ĐỀ TÀI 2: PHÔI VÀ GIÁ TRỊ LUÂN LÝ DỰA VÀO CÁC KHÁM PHÁ MỚI CỦA KHOA HỌC
Tôi muốn khởi đầu cuốn sách này[1] bằng việc khảo sát và đánh giá về các khám phá trong những thập niên gần đây đối với ngành phôi học, liên quan đến thời điểm khởi đầu sự sống con người, với những thông tin cập nhật và với những khám phá mới của ngành y-sinh học (Biomedical) cũng như trong lãnh vực đạo đức sinh học (Bioethics), mà hiện nay đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc thẩm định và lượng xét các giá trị luân lý và trách nhiệm đối với việc tôn trọng và bảo vệ sự sống con người, nhất là khi sự sống còn trong trứng nước và vô phương tự bảo vệ cho chính mình, tôi có ý ám chỉ đến các phôi. Ví dụ như việc dùng phôi người trong các cuộc thử-nghiệm, hay nghiên cứu, tỉ dụ như việc nhân bản vô tính (Cloning)[2] được sử dụng như phương pháp trị-liệu (Therapeutic cloning)[3] cho các chứng bệnh nan y. Hay việc sử dụng các phôi đông lạnh nhằm giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc vô sinh muốn có con, bằng phương pháp chuyển cấy phôi. Hiện nay phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là cách thông thường mà các cặp vợ chồng vô sinh hay sử dụng nếu họ muốn có con.[4]
Mục đích trong chương này, trước tiên nhằm trình bày quan điểm thời đại về vấn đề phôi thai người. Nó sẽ được chia làm 2 phần:
1. Phần thứ nhất nói về sự phát triển của mầm phôi (pre-embryo)
2. Phần thứ hai sẽ đề cập đến phôi thai (embryo).
Phần còn lại của chương này sẽ tập trung vào việc thảo luận và nhận định những gì liên quan đến các giá trị luân lý của phôi và việc tôn trọng phôi thai người (Human-embryo), dựa trên những khám phá gần đây nhất của ngành phôi thai học qua các dữ kiện khoa học.
Hiện nay, trên toàn thế giới, đặc biệt trong khoa sinh học và cả trong Giáo Hội Công Giáo (gồm các triết gia, thần học gia, luân lý gia và cả một số vị đại diện hàng Giáo Phẩm), đã có những cuộc tranh luận sôi nổi và đôi lúc hơi nóng bỏng về thời điểm khởi đầu sự sống con người, về cá thể tính của con người (Human individuality) và về chân tính của nhân vị.[5] Cho nên, trọng tâm của chương này không nhằm mục đích đưa ra những giải thích thỏa đáng cho vấn nạn mà chúng ta đề cập ở trên, nhưng chỉ ước mong được đưa ra một vài suy nghĩ để chúng ta cùng nhau thảo luận, và chia sẻ vơí nhau một vài khó khăn mà đơì cũng như đạo hôm nay đang gặp phải, đặc biệt về phương diện đạo đức sinh học.
Phần đầu tiên, tôi xin mạn phép duyệt lại các dữ kiện sinh học liên quan đến kiến thức khoa học của chúng ta về việc sự sống con người bắt đầu từ khi nào. Các dữ kiện đó có thể ảnh hưởng sâu đậm đến những suy tư và quan điểm của chúng ta về lúc khởi đầu sự sống con người.
Trong huấn thị “Donum Vitae”[6] do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22/2/1987, số 1, Giáo Hội Công Giáo một lần nữa tái khẳng định lập trường không thay đổi về việc tôn trọng phôi thai người đã có từ lâu trong truyền thống Giáo Hội.
“Ngay từ giây phút thụ tinh, sự sống của mỗi người phải được tôn trọng cách tuyệt đối, vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó, và linh hồn của mỗi người được Thiên Chúa trực tiếp tạo thành.”[7]
Dưới nhãn quan của người tín hữu Công Giáo, các giáo huấn của Giáo Hội cần chiếm một ưu thế trong lối suy tư và các minh định của chúng ta.[8] Vì lý do đó mà chúng ta cần bình tâm và suy luận cho thấu đáo, để nhận xét xem khi nào thì “sự sống” con người cần phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối, theo như giáo huấn truyền thống của Giáo hội, mà chúng ta có thể chấp nhận và tin cách chí lý như là một giá trị tuyệt đối.
Toàn bộ sự sống đều là tặng phẩm của Thiên Chúa, hay cũng có thể nói là một ân huệ. Sự sống chính là một phần trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Điều này càng đúng hơn với sự sống con người, ở bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình sự sống.[9]
1. CÁC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Các khám phá mới của chúng ta trong lãnh vực khoa sinh học, những thay đổi trong lý thuyết khoa học, những hiểu biết, các sáng kiến và niềm tin của thời đại hôm nay khác với thời trước rất nhiều. Đôi lúc, những khác biệt đó đã dẫn đến những sự xung đột nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thấy rằng những khám phá khoa học gần đây nhất của con người ăn khớp một cách kỳ diệu với quan niệm di truyền học biểu sinh (Epigenetic) về vấn đề nguồn gốc của con người, mà các nhà thần học danh tiếng và các vị tiến sĩ Hội Thánh thời xưa đã từng công nhận, và hôm nay con số các vị công nhận càng gia tăng. Các vị này, ngày càng đồng ý hơn và giờ đây đã chấp nhận minh nhiên rằng: giây phút thụ tinh là giây phút sự sống phát sinh. Sau Công Đồng Tridentinô, vào đầu thế kỷ 17, người ta đã công nhận cách phổ biến lý thuyết “Sự sống phát sinh ngay lập tức”. Giả thuyết sự sống phát sinh ngay lập tức này (Immediate Animation) vẫn chiếm một ưu thế lớn trong các văn kiện của Giáo Hội hôm nay; ví dụ như Huấn Thị “Donum Vitae” (Tặng Phẩm Sự Sống) hay thông điệp “Evangelium Vitae” (Tin Mừng Sự Sống). Tất nhiên, quan điểm của Giáo Hội sẽ phong phú hơn và có sức thuyết phục rộng lớn, nhờ những khám phá của khoa y-sinh học ngày nay. Do đó, tôi thiết nghĩ, chúng ta cần mở rộng tầm nhìn và công tâm nhìn nhận các chứng cứ của khoa học. Và các nhà thần học luân lý cũng nên sử dụng các dữ kiện khoa học này khi thảo luận về tiến trình thụ tinh và thụ thai nhằm đưa ra những chuẩn mực luân lý cho vấn đề này.
2. QUAN ĐIỂM THỜI ĐẠI VỀ VẤN ĐỀ PHÔI THAI NGƯỜI.
2. 1. Mầm phôi (Pre-embryo)[10]
Một khám phá gây tranh cãi sôi nổi suốt hơn nhiều năm vừa qua là khám phá về năng lực khả thi (capacitation) - Một tiến trình mà nhờ đó tinh trùng trở nên có khả năng chui vào hay đâm thâu qua vỏ các trứng (hay con được gọi là noãn). Tinh trùng cần phải ở trong đường sinh sản của phụ nữ khoảng 7 giờ đồng hồ trước khi chúng sẵn sàng đâm xuyên qua các làn vỏ của trứng.
Sự thụ tinh thường xảy ra ở cuối ống dẫn trứng (fallopian tube)[11] sát bên buồng trứng. Tinh trùng thường phải tiếp xúc với trứng trong vòng mười giờ, vì nếu không xảy ra sự thụ tinh trong vòng hai mươi bốn giờ, thì tinh trùng sẽ chết. Tuy nhiên, thụ tinh không chỉ đơn giản là việc tinh trùng chọc thủng vỏ của trứng. Hơn thế nữa, nó là một tiến trình sinh hoá phức tạp, mà qua đó, một tinh trùng chọc thủng dần dần các lớp vỏ khác nhau của trứng. Chỉ sau khi tinh trùng đơn độc này đã chọc thủng hoàn toàn trứng[12] và nhân thể đơn bội cái (Haploid female nucleus) chỉ có một cặp nhiễm sắc thể đã phát triển, làm cho bào tương (cytoplasm) của trứng và các dung lượng nhân (Nuclear contents) của tinh trùng mới hoàn toàn hòa lẫn với nhau cho ra một thực thể với nhiễm sắc thể lưỡng bội (Diploid set of chromosome). Tiến trình này được gọi là sự hợp-giao. Phải mất khoảng hai mươi bốn giờ để hoàn tất và cho ra đời một thực thể (Entity) gọi là hợp tử (Zygote - trứng thụ tinh). Vì thế, tiến trình này (điều quan trọng chúng ta cần phải ghi nhận: đây là một tiến trình) nói chung phải mất khoảng 12-24 giờ để hoàn tất và phải mất thêm 24 giờ khác nữa để nhân của hai thể đơn bội có thể hoà lẫn vào nhau.
