SUY NIỆM Lời Chúa Hàng Ngày

“Nhiệm vụ ngôn sứ” (Bài giảng Chúa nhật 4 thường niên- năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Sứ mạng của Chúa Giêsu cũng là canh tân việc thờ phượng để hướng con người về sự tôn thờ đích thực. Với chi tiết Người trừ thần ô uế trong Hội đường, tác giả muốn nói với chúng ta, ngay trong những không gian thánh thiêng và dành riêng cho việc phụng thờ, vẫn có thể có những thế lực xấu xa, lôi kéo con người đi ngược lại với giới luật của Chúa. Chúa Giêsu cũng dạy: "Không phải những ai nói "Lạy Chúa! Lạy Chúa! đều được vào Thiên đàng, nhưng là những ai thực hiện ý của Cha tôi". Sự hiện diện của Thiên Chúa không bị giới hạn bởi đền thờ hay hội đường. Tình yêu thương của Chúa không phân biệt sắc tộc hay ngôn ngữ, nhưng ở đâu có tình bác ái huynh đệ thì ở đó có Đức Chúa Trời. Theo giáo huấn của Chúa Giêsu, lời ca tụng tôn vinh Thiên Chúa phải xuất phát từ tấm lòng chân thành và phải đi đôi với thiện chí để nên trọn lành.

Thứ Ba Tuần III Thường niên - Năm B

Các thân nhân của Đức Giêsu nghĩ Ngài bị mất trí, vì họ nghe tin Ngài và các môn đệ làm việc nhiều đến nỗi không có giờ ăn. Các kinh sư từ Giêrusalem xuống thì kết luận rằng Ngài đã thông đồng với tướng quỷ để trừ quỷ. Còn đám đông dân chúng lại ngồi nghe Ngài giảng trong nhà. Hơn ai hết, họ biết Đức Giêsu là ai.

Thứ Hai Tuần III Thường niên - Năm B

Thân nhân của Đức Giêsu đã tưởng Ngài bị mất trí (c. 21), nhưng có thể họ không nghĩ Ngài bị quỷ ám, dù trong thế giới ngày xưa, mất trí thường bị coi là do quỷ ám. Các kinh sư đến từ thủ đô Giêrusalem có thái độ quyết liệt hơn nhiều. Họ tố cáo Đức Giêsu là người bị quỷ ám, không phải quỷ thường, mà là quỷ vương Bêendêbun. Hơn nữa, họ cho rằng Ngài trừ quỷ nhờ dựa thế của quỷ vương (c. 22). Lời tố cáo trên đây của những kinh sư thật là nghiêm trọng,

Chúa Nhật Tuần III Thường niên - Năm B

Người mang tên Giêsu không phải là một vị thầy học thức cao. Ngài đơn giản chỉ là một người thợ ở làng Nadarét. Ngài đã chịu phép rửa của Gioan Tẩy giả, và đã bắt đầu đi rao giảng Tin Mừng ở vùng Galilê. Lời loan báo của Ngài thật ấn tượng, làm mọi người chú ý: Nước Thiên Chúa đã đến gần rồi, không phải chờ đợi nữa. Đây là thời cuối cùng, Thiên Chúa đến để ban ơn cứu độ. Lời loan báo cũng kèm theo một lời mời thiết tha: Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng (Mc 1,15).

Thứ Bảy Tuần II Thường Niên - Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay thật là ngắn, chỉ gồm có hai câu. Nhưng câu chuyện kể lại có thế làm chúng ta bối rối. Đức Giêsu đã gặp sự chống đối từ phía các kinh sư và người Pharisêu. Bây giờ Ngài lại gặp sự hiểu lầm từ phía những thân nhân, trong đó có thể có thân mẫu của Ngài (x. Mc 3,31). Khi Đức Giêsu và các môn đệ trờ về nhà ở Caphácnaum, đám đông lại kéo đến.

Thứ Sáu Tuần II Thường Niên - Năm B

Thông thường ở xã hội Do-thái, người môn đệ đi tầm sư học đạo. Còn Thầy Giêsu lại đi “gọi” học trò. Thầy muốn lập một nhóm học trò ruột, hết sức gần gũi với mình. Những người Thầy muốn, Thầy đã gọi họ lại. Và họ đã đáp lời mà đến với vị Thầy đang ở trên núi. Như thế sáng kiến thì bắt nguồn từ Thầy, còn đáp lại là điều con người cần thực hiện.

