàn yến vàng với một trăm quan tiền. Mười ngàn yến vàng bằng một trăm triệu quan tiền. Vậy mà người vừa được tha món tiền cực lớn ấy, lại không tha được cho bạn của mình một món tiền tương đối nhỏ. Thái độ độc ác này khiến tôi nhìn lại mình và tự hỏi tại sao. Tại sao tôi không tha cho anh em tôi những điều nhỏ mọn hàng ngày, trong khi Chúa vẫn tha cho tôi những món nợ rất lớn?

"Dân ngoại' (Bài suy niệm Chúa nhật 20 thường niên- Năm A của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Dân ngoại' (Bài suy niệm Chúa nhật 20 thường niên- Năm A của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

“Dân ngoại”, đó là khái niệm người Do Thái xưa vẫn dùng để chỉ những người không thuộc dân tộc họ. Ngày nay, một số tín hữu vẫn dùng hai từ này để chỉ những người không cùng tôn giáo. Xưa cũng như nay, hai từ này đều gợi lên sự phân biệt, thậm chỉ mỉa mai và coi thường người khác. Chúa Giêsu đã đến trần gian để khẳng định: Thiên Chúa là Cha của mọi dân tộc. Những ai tin vào Chúa Giêsu, thì không còn phân biệt về dòng tộc hay ngôn ngữ, văn hoá, mà tất cả đều làm thành gia đình của Thiên Chúa. Một cách mật thiết hơn, những tín hữu Kitô làm thành một thân thể, gắn bó với nhau và luôn cảm thông chia sẻ hài hoà. Thân thể này có Chúa Giêsu là Đầu.

Thứ Tư Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Thứ Tư Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Bài Tin Mừng hôm nay phản ánh cách sửa lỗi trong cộng đoàn thánh Mátthêu. Người phạm lỗi nặng ở đây vẫn được gọi là người anh em (c. 15). Tiến trình sửa sai huynh đệ này diễn ra từ từ, từng bước một. Bước này thất bại mới chuyển qua bước kế tiếp. Bước một là cuộc gặp gỡ kín đáo giữa người sửa lỗi và người phạm lỗi. Mục đích là để giúp người phạm lỗi biết lắng nghe lời góp ý chân tình, nhận ra lỗi của mình và thay đổi cuộc sống cho phù hợp.

Thứ Ba Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Thứ Ba Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Làm lớn ở trong nhóm hay trong Giáo Hội, đó vẫn là mối bận tâm gây tranh cãi giữa các môn đệ Thầy Giêsu. Sau khi Thầy loan báo lần thứ hai về cuộc Khổ nạn (Mt 17, 22-23), các môn đệ vẫn bị hút vào câu hỏi ai là người lớn nhất (c. 1). Như một nhà sư phạm khéo léo, Thầy Giêsu đã gọi một em nhỏ lại, đặt em đứng giữa các ông, và đưa ra câu trả lời.

Thứ Hai Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Thứ Hai Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Đọc bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta không khỏi mỉm cười, khi nghĩ đến việc anh Phêrô đi ra hồ Galilê để thả câu bắt cá, một chuyện bắt cá rất bất thường, vì một mục đích cũng bất thường. Thầy Giêsu dặn anh hãy túm lấy con cá đầu tiên câu được, bắt lấy, mở miệng nó ra, thấy ngay một đồng tiền trị giá bốn quan, vừa vặn để nộp thuế Đền Thờ cho cả Thầy lẫn trò. Đây là thứ thuế mà hàng năm, theo sách Xuất hành (30, 14) những người đàn ông Do Thái trên hai mươi tuổi phải nộp để lo việc tu bổ Đền Thờ và việc tế tự trong đó.

Chúa Nhật XIX Thường Niên - Năm A

Chúa Nhật XIX Thường Niên - Năm A

Thầy Giêsu đến với họ lúc trời còn tối, nên chẳng ai nhận ra. Ngài đến với họ ngay giữa sóng gió, Ngài đạp lên sóng mà đi. Các môn đệ thấy bóng người đi trên mặt nước. Hoảng hốt và sợ hãi, họ tưởng mình thấy ma. Họ nghĩ chỉ có ma mới đi trên mặt nước được. Nhưng đây không phải là ma, đây là người Thầy của họ. “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !”

Thứ Bảy Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Thứ Bảy Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Các môn đệ hẳn bối rối và xấu hổ vì không đuổi được quỷ. Chắc họ cũng ngạc nhiên vì thấy mình thất bại trong trường hợp này, tuy họ đã thành công trong nhiều trường hợp khác (x. Lc 10, 17). Họ chờ lúc riêng tư giữa Thầy trò để hỏi lý do tại sao (c. 19). Câu trả lời của Thầy Giêsu ở đây là khá rõ ràng. “Tại anh em kém tin!” (c. 20).


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 133
  •   Máy chủ tìm kiếm 7
  •   Khách viếng thăm 126
 
  •   Hôm nay 8,144
  •   Tháng hiện tại 168,078
  •   Tổng lượt truy cập 81,476,054