Sự thụ tinh hoàn tất với 4 giai đoạn chính:
1. Cho ra đời một thực thể đầy đủ 46 nhiễm sắc thể [13]
2. Xác định nhiễm sắc thể giới tính (sex chromosome)[14]
3. Thiết lập khả năng biến dị di truyền
4. Khởi sự tiến trình phân chia tế bào của thực thể.
Sau khi tinh trùng đã chọc thủng các lớp vỏ khác nhau của trứng thì bước kế tiếp là khởi sự tiến trình phân chia tế bào, trứng đã thụ tinh bắt đầu cuộc hành trình của mình đi từ ống dẫn trứng xuống tử cung. Khoảng 30 giờ sau khi trứng đã thụ tinh, tế bào (trứng) sẽ phân làm đôi, khoảng 40-50 giờ, thì tế bào sẽ phân làm bốn, và khoảng 60 giờ sau thì tế bào sẽ phân làm tám. Khi phôi tiến vào tử cung thì có 16 tế bào ở giai đoạn phôi dâu (Morula). Các phôi dâu này xuất hiện vào ngày thứ tư. Trong khoảng thời gian từ giữa ngày thứ sáu và ngày thứ bảy, phôi bào (blatocyst) sẽ tiến tới vách tử cung (uterine wall) và bắt đầu tiến trình làm tổ (implantation) ở đó, nhờ thế nó có thể tiếp tục phát triển. Tiến trình làm tổ này sẽ hoàn tất vào cuối tuần thứ hai (khoảng 14 ngày). Có một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần biết, đó là từ tình trạng phôi bào đến khi tiến trình làm tổ hoàn tất, mầm phôi vẫn có khả năng phân chia thành các thực thể đa phần (multiple entities), điều này giải thích lý do tại sao có hiện tượng sinh đôi.
Hiện nay, trên toàn thế giới, đặc biệt trong khoa sinh học và cả trong Giáo Hội Công Giáo (gồm các triết gia, thần học gia, luân lý gia và cả một số vị đại diện hàng Giáo Phẩm), đã có những cuộc tranh luận sôi nổi và đôi lúc hơi nóng bỏng về thời điểm khởi đầu sự sống con người, về cá thể tính của con người (Human individuality) và về chân tính của nhân vị.[5] Cho nên, trọng tâm của chương này không nhằm mục đích đưa ra những giải thích thỏa đáng cho vấn nạn mà chúng ta đề cập ở trên, nhưng chỉ ước mong được đưa ra một vài suy nghĩ để chúng ta cùng nhau thảo luận, và chia sẻ vơí nhau một vài khó khăn mà đơì cũng như đạo hôm nay đang gặp phải, đặc biệt về phương diện đạo đức sinh học.
Phần đầu tiên, tôi xin mạn phép duyệt lại các dữ kiện sinh học liên quan đến kiến thức khoa học của chúng ta về việc sự sống con người bắt đầu từ khi nào. Các dữ kiện đó có thể ảnh hưởng sâu đậm đến những suy tư và quan điểm của chúng ta về lúc khởi đầu sự sống con người.
Trong huấn thị “Donum Vitae”[6] do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22/2/1987, số 1, Giáo Hội Công Giáo một lần nữa tái khẳng định lập trường không thay đổi về việc tôn trọng phôi thai người đã có từ lâu trong truyền thống Giáo Hội.
“Ngay từ giây phút thụ tinh, sự sống của mỗi người phải được tôn trọng cách tuyệt đối, vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó, và linh hồn của mỗi người được Thiên Chúa trực tiếp tạo thành.”[7]
Dưới nhãn quan của người tín hữu Công Giáo, các giáo huấn của Giáo Hội cần chiếm một ưu thế trong lối suy tư và các minh định của chúng ta.[8] Vì lý do đó mà chúng ta cần bình tâm và suy luận cho thấu đáo, để nhận xét xem khi nào thì “sự sống” con người cần phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối, theo như giáo huấn truyền thống của Giáo hội, mà chúng ta có thể chấp nhận và tin cách chí lý như là một giá trị tuyệt đối.
Toàn bộ sự sống đều là tặng phẩm của Thiên Chúa, hay cũng có thể nói là một ân huệ. Sự sống chính là một phần trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Điều này càng đúng hơn với sự sống con người, ở bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình sự sống.[9]
1. CÁC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Các khám phá mới của chúng ta trong lãnh vực khoa sinh học, những thay đổi trong lý thuyết khoa học, những hiểu biết, các sáng kiến và niềm tin của thời đại hôm nay khác với thời trước rất nhiều. Đôi lúc, những khác biệt đó đã dẫn đến những sự xung đột nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thấy rằng những khám phá khoa học gần đây nhất của con người ăn khớp một cách kỳ diệu với quan niệm di truyền học biểu sinh (Epigenetic) về vấn đề nguồn gốc của con người, mà các nhà thần học danh tiếng và các vị tiến sĩ Hội Thánh thời xưa đã từng công nhận, và hôm nay con số các vị công nhận càng gia tăng. Các vị này, ngày càng đồng ý hơn và giờ đây đã chấp nhận minh nhiên rằng: giây phút thụ tinh là giây phút sự sống phát sinh. Sau Công Đồng Tridentinô, vào đầu thế kỷ 17, người ta đã công nhận cách phổ biến lý thuyết “Sự sống phát sinh ngay lập tức”. Giả thuyết sự sống phát sinh ngay lập tức này (Immediate Animation) vẫn chiếm một ưu thế lớn trong các văn kiện của Giáo Hội hôm nay; ví dụ như Huấn Thị “Donum Vitae” (Tặng Phẩm Sự Sống) hay thông điệp “Evangelium Vitae” (Tin Mừng Sự Sống). Tất nhiên, quan điểm của Giáo Hội sẽ phong phú hơn và có sức thuyết phục rộng lớn, nhờ những khám phá của khoa y-sinh học ngày nay. Do đó, tôi thiết nghĩ, chúng ta cần mở rộng tầm nhìn và công tâm nhìn nhận các chứng cứ của khoa học. Và các nhà thần học luân lý cũng nên sử dụng các dữ kiện khoa học này khi thảo luận về tiến trình thụ tinh và thụ thai nhằm đưa ra những chuẩn mực luân lý cho vấn đề này.
2. QUAN ĐIỂM THỜI ĐẠI VỀ VẤN ĐỀ PHÔI THAI NGƯỜI.
2. 1. Mầm phôi (Pre-embryo)[10]
Một khám phá gây tranh cãi sôi nổi suốt hơn nhiều năm vừa qua là khám phá về năng lực khả thi (capacitation) - Một tiến trình mà nhờ đó tinh trùng trở nên có khả năng chui vào hay đâm thâu qua vỏ các trứng (hay con được gọi là noãn). Tinh trùng cần phải ở trong đường sinh sản của phụ nữ khoảng 7 giờ đồng hồ trước khi chúng sẵn sàng đâm xuyên qua các làn vỏ của trứng.