Thứ Năm Tuần II Thường Niên - Năm B

Những bệnh nhân tin rằng mình có thể được chữa lành nhờ chạm đến Ngài. Có những người chỉ xin chạm vào tua áo choàng của Ngài (Mc 6, 56). Họ không chờ Đức Giêsu đến với họ. Chính họ chủ động chen lấn để chạm đến Đức Giêsu. Họ không cần Ngài phải làm gì hay nói gì, họ chỉ cần chạm đến trong lòng tin là mọi bệnh tật được chữa khỏi.

Thứ Tư Tuần II Thường Niên - Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay là cao điểm của năm cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu với các kinh sư hay người Pharisêu (Mc 2, 1-3, 6). Đó là các cuộc tranh luận về quyền tha tội của Đức Giêsu, về chuyện Ngài ăn uống với người thu thuế, chuyện môn đệ không ăn chay, chuyện môn đệ bứt lúa ngày sabát, và cuối cùng là chuyện Ngài chữa bệnh.

"Thời kỳ đã mãn!" (Bài giảng Chúa nhật 3 Thường niên- Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Cách nói “thời kỳ đã mãn” thường làm chúng ta liên tưởng đến ngày tận thế, tức là ngày thế gian này sẽ bị thiêu rụi và phá huỷ hoàn toàn. Tuy vậy, xem ra ngày tận thế là một ảo ảnh, vì hai ngàn năm nay, Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người vẫn tiếp tục rao giảng về ngày tận thế, mà ngày ấy đâu có đến! Phải chăng đây chỉ là một lời hù doạ để làm người ta khiếp sợ? Nhiều người vô tín đã khẳng định: khái niệm tận thế chỉ là một chuyện hoang đường!

Thứ Ba Tuần II Thường Niên - Năm B

Các Kitô hữu gốc Do Thái của Giáo Hội sơ khai thường bị chê trách vì đã lơ là trễ nải trong việc giữ ngày sabát. Giữ ngày sabát là điều hết sức quan trọng đối với người theo Do Thái giáo Ai vi phạm ngày này có thể bị xử tử (Xh 31, 14), bị ném đá (Ds 15, 32-36). Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu hẳn đã soi sáng cho vấn đề này.

Thứ Hai Tuần II Thường Niên - Năm B

Đức Giêsu tự ví mình với chàng rể, còn môn đệ là khách dự tiệc cưới. Bầu khí trong nhóm môn đệ của ngài là bầu khí vui tươi của một lễ thành hôn bởi lẽ thời đại thiên sai đã đến rồi.
Đức Giêsu, Đấng Mêsia dân Ítraen mong đợi từ lâu, nay có mặt. Ngài là chàng rể kết duyên với cô dâu là dân tộc Ítraen của ngài. Đức Giêsu đã làm trọn điều các ngôn sứ nói trong Cựu Ước về việc Thiên Chúa lập hôn ước với dân của Người (Hs 2, 21-22; Is 62, 4-5). “Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn chay.”

Chúa Nhật Tuần II Thường Niên - Năm B

Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Đức Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên (Ga 1,35-51). Không thấy nói đến chuyện họ bỏ gia đình hay nghề nghiệp, nhưng hai môn đệ đầu tiên đã phải bỏ một điều khác. Họ đã bỏ vị thầy cũ của họ là Gioan Tẩy giả để đi theo vị thầy mới là Đức Giêsu. Con đường đến với Thầy Giêsu gồm nhiều bước. Các bước này xâu thành một chuỗi, gắn kết với nhau. Bước trước chuẩn bị cho bước sau.

Thứ Bảy Tuần I Thường Niên - Năm B

Lêvi diễn tả niềm vui của người được gọi bằng một bữa tiệc, trong đó ông mời các bạn bè đồng nghiệp đến để chia tay. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. Ngài đã vui vẻ nhận lời, đã đến nhà và ăn với họ, dù đây là điều bị cấm. Để biện minh cho thái độ này, ngài coi tội nhân như người đau ốm. Người đau thì cần thầy thuốc, cần sự lại gần để săn sóc của lương y. Họ cần chữa lành và đón nhận, chứ không cần phán xét và lên án. Đức Giêsu chính là vị lương y đến để kêu gọi người tội lỗi (c. 17).

 

VIDEO

LIÊN KẾT DANH MỤC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  •   Đang truy cập 154
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 151
 
  •   Hôm nay 15,791
  •   Tháng hiện tại 698,791
  •   Tổng lượt truy cập 82,006,767