ĐỨC GIÁM MỤC Bài Giảng

Trật đường rầy (Bài giảng Chúa nhật IV Phục sinh – Chúa Chiên lành)

Phụng vụ Chúa nhật thứ bốn mùa Phục sinh giới thiệu với chúng ta một vị hướng dẫn chỉ đường, đó là Chúa Giêsu với danh xưng “Mục tử nhân lành”.

Đừng sợ! (Bài giảng Chúa nhật III Phục sinh – Năm B)

Ngày hôm nay, Chúa Giêsu vẫn đang nói với chúng ta: “Sao lại hoảng hốt? Đừng sợ!”.

Sự hiện diện của Đấng phục sinh (Bài giảng Chúa nhật II Phục Sinh – Năm B)

Phụng vụ hôm nay khẳng định với chúng ta rằng Chúa phục sinh đang hiện diện trong cộng đoàn các tín hữu. Người hiện diện như mối dây liên kết chúng ta nên một trong tình bác ái và sự chia sẻ nâng đỡ lẫn nhau.

“Ngôi mộ trống” (Bài giảng Lễ Phục sinh – thánh lễ ban ngày)

Ngôi mộ trống khẳng định với chúng ta: Chúa Giêsu không còn ở đây. Người không còn bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Người không bị giam cầm bởi sự chết cũng như bởi nấm mộ.

“Ông này là Con Thiên Chúa” (Bài giảng Chúa nhật Lễ Lá 2021)

Lời tuyên xưng « Quả thật, ông này là Con Thiên Chúa » ở phần cuối của trình thuật, như một đáp số cho mọi vấn nạn đặt ra về một Con người bị treo và chết trên thập giá.

Huyền nhiệm sự sống (Bài giảng Chúa nhật V Mùa Chay – Năm B)

Huyền nhiệm sự sống mời gọi chúng ta nhận ra Đức Giêsu là Đường, là Sự thật và là Sự sống. Huyền nhiệm ấy cũng nhắc nhớ chúng ta, hãy biến đổi mỗi ngày trong hành trình phụng sự Chúa, để sự sống siêu nhiên lớn dần trong cuộc đời trần gian

Đấng giải phóng (Bài giảng Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm B)

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Hãy nhìn lên cây thập giá để tôn vinh Chúa là Đấng giải phóng, để biết Chúa yêu chúng ta đến dường nào.

Canh tân cách thực hành Đức Tin (Bài giảng Chúa nhật III Mùa Chay – năm B)

Mùa Chay là mùa canh tân đổi mới. Canh tân cách thực hành Đức Tin là điều kiện thiết yếu để chúng ta đổi mới cuộc đời.

“Lên núi” (Bài giảng Chúa nhật II Mùa Chay – năm B)

Mùa Chay giúp ta nhìn lại chặng đường mình đã đi, nhiều khi không phải là lên cao nhưng trái lại, đang là những tụt dốc, làm chúng ta càng ngày càng trở nên xa Chúa và xa rời anh chị em mình. Sám hối ăn năn, giao hòa với Chúa và với anh em, từ bỏ lối mòn của quá khứ để dám lên đường khởi đầu một hành trình mới, đó chính là một cuộc « lên núi » thiết thực đối với chúng ta.

Tội lỗi và tình thương (Bài giảng Chúa nhật I Mùa Chay – Năm B)

Sống tinh thần Mùa Chay là khiêm tốn nhìn nhận mình còn nhiều tội lỗi, đồng thời nhận ra tình thương bao la của Thiên Chúa. Nhờ tình thương, chúng ta được canh tân đổi đời và nên giống Chúa Giêsu trong tư tưởng, lời nói và việc làm.

Người chạm vào anh (Bài giảng Chúa nhật VI Thường niên B)

Qua việc Chúa chữa người phong cùi, chúng ta nhận được bài giáo huấn quan tâm chia sẻ với những người bất hạnh. Những cử chỉ bác ái khi tết đến xuân về là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhất là khi những chia sẻ ấy được thực hiện trong tinh thần bác ái Kitô giáo. Khi quảng đại chia sẻ tinh thần vật chất cho những người kém may mắn, mùa xuân sẽ đẹp hơn, nắng xuân sẽ ấm áp hơn, bởi lẽ tình Chúa tình người đang được nhân rộng nơi cuộc sống hôm nay.

Hành trình hạnh phúc (Bài giảng Chúa nhật 5 Thường niên – Năm B)

Ước gì ngay ngày hôm nay, chúng ta biết quý trọng những người xung quanh, vì họ là những người Chúa gửi đến cho chúng ta để đồng hành cùng chúng ta trên đường về quê trời. Như thế, hạnh phúc chẳng ở đâu xa mà ở bên cạnh và xung quanh chúng ta. Hạnh phúc không phải là một đích điểm, mà là một hành trình.

Diệt trừ sự dữ (Chúa nhật IV Thường niên – Năm B)

Sứ mạng của Đấng Thiên sai là đẩy lui quyền lực của bóng tối đang bao phủ nhân loại. Chúa Giêsu đã đến trần gian để giải phóng con người khỏi ách kìm kẹp của ma quỷ, là quyền lực của tối tăm. Người là ánh sáng trần gian đã bừng lên trong tăm tối để dẫn đưa con người về chính lộ.

 

VIDEO

LIÊN KẾT DANH MỤC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  •   Đang truy cập 214
  •   Máy chủ tìm kiếm 10
  •   Khách viếng thăm 204
 
  •   Hôm nay 32,001
  •   Tháng hiện tại 871,333
  •   Tổng lượt truy cập 82,179,309