Sự thụ tinh thường xảy ra ở cuối ống dẫn trứng (fallopian tube)[11] sát bên buồng trứng. Tinh trùng thường phải tiếp xúc với trứng trong vòng mười giờ, vì nếu không xảy ra sự thụ tinh trong vòng hai mươi bốn giờ, thì tinh trùng sẽ chết. Tuy nhiên, thụ tinh không chỉ đơn giản là việc tinh trùng chọc thủng vỏ của trứng. Hơn thế nữa, nó là một tiến trình sinh hoá phức tạp, mà qua đó, một tinh trùng chọc thủng dần dần các lớp vỏ khác nhau của trứng. Chỉ sau khi tinh trùng đơn độc này đã chọc thủng hoàn toàn trứng[12] và nhân thể đơn bội cái (Haploid female nucleus) chỉ có một cặp nhiễm sắc thể đã phát triển, làm cho bào tương (cytoplasm) của trứng và các dung lượng nhân (Nuclear contents) của tinh trùng mới hoàn toàn hòa lẫn với nhau cho ra một thực thể với nhiễm sắc thể lưỡng bội (Diploid set of chromosome). Tiến trình này được gọi là sự hợp-giao. Phải mất khoảng hai mươi bốn giờ để hoàn tất và cho ra đời một thực thể (Entity) gọi là hợp tử (Zygote - trứng thụ tinh). Vì thế, tiến trình này (điều quan trọng chúng ta cần phải ghi nhận: đây là một tiến trình) nói chung phải mất khoảng 12-24 giờ để hoàn tất và phải mất thêm 24 giờ khác nữa để nhân của hai thể đơn bội có thể hoà lẫn vào nhau.
Sự thụ tinh hoàn tất với 4 giai đoạn chính:
1. Cho ra đời một thực thể đầy đủ 46 nhiễm sắc thể [13]
2. Xác định nhiễm sắc thể giới tính (sex chromosome)[14]
3. Thiết lập khả năng biến dị di truyền
4. Khởi sự tiến trình phân chia tế bào của thực thể.
Sau khi tinh trùng đã chọc thủng các lớp vỏ khác nhau của trứng thì bước kế tiếp là khởi sự tiến trình phân chia tế bào, trứng đã thụ tinh bắt đầu cuộc hành trình của mình đi từ ống dẫn trứng xuống tử cung. Khoảng 30 giờ sau khi trứng đã thụ tinh, tế bào (trứng) sẽ phân làm đôi, khoảng 40-50 giờ, thì tế bào sẽ phân làm bốn, và khoảng 60 giờ sau thì tế bào sẽ phân làm tám. Khi phôi tiến vào tử cung thì có 16 tế bào ở giai đoạn phôi dâu (Morula). Các phôi dâu này xuất hiện vào ngày thứ tư. Trong khoảng thời gian từ giữa ngày thứ sáu và ngày thứ bảy, phôi bào (blatocyst) sẽ tiến tới vách tử cung (uterine wall) và bắt đầu tiến trình làm tổ (implantation) ở đó, nhờ thế nó có thể tiếp tục phát triển. Tiến trình làm tổ này sẽ hoàn tất vào cuối tuần thứ hai (khoảng 14 ngày). Có một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần biết, đó là từ tình trạng phôi bào đến khi tiến trình làm tổ hoàn tất, mầm phôi vẫn có khả năng phân chia thành các thực thể đa phần (multiple entities), điều này giải thích lý do tại sao có hiện tượng sinh đôi.
- Phôi thai (Embryo)
Giai đoạn phát triển chính yếu kế tiếp là giai đoạn phát triển phôi thai. Giai đoạn này bắt đầu từ tuần thứ ba của thời kỳ thai nghén. Nó khởi sự với việc hoàn tất tiến trình làm tổ của mầm phôi ở vách tử cung và việc phát triển đa dạng các mô liên kết giữa mầm phôi và vách tử cung. Có hai công việc chính sẽ xảy ra ở giai đoạn này:
- Thứ nhất là việc hoàn tất sự hình thành phôi vị (gastrulation) tái sắp xếp cách trật tự và phù hợp các tế bào ở phôi thai.
- Thứ hai là tiến trình hình thành phôi thai (embryo-genesis) hay hình thành sinh thể (human organgenesis), bắt đầu từ tuần thứ ba và hoàn tất vào cuối tuần thứ tám. Tiến trình này dẫn đến kết quả là sự phát triển toàn bộ cơ quan nội tại và các cấu trúc chính bên trong và bên ngoài bào thai.
- Các Thẩm Định của Luân Lý.
Một khám phá đầy ý nghĩa của khoa sinh học hiện đại là sự thụ tinh, nói theo ngôn ngữ sinh học, là một tiến trình bắt đầu với việc tinh trùng chọc thủng lớp vỏ bên ngoài của noãn (trứng) và kết thúc với việc hình thành nhiễm sắc thể lưỡng bội (formation of diploid set of chromosomes). Tiến trình này sẽ phải mất ít nhất là 24 tiếng đồng hồ. Điều này làm nảy sinh một vấn nạn: Chúng ta phải hiểu cụm từ “giây phút thụ tinh”[15] thường được sử dụng trong các văn kiện của Giáo Hội như thế nào? Theo những khám phá gần đây của khoa học, đặc biệt là ngành phôi thai học, thì chỉ khi nào sự thụ thai được hoàn tất theo tiến trình tự nhiên của sinh học, khi ấy chúng ta mới có một thực thể (entity) sống động và một cấu trúc di truyền của loài người.[16] Như tôi đã nói ở trên, trứng thụ tinh này có khả năng phân chia thêm thành nhiều phần nữa (dĩ nhiên phải đi theo một tuần tự phát triển). Nên chúng ta có thể nói gì trước sự xác tín của huấn thị Donum Vitae và Declaration on Procured Abortion:[17]
“Ngay từ khi trứng được thụ tinh, một sự sống mới được bắt đầu mà sự sống ấy không phải của cha cũng chẳng phải của mẹ, nhưng đúng hơn đó là sự sống mới của một con người mới và nó có thể tự mình phát triển.”
Chúng ta phải suy nghĩ thế nào về điều vừa trích dẫn ở trên, sao cho phù hợp với những khám phá mới của sinh học? Vì chúng ta rất có lý để nói rằng: sự sống hiện diện trong trứng vừa mới thụ tinh thì khác biệt với sự sống nơi cha và mẹ và quả thực, sự sống ấy luôn là sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sau khi trứng thụ tinh thì mọi sự đã hoàn tất[18] và cũng không có nghĩa là trong trứng thụ tinh ấy đã có sự hiện diện của một con người cá thể độc nhất vô nhị (single human individual) hay “cá thể xét theo bản thể học” (Ontological individual) như linh mục tiến sĩ Norman Ford, S.D.B đề nghị,[19] vì ông định nghĩa “cá thể xét theo bản thể học” là một thực thể cụ thể độc nhất hiện hữu như một hữu thể riêng biệt; nó không là sự tập hợp của những phần tử nhỏ hơn, cũng không đơn thuần là một phần nhỏ trong cái tổng thể lớn hơn.
Sự duy nhất và độc nhất vô nhị về mặt di truyền chỉ có sau khi tiến trình làm tổ hoàn tất và tiến trình hạn định kết thúc. Việc làm tổ chỉ xảy ra một tuần sau khi việc thụ tinh bắt đầu, và cá thể tính (individuality) không xuất hiện trước tuần thứ tư kể từ lúc thụ tinh. Vì thế, nếu chúng ta coi việc làm tổ (implantation) là dấu hiệu của sự thụ thai và sự hình thành con người độc nhất (human singleness), thì cần nhớ rằng dấu hiệu đó chỉ có sau khi việc thụ tinh bắt đầu đã được một tuần.[20] Còn nếu chúng ta coi việc kết thúc tiến trình thụ tinh là dấu hiệu của việc hình thành con người độc nhất, thì phải nói rằng dấu hiệu đó chỉ xuất hiện ít là 3 tuần sau khi thụ tinh. Thế mà cá thể tính bất khả hồi (irreversible individuality) lại là yếu tố cần thiết và là điều kiện căn bản để hình thành nhân vị (Human Person).
