SUY NIỆM

"Ánh sáng muôn dân" Bài suy niệm lễ Hiển Linh của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên

“Ánh sáng muôn dân”, đó là nội dung Hiến chế tín lý về Giáo Hội của Công đồng Vaticanô II, được công bố vào năm 1964. Văn kiện này được mở đầu như sau: “Chúa Kitô chính là ánh sáng muôn dân, vì vậy Thánh Công đồng tha thiết mong muốn soi dẫn mọi người bằng ánh sáng của Người, đang chiếu toả trên khuôn mặt Giáo Hội, để Tin Mừng được loan báo cho mọi loài thụ tạo”

Bài đọc Lễ Hiển Linh

Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Lời Chúa Lễ Hiển Linh (Lễ trọng)

Thứ Tư Trước Lễ Hiển Linh

Gioan đã trở nên người làm chứng trung tín. Ông vui lòng giới thiệu Ðức Giêsu cho môn đệ mình. Ông mừng khi thấy dân chúng tuốn đến với Ngài (Ga 3,26). Ông vui khi trở nên lu mờ đi để Ngài được nổi bật (Ga 3,30). Làm chứng cho Ðức Giêsu khiến ông trở nên tay trắng. Gioan đã thấy, đã biết, đã làm chứng cho Ðức Giêsu. Nếu biết là đi vào một mầu nhiệm, thì mầu nhiệm ấy cứ vẫy gọi người ta tiến sâu hơn. Càng tiến sâu, cái biết càng được thanh lọc.

Thứ Ba Trước Lễ Hiển Linh

Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy cách Gioan làm mình nhỏ lại. Khi Gioan đã nổi tiếng bởi lối sống khắc khổ và lời giảng mạnh mẽ, thì người Do Thái, người Pharisêu, sai các tư tế và các thầy Lêvi từ Giêrusalem đến với Gioan đang làm phép rửa ở bên kia sông Giođan. Họ muốn biết ông Gioan là ai.

Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa

Maria là người được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ. Chúa Con được cưu mang và lớn lên trong bụng Maria, và được Mẹ sinh ra như bao trẻ em khác. Cùng với các mục đồng, chúng ta hãy đến Bê-lem, để ngắm nhìn một bà mẹ mới sinh con. Bé sơ sinh được mẹ quấn tã và đặt trong máng cỏ. Nếu chúng ta tin em bé ấy là Thiên Chúa làm người, chúng ta sẽ quỳ xuống trước hang đá để thờ lạy một Thiên Chúa yêu thương và khiêm hạ.

5 phút mỗi ngày cho Lời Chúa (tháng 01/2024)

Kính mời Quý vị độc giả hãy dành mỗi ngày, ít là 5 phút, để lắng nghe và suy niệm Lời Chúa.

Lễ Thánh Gia Thất

Ta thường hình dung Thánh Gia như một gia đình đặc biệt, luôn đầy ắp tiếng cười, đầy ắp niềm vui, chẳng có chuyện gì trục trặc, chẳng bao giờ gợn chút sóng gió. Ta thường nghĩ vì Thánh Gia là gia đình của ba vị thánh, gần gũi với Thiên Chúa, nên dĩ nhiên là phải luôn bình an. Thật ra, nếu đọc kỹ Tin Mừng, ta sẽ có một cái nhìn khác. Đời sống của Thánh Gia khá giống với đời sống của chúng ta.

Giáo lý cho bài giảng Lễ Thánh Gia năm B

Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, Ban Biên tập WHĐ xin được trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của các lễ Chúa nhật, lễ trọng theo sự theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích trong Tập sách Hướng dẫn giảng thuyết được công bố qua Sắc lệnh ký ngày 29.06.2014.

Thứ Bảy - Ngày 6 Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh

Khi viết sách Tin Mừng, thánh Luca thích nêu bật vai trò của phụ nữ, vì trong xã hội Ítraen thời xưa, việc lãnh đạo chủ yếu do đàn ông. Luca hay đặt sóng đôi những câu chuyện về các nhân vật nam và nữ. Sau trình thuật sứ thần Gabrien truyền tin cho ông Dacaria, thì đến trình thuật sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ. Sau sự xuất hiện của ông già Simêon nói tiên tri về Hài Nhi, thì bà Anna cũng được giới thiệu minh nhiên như một nữ ngôn sứ. Làm ngôn sứ đâu phải là đặc quyền dành cho phái nam!

Chú giải Lời Chúa Lễ Thánh Gia - Năm B

Lễ Thánh Gia nhắc chúng ta nhớ đến những năm tháng Đức Giê-su sống thầm lặng trong suốt thời thơ ấu và trưởng thành dưới mái ấm gia đình Na-da-rét, mẫu gương của mọi gia đình.

Sợi chỉ đỏ Lễ Thánh Gia - Năm B

Chủ đề: Gia đình gương mẫu

Thứ Sáu - Ngày 5 Tuần Bát Nhật Giáng Sinh

Người phụ nữ sau khi sinh con, bị coi là nhơ uế (Lv 12, 2-8), phải ở nhà, không được đụng đến vật thánh hay vào Đền thờ. Bốn mươi ngày sau khi sinh con trai, bà cần làm lễ thanh tẩy. Bà phải dâng cho Đền thờ một con chiên một tuổi làm lễ toàn thiêu, và một con chim gáy hay bồ câu để làm lễ tạ tội. Nếu nghèo, bà chỉ cần dâng một cặp bồ câu non hay chim gáy là đủ.

"Nơi trú ẩn bình yên" (Bài suy niệm lời Chúa lễ Thánh Gia của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Một tác giả đã viết: “Người ta có nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để về, đó là gia đình”. Quả vậy, con người lớn lên tung cánh vào đời, giống như chim phượng hoàng cất cánh bay xa. Bầu trời phía trước không còn biên giới như thời xưa nữa. Với khả năng tri thức và với ý chí kiên cường, ngày nay một người sinh ra và lớn lên tại Việt Nam có thể thành đạt và vẻ vang ở bất cứ chân trời nào. Tuy vậy, dù có bay cao bay xa, những phương trời ấy chỉ là nơi phát triển sự nghiệp. Con người vẫn cần có một nơi để về, đó là gia đình thân thương. Vai trò của gia đình không có gì thay thế được. Bởi lẽ gia đình là nơi trú ẩn bình yên giữa những bon chen và phong ba bão táp cuộc đời.

 

VIDEO

LIÊN KẾT DANH MỤC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  •   Đang truy cập 288
  •   Máy chủ tìm kiếm 13
  •   Khách viếng thăm 275
 
  •   Hôm nay 46,563
  •   Tháng hiện tại 832,052
  •   Tổng lượt truy cập 82,140,028