Theo Linh mục Tiến sĩ Norman Ford: nhân vị không phải là kết qủa của một phép cộng đơn giản giữa tính người và cá tính cá thể, sẽ không có được một nhân vị nếu chưa có con người cá biệt (human individual), là thực thể chỉ có sau khi tiến trình cá thể hóa (individuation) đã hoàn tất, tức là 3 tuần sau khi trứng thụ tinh. Ông nhấn mạnh rằng: “không phải trứng đã thụ tinh cũng không phải phôi bào là một con người cá thể, mặc dù nó có sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền và khác biệt với bố mẹ.” Và để làm tỏ vấn đề này, ông ta đã đưa ra hai lý do sau:
1. Tiềm năng sinh đôi sẽ còn đó, mãi cho tới khi khởi sự việc hình thành phôi vị (gastrulation), mặc dù, hiếm khi nó xuất hiện ở giai đoạn sau cùng này.
2. Một trứng thụ tinh khi đã phân chia vẫn có thể tái hợp nhất và khi đó sẽ lại nảy sinh một cá thể (mặc dù hiếm xảy ra).
Vì thế, ông chủ trương cá thể (individual) không thể là một nhân vị (Human Person) cho tới khi cá thể tính (individuality) được hình thành, và đối với ông, cá thể tính chỉ xuất hiện, sau khi mầm phôi có tính di truyền độc nhất vô nhị này làm tổ xong, và kết thúc tiến trình hạn định của nó để thành hình một sinh thể có tính chất độc nhất vô nhị và hợp nhất (unified organism). Từ đấy, ông đi đến kết luận:
“Một cá thể không là một cá thể - và vì thế cũng không là một con người - cho tới khi tiến trình hạn định (là tiến trình thụ tinh kéo dài trong vòng ba tuần và kết thúc với việc làm tổ và việc hình thành phôi vị) hoàn tất và sự mãn kỳ thụ tinh của các tế bào xuất hiện. Khi ấy và chỉ khi ấy, ta mới thấy rõ tường tận rằng một cá thể khác (another individual) không thể phát xuất từ các tế bào của phôi thai này nữa. Và cũng chỉ khi ấy, ta mới thấy rõ ràng rằng phôi thai cá biệt đặc biệt này (particular individual embryo) cũng sẽ chỉ là phôi thai độc nhất vô nhị (single embryo) này mà thôi.”
Vì thế, ông nói thêm: “Nếu không có thực thể người độc nhất vô nhị (single human entity) thì cũng không có một hữu thể hay bản vị.”[21] Tuy nhiên sau này Linh mục Tiến Sĩ Norman Ford, đã rút lại lập trường của mình về tuyên bố trên và lập trường của ông đã bị các nhà thần học gia luân lý nổi tiếng trên thế giới công kích, ngay cả Tòa Thánh Vatican.[22]
Ngoài ra cũng có một lập luận khác, do các bác học và y sĩ chuyên gia cũng như thần học gia luân lý,[23] nổi bật nhất là y sĩ bác học Jerome Lejeune (Pháp) đã đưa ra những dữ kiện khoa học mới nhất nhằm chứng minh rằng, ngay từ giây phút trứng thụ tinh đã xuất hiện sự sống độc nhất vô nhị của con người theo mã số di truyền. Và chính Ông cũng là khách danh dự được mời làm nhân chứng tại phiên tòa ở thành phố Maryville, tiểu bang Tennessee, nước Hoa Kỳ với tư cách là người đại diện cho giới bác sĩ và khoa học gia, nhằm cung cấp các chứng cớ mới nhất về ngành phôi học cho quan tòa.[24]
Nhằm phản biện lại các lập luận đã được tôi trưng dẫn trước đây, do nhóm ủng hộ lập trường cho rằng:
“Ngay từ khi trứng được thụ tinh, một sự sống mới được bắt đầu mà sự sống ấy không phải của cha cũng chẳng phải của mẹ, nhưng đúng hơn đó là sự sống mới của một con người mới và nó có thể tự mình phát triển.”
Chúng ta phải suy nghĩ thế nào về điều vừa trích dẫn ở trên, sao cho phù hợp với những khám phá mới của sinh học? Vì chúng ta rất có lý để nói rằng: sự sống hiện diện trong trứng vừa mới thụ tinh thì khác biệt với sự sống nơi cha và mẹ và quả thực, sự sống ấy luôn là sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sau khi trứng thụ tinh thì mọi sự đã hoàn tất[18] và cũng không có nghĩa là trong trứng thụ tinh ấy đã có sự hiện diện của một con người cá thể độc nhất vô nhị (single human individual) hay “cá thể xét theo bản thể học” (Ontological individual) như linh mục tiến sĩ Norman Ford, S.D.B đề nghị,[19] vì ông định nghĩa “cá thể xét theo bản thể học” là một thực thể cụ thể độc nhất hiện hữu như một hữu thể riêng biệt; nó không là sự tập hợp của những phần tử nhỏ hơn, cũng không đơn thuần là một phần nhỏ trong cái tổng thể lớn hơn.
Sự duy nhất và độc nhất vô nhị về mặt di truyền chỉ có sau khi tiến trình làm tổ hoàn tất và tiến trình hạn định kết thúc. Việc làm tổ chỉ xảy ra một tuần sau khi việc thụ tinh bắt đầu, và cá thể tính (individuality) không xuất hiện trước tuần thứ tư kể từ lúc thụ tinh. Vì thế, nếu chúng ta coi việc làm tổ (implantation) là dấu hiệu của sự thụ thai và sự hình thành con người độc nhất (human singleness), thì cần nhớ rằng dấu hiệu đó chỉ có sau khi việc thụ tinh bắt đầu đã được một tuần.[20] Còn nếu chúng ta coi việc kết thúc tiến trình thụ tinh là dấu hiệu của việc hình thành con người độc nhất, thì phải nói rằng dấu hiệu đó chỉ xuất hiện ít là 3 tuần sau khi thụ tinh. Thế mà cá thể tính bất khả hồi (irreversible individuality) lại là yếu tố cần thiết và là điều kiện căn bản để hình thành nhân vị (Human Person).
Theo Linh mục Tiến sĩ Norman Ford: nhân vị không phải là kết qủa của một phép cộng đơn giản giữa tính người và cá tính cá thể, sẽ không có được một nhân vị nếu chưa có con người cá biệt (human individual), là thực thể chỉ có sau khi tiến trình cá thể hóa (individuation) đã hoàn tất, tức là 3 tuần sau khi trứng thụ tinh. Ông nhấn mạnh rằng: “không phải trứng đã thụ tinh cũng không phải phôi bào là một con người cá thể, mặc dù nó có sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền và khác biệt với bố mẹ.” Và để làm tỏ vấn đề này, ông ta đã đưa ra hai lý do sau:
1. Tiềm năng sinh đôi sẽ còn đó, mãi cho tới khi khởi sự việc hình thành phôi vị (gastrulation), mặc dù, hiếm khi nó xuất hiện ở giai đoạn sau cùng này.
2. Một trứng thụ tinh khi đã phân chia vẫn có thể tái hợp nhất và khi đó sẽ lại nảy sinh một cá thể (mặc dù hiếm xảy ra).
Vì thế, ông chủ trương cá thể (individual) không thể là một nhân vị (Human Person) cho tới khi cá thể tính (individuality) được hình thành, và đối với ông, cá thể tính chỉ xuất hiện, sau khi mầm phôi có tính di truyền độc nhất vô nhị này làm tổ xong, và kết thúc tiến trình hạn định của nó để thành hình một sinh thể có tính chất độc nhất vô nhị và hợp nhất (unified organism). Từ đấy, ông đi đến kết luận:
“Một cá thể không là một cá thể - và vì thế cũng không là một con người - cho tới khi tiến trình hạn định (là tiến trình thụ tinh kéo dài trong vòng ba tuần và kết thúc với việc làm tổ và việc hình thành phôi vị) hoàn tất và sự mãn kỳ thụ tinh của các tế bào xuất hiện. Khi ấy và chỉ khi ấy, ta mới thấy rõ tường tận rằng một cá thể khác (another individual) không thể phát xuất từ các tế bào của phôi thai này nữa. Và cũng chỉ khi ấy, ta mới thấy rõ ràng rằng phôi thai cá biệt đặc biệt này (particular individual embryo) cũng sẽ chỉ là phôi thai độc nhất vô nhị (single embryo) này mà thôi.”
Vì thế, ông nói thêm: “Nếu không có thực thể người độc nhất vô nhị (single human entity) thì cũng không có một hữu thể hay bản vị.”[21] Tuy nhiên sau này Linh mục Tiến Sĩ Norman Ford, đã rút lại lập trường của mình về tuyên bố trên và lập trường của ông đã bị các nhà thần học gia luân lý nổi tiếng trên thế giới công kích, ngay cả Tòa Thánh Vatican.[22]
Ngoài ra cũng có một lập luận khác, do các bác học và y sĩ chuyên gia cũng như thần học gia luân lý,[23] nổi bật nhất là y sĩ bác học Jerome Lejeune (Pháp) đã đưa ra những dữ kiện khoa học mới nhất nhằm chứng minh rằng, ngay từ giây phút trứng thụ tinh đã xuất hiện sự sống độc nhất vô nhị của con người theo mã số di truyền. Và chính Ông cũng là khách danh dự được mời làm nhân chứng tại phiên tòa ở thành phố Maryville, tiểu bang Tennessee, nước Hoa Kỳ với tư cách là người đại diện cho giới bác sĩ và khoa học gia, nhằm cung cấp các chứng cớ mới nhất về ngành phôi học cho quan tòa.[24]
Nhằm phản biện lại các lập luận đã được tôi trưng dẫn trước đây, do nhóm ủng hộ lập trường cho rằng:
1. Phôi người chưa phải là một con người cá biệt vào thời điểm trứng thụ tinh
2. Cá thể chỉ hiện diện sau thời gian 14 ngày, kể từ khi trứng thụ tinh.[25]
Kiến thức về quá trình phát triển phôi người đã được gia tăng trong suốt 50 năm vừa qua. Đối với thế hệ của chúng ta, vốn kiến thức này đã tăng lên đáng kể, chủ yếu nhờ vào các thiết bị điện tử hiện đại cũng như khả năng tiến hành quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trên thực tế một vài cách hiểu khác hẳn nhau về ý nghĩa của quá trình phát triển sinh học về con người vẫn thường được trình bày, như đã được cập ở phần trên. Nhưng các nhà phôi học lại nhất trí về các sự kiện khoa học trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển người. Những phát hiện sinh học dưới đây cũng đạt được sự đồng thuận của các nhà nổi tiếng về phôi học người:
Thứ nhất, quá trình phát triển người bắt đầu khi tinh trùng kết hợp với trứng. Sự sống bắt đầu từ thời điểm thụ tinh khi một tế bào, gọi là hợp tử, được hình thành nhờ sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Thứ hai, hợp tử không phải là một nhân người tí hon, (không phải là hình tạo trước của con người) nhưng lại phát triển theo chiều hướng biểu sinh. Cấu trúc và cơ quan của bào thai tương lai, trẻ sơ sinh, thiếu niên và người trưởng thành hiện diện tiềm tàng trong tế bào hợp tử.
Thứ ba, hợp tử có đầy đủ tất cả các mã số di truyền (hệ gen người) là cơ sở cho quá trình phát triển người trong tương lai. Về tiềm năng, hợp tử có chứa mọi thứ cần thiết cho sự phát triển của bào thai thành người trưởng thành có ý thức. Hệ gen chính là bản thiết kế và cũng là tác nhân hiệu quả gây ra quá trình phát triển người.
Từ quan điểm hình chất luận [hylomorphism], chất liệu của hợp tử tương xứng với mô thức [form] (tâm linh con người). Chất thể của phôi, là hệ gen, bao gồm 46 nhiễm sắc thể và vô số gen, phải được kích hoạt nhờ mô thức có khả năng làm sinh động chất thể phù hợp với tiềm năng của nó. Chúng ta gọi mô thức này là linh hồn con người. Do đó, hợp tử ở thời điểm thụ tinh không phải là con người tiềm năng, mà là hữu thể người với tiềm năng chủ động.[26]
Jerome Lejeune đã trình bày các chứng cớ mới nhất được khám phá bởi các khoa học gia nghiên cứu về ngành phôi học và họ đã xác minh rằng:
Thứ nhất, quá trình phát triển người bắt đầu khi tinh trùng kết hợp với trứng. Sự sống bắt đầu từ thời điểm thụ tinh khi một tế bào, gọi là hợp tử, được hình thành nhờ sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Thứ hai, hợp tử không phải là một nhân người tí hon, (không phải là hình tạo trước của con người) nhưng lại phát triển theo chiều hướng biểu sinh. Cấu trúc và cơ quan của bào thai tương lai, trẻ sơ sinh, thiếu niên và người trưởng thành hiện diện tiềm tàng trong tế bào hợp tử.
Thứ ba, hợp tử có đầy đủ tất cả các mã số di truyền (hệ gen người) là cơ sở cho quá trình phát triển người trong tương lai. Về tiềm năng, hợp tử có chứa mọi thứ cần thiết cho sự phát triển của bào thai thành người trưởng thành có ý thức. Hệ gen chính là bản thiết kế và cũng là tác nhân hiệu quả gây ra quá trình phát triển người.
Từ quan điểm hình chất luận [hylomorphism], chất liệu của hợp tử tương xứng với mô thức [form] (tâm linh con người). Chất thể của phôi, là hệ gen, bao gồm 46 nhiễm sắc thể và vô số gen, phải được kích hoạt nhờ mô thức có khả năng làm sinh động chất thể phù hợp với tiềm năng của nó. Chúng ta gọi mô thức này là linh hồn con người. Do đó, hợp tử ở thời điểm thụ tinh không phải là con người tiềm năng, mà là hữu thể người với tiềm năng chủ động.[26]
Jerome Lejeune đã trình bày các chứng cớ mới nhất được khám phá bởi các khoa học gia nghiên cứu về ngành phôi học và họ đã xác minh rằng:
- Mỗi người trong chúng ta đều được hình thành một cách độc nhất vô nhị, ngay từ giây phút trứng thụ tinh.
- Từ “mầm phôi” (pre-embryo) thực sự không có. Từ này không có xuất hiện trong bất kỳ cuốn Từ Điển Bách Khoa hoặc Từ Điển thông thường, ngay cả các phần tham chiếu cụm từ “mầm phôi” cũng không thấy có. Bởi vì trước khi phôi được tạo thành hoặc hiện hữu thì chỉ có trứng và tinh trùng; khi trứng được phối với tinh trùng thì chúng ta có một thực thể gọi là hợp tử; và khi hợp tử tự phân chia thì đó gọi là phôi. [27]
- Từ khi tế bào đầu tiên xuất hiện (trong trứng đã thụ tinh), thì mọi yếu tố di truyền cần thiết để phát triển thành một cá thể đã hiện hữu.
- Khi trứng được phối bởi tinh trùng, thì một tế bào “đặc biệt” xuất hiện, đặc biệt ở khía cạnh là sẽ không bao giờ có một tế bào nào giống y hệt như vậy nữa và có chung một chỉ dẫn thông tin về sự hình thành của một cá thể trong tương lai sẽ được tạo thành.[28]
- Không có bất kỳ một khoa học gia nào đã đưa ra ý kiến cho rằng: phôi như là đồ vật hay là vật sở hữu. Một khi sự sống con người được hình thành thì họ là người. Ông ta còn đi xa hơn một bước nữa và khẳng định rằng: chúng ta có thể làm các cuộc thử nghiệm và chứng minh cho thấy là ở vào giao đoạn mà trứng thụ tinh phát triển và có khoảng 4 tế bào, thì vào thời điểm này ta có thể khẳng định rằng: mỗi một cá nhân/cá thể đều hoàn toàn khác biệt so với người khác và cái phần trăm mà để cho ta có thể tìm thấy một tế bào nào đó giống hệt như một tế bào khác, xét về mặt di truyền tính, thì chỉ có may ra xảy ra 1 lần trên một tỷ (1/1.000.000.000).
- Lejeune cũng đã chứng mình cho thấy cả 23 nhiễm sắc thể có trong tinh tùng và 23 nhiễm sắc thể hiện diện trong trứng đã có đầy đủ tất cả các thông tin và cấu tử di truyền để sau này phát triển thành những nét đặc trưng của một nhân vị cá thể, cho nên khi trứng được phối bởi tinh trùng và sự kiện thụ tinh diễn ra thì ngay lúc đó, một con người cá biệt đã hình thành, và mọi thông tin về di truyền tính để sau này phôi có thể phát triển trở thành con người đó đã hiện diện đầy đủ trong tế bào hợp tử (là trứng đã được thụ tinh). Điều này đã không xảy ra trước đó và nó cũng sẽ không bao giờ diễn ra như vậy nữa.[29]
Cho nên, điều rất quan trọng là chúng ta cần am tường và hiểu biết về tiến trình của việc thụ tinh là giây phút đầu tiên của sự sống con người, trong đó, mỗi người chúng ta đều có một khởi điểm kỳ diệu và độc nhất vô nhị. Sự hình thành toàn diện của một con người sau này, thì chính khoa học đã chứng minh cho thấy, là nó đã được bắt đầu từ giây phút linh thiêng đó. Mặc dù rất có thể là linh hồn được phú cho dạng thể người (human form), vào thời điểm trứng thụ tinh, tuy nhiên, Giáo hội vẫn chưa xác định điều này.
Công đồng Vaticanô đệ nhị tuyên bố: “Sự sống một khi đã được hình thành cần phải được bảo vệ tối đa; nạo phá thai và tội giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm”. Nhưng sau Công đồng Vaticanô đệ nhị, Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, sau khi lên tiếng chỉ trích tội phá thai đã nhấn mạnh rằng: “Tuyên ngôn này hiển nhiển không bàn đến thời điểm khi linh hồn được phú nhập”.9 Tuy nhiên trong một tài liệu hoàn hảo hơn vào năm 1987, Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin đi xa hơn một bước nữa, nhưng vẫn chưa đưa ra được tuyên bố chính xác về thời điểm khi nào thì hồn nhập vào thể xác. Thánh bộ nói rõ: dẫu cho người ta không thể chứng minh sự hiện diện của một linh hồn thiêng liêng từ mọi quan sát dữ kiện thực nghiệm, nhưng chính những kết luận của khoa học về phôi người đã cho “một chỉ dẫn quý giá để lí trí phân định sự hiện diện có tính nhân vị từ sự xuất hiện đầu tiên của một sự sống con người: làm sao một cá thể người (human individual) mà lại không phải là một nhân vị (human person)?” [30]
Trong Thông Điệp Tin Mừng Sự Sống (Evangelium Vitae), Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã kiên quyết khẳng định các tuyên bố trên, nhưng một lần nữa không xác định chính xác thời điểm khi nào thì phú hồn diễn ra (ensoulment). Liệu Giáo hội có thể xác định thời điểm khởi đầu sự sống con người, dựa trên nền tảng các chứng cứ triết học hay không? Những sự thật tâm linh khác cũng được định nghĩa dựa trên nền tảng chứng cứ triết học, ví dụ, họ cho rằng: lý tính và linh hồn của trí tuệ là dạng thể/ hình thế của cơ thể con người – the rational intellectual soul is the form of human body. Về phần cá nhân tôi, mặc dù tôi xác tín rằng những sự hiểu biết về triết học đủ để có thể đưa ra xác quyết việc phú hồn diễn ra ngay giây phút trứng thụ tinh, nhưng tôi thấu hiểu sự e dè – mang tính cẩn trọng của Giáo hội. Kiến thức sinh học không ngừng phát triển và biến đổi. Mặc dù hiện nay chúng ta được biết khá nhiều về sự sinh ra của con người, và tất cả những kiến thức này đều quy hướng cho ta thấy là dạng thức lý trí hiện diện từ thời điểm thụ tinh, nhưng đồng thời vẫn còn nhiều điều mà chúng ta chưa được biết về hoạt động của linh hồn con người và tiến trình phát sinh con người.[31]
Dưới ánh sáng của các khám phá mới lạ và đầy sức thuyết phục mà khoa học hiện nay đang cung cấp, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau duyệt xét lại về ý nghĩa và giá trị luân lý của mầm phôi (pre-embryo).[32]
- MẦM PHÔI VÀ Ý NGHĨA LUÂN LÝ
Thomas Shannon và một số tác giả ủng hộ lập trường: cá thể chỉ hiện hữu sau 14 ngày, khi trứng đã thụ tinh, thì cho rằng trứng thụ tinh chưa có thể được xem là một “cá thể” về mặt thể lý (physical individual) cho tới khi tiến trình làm tổ hoàn tất. Thêm vào đó, họ cũng đồng ý rằng: sẽ không đạt được cá thể tính cách trọn hảo, nếu tiến trình hạn định chưa hoàn tất, vì khi đó các tế bào vẫn chưa đánh mất tính toàn năng (totipotency) của nó.[33] Vì thế, thời gian ấn định để đạt được cá thể tính về mặt thể lý nằm giữa khoảng từ tuần thứ 1 cho đến tuần lễ thứ 3. Cho nên, không thể nói một cách đơn giản rằng sự hiện hữu của cá thể (individual's being) đã có mặt ngay từ giây phút thụ tinh (moment of fertilization). Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng: một cá thể đích thực - một con người cá thể - chỉ có được từ tiến trình thụ tinh. Điều này có nghĩa là, thực tại tính của một con người sẽ không hiện hữu ít nhất cho đến khi tiến trình cá thể hoá (individualization) xuất hiện. Cá thể tính là điều kiện tuyệt đối và cần thiết cho việc hình thành một bản vị tính (personhood).[34]
Từ những chứng cứ trên Shannon kết luận rằng: Không có cá thể (individual) thì cũng không có bản vị (person) cho tới khi tiến trình hạn định và việc hình thành ngôi vị hoàn tất, thời gian để hoàn tất là khoảng ba tuần sau khi thụ tinh. Vì thế, nếu huỷ một mầm phôi người vào thời điểm này thì chắc chắn sẽ kết thúc sự sống và chấm dứt sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền của mầm phôi. Và như thế về mặt luân lý hẳn nhiên hành vi đó không thể bị kết tội là giết người, vì ở thời điểm này cá thể tính chưa hiện hữu.[35]
Thứ đến, ông vẫn duy trì lập trường rằng: ở giai đoạn này (từ lúc thụ tinh đến tuần thứ ba), mầm phôi không cần được bảo vệ cách tuyệt đối. Nhưng vì mầm phôi là một sinh thể (có sự sống), lại được ban cho khả năng độc nhất vô nhị về mặt di truyền, nên cũng cần đặt ra các quy luật bảo vệ sự sống cho mầm phôi, nhưng điều này không phải là tuyệt đối.[36]
Hẳn nhiên, đây cũng chỉ là quan điểm của một số các thần học gia luân lý được đưa ra để nhận định và thảo luận. Lẽ dĩ nhiên, trong một xã hội mà chủ nghĩa đa văn hóa, đa tư tưởng luôn được khuyến khích và ủng hộ, ắt nhiên sẽ không thể tránh khỏi sự khác biệt về cách thức suy luận, nhất là hiện nay khi những vấn đề này vẫn còn nhiều tranh luận, và khoa y-sinh học cũng đang cung cấp thêm cho chúng ta những dữ liệu chính xác hơn về tiến trình thụ thai, bởi những khám phá mới do sự tiến triển của ngành y học hiện đại.[37] Công đồng Vaticanô đệ nhị tuyên bố: “Sự sống một khi đã được hình thành cần phải được bảo vệ tối đa; nạo phá thai và tội giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm”.[38] Nhưng sau Công đồng Vaticanô đệ nhị, Thánh bộ Giáo Lý và Đức Tin, sau khi lên tiếng chỉ trích tội phá thai đã nhấn mạnh rằng: “Tuyên ngôn này hiển nhiển không bàn đến thời điểm khi linh hồn được phú nhập”.[39] Tuy nhiên trong một tài liệu hoàn hảo hơn vào năm 1987, Thánh bộ đi xa hơn một bước nữa, nhưng vẫn chưa đưa ra được tuyên bố chính xác về thời điểm khi nào thì hồn nhập vào thể xác.
Thánh bộ nói rõ: “những kết luận do khoa học đưa ra liên quan đến phôi người cung cấp chỉ dẫn giá trị cho việc nhận thức bằng lý trí về sự hiện diện của cá thể ngay từ giây phút đầu tiên khi xuất hiện sự sống của con người: làm sao có thể không chấp nhận một sinh vật người mà lại không phải là con người?”[40]
Chỉ cần điểm qua các văn kiện của Huấn Quyền cũng như các tài liệu y khoa bàn về những khám phá mới của ngành phôi học, thì chúng ta cũng đã thấy có nhiều sự hóc búa và éo le khi bàn luận về khởi điểm sự sống của con người và về sự hiện diện của một nhân vị cá thể ngay khi trứng thụ tinh. Quả thực, đây là một công việc nhiêu khê và không mấy dễ dàng để thực hiện. Tuy nhiên, người viết muốn phân tích một cách nghiêm túc các nhận định, lập trường và quan điểm của các phe đã lên tiếng đóng góp ý kiến của mình trong cuộc tranh luận này, hầu có thể đưa ra một cái nhìn khách quan và đúng với tinh thần giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến việc tôn trọng sự sống con người mà gần đây Bộ Giáo Lý và Đức Tin đã phổ biến một huấn thị, nhằm trình bày các giáo huấn luân lý của Giáo Hội sao cho phù hợp với các khám phá mới của ngành y khoa trong thế kỷ thứ 21 này. Đây là một văn kiện rất quan trọng trực tiếp đề cập đến các lãnh vực nghiên cứu phôi người, việc sử dụng các tế bào gốc cho những mục đích chữa trị cũng như trong những lãnh vực y học thực nghiệm khác. Những vấn đề mới mẻ này đòi hỏi phải có câu trả lời thích đáng.[41]
KẾT LUẬN
Để kết luận sau khi duyện xét các lý chứng đã được trình bày trong chương này, tôi cho rằng: sự sống của con người được bắt đầu từ giây phút trứng thụ tinh và con người ấy là một nhân vị cá thể mang tính chất độc nhất vô nhị, và có đầy đủ phẩm giá của một con người, cần phải được tôn trọng, dù “con người ấy” chưa có khả năng để hiện thực hóa hoặc phát triển một cách đầy đủ và trọn vẹn tất cả các tiềm năng đã được phú bẩm ngây từ giây phút thụ tinh.[42] Nếu chúng ta tự đặt câu hỏi: “Có khi nào một nhân vị không phải là con người?” Câu trả lời hẳn nhiên là không bao giờ. Và giả như chúng ta hỏi ngược lại: “Có khi nào một con người không phải là một nhân vị?” Tôi giả thiết câu trả lời sẽ giống như trên, nghĩa là không bao giờ. Vì lẽ đó, mà tôi cho rằng: tất cả phôi người cần phải được tôn trọng một cách tuyệt đối và vô điều kiện. Đồng thời, các quyền của phôi cần phải được công nhận như là quyền của một con người, trong đó, quyền được sống và quyền bất khả xúc phạm đến sự sống của những con người vô tội, cụ thể là các thai nhi trong dạ mẹ. Điều này đã được Huấn Thị Donum Vitae (Tặng Phẩm Sự Sống) do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22.02.1987 khẳng định.
“Ngay từ giây phút thụ tinh, sự sống của mỗi người phải được tôn trọng cách tuyệt đối, vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó, và linh hồn của mỗi người được Thiên Chúa trực tiếp tạo thành.
Con người phải được đối xử như một nhân vị kể từ khi thụ tinh, và vì vậy cũng từ lúc đó nhân quyền của nó phải được thừa nhận, trước hết là quyền sống bất khả xâm phạm của một con người vô tội.”
Thai nhi tự bản chất có quyền được sống – đó là quyền cơ bản nhất trong mọi quyền.[43] Bằng cách nào để bảo vệ và cổ vũ tốt nhất quyền này vẫn là một vấn đề nan giải. Cần phải xác minh rõ ràng rằng, khởi đầu sự sống của con người không phải là vấn đề tôn giáo mà là vấn đề thuộc khoa học. Chắc chắn giáo dục phổ thông là cần thiết đối với vấn đề khởi điểm sự sống con người. Nói cách khác, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là chinh phục trái tim và ý kiến của con người nhờ giáo dục và thuyết phục để họ hiểu được khi nào thì sự sống con người bắt đầu cũng như sự sai trái của việc nạo phá thai. Chúng ta có nên đấu tranh để thông qua pháp luật nhằm phản đối nạo phá thai trước khi có được sự đồng tâm nhất trí nơi xã hội hay không? Đây là một vấn đề nan giải.
Trong khi chúng ta tìm cách cảnh báo mọi người về tội ác nạo phá thai, tôi nghĩ cần phải ghi nhớ lời của Đức cố Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ngài viết: “Những quyết định đi ngược lại sự sống đôi khi nảy sinh từ những tình huống khó khăn hoặc thậm chí từ các bi kịch về những đau khổ tột cùng, sự cô đơn, hoàn toàn không có triển vọng kinh tế, tuyệt vọng và lo lắng cho tương lai. Những tình cảnh như thế có thể làm giảm nhẹ trách nhiệm chủ quan ở mức đáng kể, cũng như hậu qủa tội ác kèm theo của những người đã quyết định những điều này, mà tự thân nó là điều xấu.”[44]
Nói cách khác, khi chúng ta cam kết nỗ lực bảo vệ quyền của những trẻ em sơ sinh chưa chào đời, chúng ta cần nhận thức được rằng, phụ nữ tìm đến biện pháp nạo phá thai thường là những người cần được giúp đỡ; kết tội không phải là một phương thức mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chúng ta phải tránh trở thành những người nhẫn tâm, tự cho mình là công chính khi muốn cải thiện những tệ đoan xã hội.
Kiên quyết với quan điểm sự sống con người bắt đầu từ khi thụ tinh và xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em sơ sinh chưa chào đời, điều này không đồng nghĩa với việc sự sống con người là điều thiện hảo tuyệt đối. Sự sống con người, dù là của đứa bé chưa ra đời, cũng cần phải được duy trì cho đến khi không thể kéo dài hơn nữa về mặt thể lý. Truyền thống Công Giáo liên quan đến việc duy trì sự sống đã được triển khai khá đầy đủ; nếu các biện pháp duy trì và bảo tồn sự sống không mang lại lợi ích và có hy vọng giúp cho bệnh nhân được bình phục, hoặc áp đặt gánh nặng quá mức, người mang bệnh chí tử hay người ủy nhiệm của bệnh nhân có thể được phép ngừng áp dụng các biện pháp trị liệu y khoa đó, ngay cả khi hậu qủa của các quyết định sẽ dẫn đến tử vong. Áp dụng các nguyên tắc này trong trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ chưa ra đời trên thực tế là đề xuất khó khăn, nhưng một sự thật của lời giáo huấn của chúng ta không nên qúa nhấn mạnh nhằm để bảo vệ những sự thật khác.
Tôi hy vọng rằng tất cả những gì mà chúng ta đã trình bày và trao đổi với nhau trong chương đầu tiên của cuốn sách này sẽ tạo nên nền tảng vững chắc về mặt luân lý và nó sẽ tiếp tục là ngọn hải đăng soi sáng và hướng dẫn chúng ta trong những thảo luận kế tiếp. Đồng thời, tôi cũng tin rằng chính điều này sẽ đóng góp tích cực cho các cuộc thảo luận về vấn đề phá thai mà chúng ta sẽ có cơ hội để bàn thảo với nhau trong phần hai của cuốn sách này. Việc phá thai hiện nay đang được bàn tán sôi nổi trên thế giới, nhất là khi phương pháp phá thai được xem như là cách để điều hoà sinh sản hay hạn chế nạn nhân mãn. Điều này đã gây ra rất nhiều sự tranh luận và đem lại khó khăn cho các vị lãnh đạo tinh thần trong Giáo Hội Công Giáo - cũng như các Giáo Hội bạn và cả hàng ngũ giáo dân - trong thiện chí và nổ lực tìm kiếm một giải pháp luân lý thỏa đáng cho những vấn đề nan giải mà chúng ta đang phải đương đầu.
Lm. Trần Mạnh Hùng
Copyright©2024
(Bài viết được tác giả gửi cho BTT Giáo phận Hải Phòng)
TẢI TÀI LIỆU PDF TẠI ĐÂY
Từ những chứng cứ trên Shannon kết luận rằng: Không có cá thể (individual) thì cũng không có bản vị (person) cho tới khi tiến trình hạn định và việc hình thành ngôi vị hoàn tất, thời gian để hoàn tất là khoảng ba tuần sau khi thụ tinh. Vì thế, nếu huỷ một mầm phôi người vào thời điểm này thì chắc chắn sẽ kết thúc sự sống và chấm dứt sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền của mầm phôi. Và như thế về mặt luân lý hẳn nhiên hành vi đó không thể bị kết tội là giết người, vì ở thời điểm này cá thể tính chưa hiện hữu.[35]
Thứ đến, ông vẫn duy trì lập trường rằng: ở giai đoạn này (từ lúc thụ tinh đến tuần thứ ba), mầm phôi không cần được bảo vệ cách tuyệt đối. Nhưng vì mầm phôi là một sinh thể (có sự sống), lại được ban cho khả năng độc nhất vô nhị về mặt di truyền, nên cũng cần đặt ra các quy luật bảo vệ sự sống cho mầm phôi, nhưng điều này không phải là tuyệt đối.[36]
Hẳn nhiên, đây cũng chỉ là quan điểm của một số các thần học gia luân lý được đưa ra để nhận định và thảo luận. Lẽ dĩ nhiên, trong một xã hội mà chủ nghĩa đa văn hóa, đa tư tưởng luôn được khuyến khích và ủng hộ, ắt nhiên sẽ không thể tránh khỏi sự khác biệt về cách thức suy luận, nhất là hiện nay khi những vấn đề này vẫn còn nhiều tranh luận, và khoa y-sinh học cũng đang cung cấp thêm cho chúng ta những dữ liệu chính xác hơn về tiến trình thụ thai, bởi những khám phá mới do sự tiến triển của ngành y học hiện đại.[37] Công đồng Vaticanô đệ nhị tuyên bố: “Sự sống một khi đã được hình thành cần phải được bảo vệ tối đa; nạo phá thai và tội giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm”.[38] Nhưng sau Công đồng Vaticanô đệ nhị, Thánh bộ Giáo Lý và Đức Tin, sau khi lên tiếng chỉ trích tội phá thai đã nhấn mạnh rằng: “Tuyên ngôn này hiển nhiển không bàn đến thời điểm khi linh hồn được phú nhập”.[39] Tuy nhiên trong một tài liệu hoàn hảo hơn vào năm 1987, Thánh bộ đi xa hơn một bước nữa, nhưng vẫn chưa đưa ra được tuyên bố chính xác về thời điểm khi nào thì hồn nhập vào thể xác.
Thánh bộ nói rõ: “những kết luận do khoa học đưa ra liên quan đến phôi người cung cấp chỉ dẫn giá trị cho việc nhận thức bằng lý trí về sự hiện diện của cá thể ngay từ giây phút đầu tiên khi xuất hiện sự sống của con người: làm sao có thể không chấp nhận một sinh vật người mà lại không phải là con người?”[40]
Chỉ cần điểm qua các văn kiện của Huấn Quyền cũng như các tài liệu y khoa bàn về những khám phá mới của ngành phôi học, thì chúng ta cũng đã thấy có nhiều sự hóc búa và éo le khi bàn luận về khởi điểm sự sống của con người và về sự hiện diện của một nhân vị cá thể ngay khi trứng thụ tinh. Quả thực, đây là một công việc nhiêu khê và không mấy dễ dàng để thực hiện. Tuy nhiên, người viết muốn phân tích một cách nghiêm túc các nhận định, lập trường và quan điểm của các phe đã lên tiếng đóng góp ý kiến của mình trong cuộc tranh luận này, hầu có thể đưa ra một cái nhìn khách quan và đúng với tinh thần giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến việc tôn trọng sự sống con người mà gần đây Bộ Giáo Lý và Đức Tin đã phổ biến một huấn thị, nhằm trình bày các giáo huấn luân lý của Giáo Hội sao cho phù hợp với các khám phá mới của ngành y khoa trong thế kỷ thứ 21 này. Đây là một văn kiện rất quan trọng trực tiếp đề cập đến các lãnh vực nghiên cứu phôi người, việc sử dụng các tế bào gốc cho những mục đích chữa trị cũng như trong những lãnh vực y học thực nghiệm khác. Những vấn đề mới mẻ này đòi hỏi phải có câu trả lời thích đáng.[41]
KẾT LUẬN
Để kết luận sau khi duyện xét các lý chứng đã được trình bày trong chương này, tôi cho rằng: sự sống của con người được bắt đầu từ giây phút trứng thụ tinh và con người ấy là một nhân vị cá thể mang tính chất độc nhất vô nhị, và có đầy đủ phẩm giá của một con người, cần phải được tôn trọng, dù “con người ấy” chưa có khả năng để hiện thực hóa hoặc phát triển một cách đầy đủ và trọn vẹn tất cả các tiềm năng đã được phú bẩm ngây từ giây phút thụ tinh.[42] Nếu chúng ta tự đặt câu hỏi: “Có khi nào một nhân vị không phải là con người?” Câu trả lời hẳn nhiên là không bao giờ. Và giả như chúng ta hỏi ngược lại: “Có khi nào một con người không phải là một nhân vị?” Tôi giả thiết câu trả lời sẽ giống như trên, nghĩa là không bao giờ. Vì lẽ đó, mà tôi cho rằng: tất cả phôi người cần phải được tôn trọng một cách tuyệt đối và vô điều kiện. Đồng thời, các quyền của phôi cần phải được công nhận như là quyền của một con người, trong đó, quyền được sống và quyền bất khả xúc phạm đến sự sống của những con người vô tội, cụ thể là các thai nhi trong dạ mẹ. Điều này đã được Huấn Thị Donum Vitae (Tặng Phẩm Sự Sống) do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22.02.1987 khẳng định.
“Ngay từ giây phút thụ tinh, sự sống của mỗi người phải được tôn trọng cách tuyệt đối, vì con người là thụ tạo duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính nó, và linh hồn của mỗi người được Thiên Chúa trực tiếp tạo thành.
Con người phải được đối xử như một nhân vị kể từ khi thụ tinh, và vì vậy cũng từ lúc đó nhân quyền của nó phải được thừa nhận, trước hết là quyền sống bất khả xâm phạm của một con người vô tội.”
Thai nhi tự bản chất có quyền được sống – đó là quyền cơ bản nhất trong mọi quyền.[43] Bằng cách nào để bảo vệ và cổ vũ tốt nhất quyền này vẫn là một vấn đề nan giải. Cần phải xác minh rõ ràng rằng, khởi đầu sự sống của con người không phải là vấn đề tôn giáo mà là vấn đề thuộc khoa học. Chắc chắn giáo dục phổ thông là cần thiết đối với vấn đề khởi điểm sự sống con người. Nói cách khác, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là chinh phục trái tim và ý kiến của con người nhờ giáo dục và thuyết phục để họ hiểu được khi nào thì sự sống con người bắt đầu cũng như sự sai trái của việc nạo phá thai. Chúng ta có nên đấu tranh để thông qua pháp luật nhằm phản đối nạo phá thai trước khi có được sự đồng tâm nhất trí nơi xã hội hay không? Đây là một vấn đề nan giải.
Trong khi chúng ta tìm cách cảnh báo mọi người về tội ác nạo phá thai, tôi nghĩ cần phải ghi nhớ lời của Đức cố Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ngài viết: “Những quyết định đi ngược lại sự sống đôi khi nảy sinh từ những tình huống khó khăn hoặc thậm chí từ các bi kịch về những đau khổ tột cùng, sự cô đơn, hoàn toàn không có triển vọng kinh tế, tuyệt vọng và lo lắng cho tương lai. Những tình cảnh như thế có thể làm giảm nhẹ trách nhiệm chủ quan ở mức đáng kể, cũng như hậu qủa tội ác kèm theo của những người đã quyết định những điều này, mà tự thân nó là điều xấu.”[44]
Nói cách khác, khi chúng ta cam kết nỗ lực bảo vệ quyền của những trẻ em sơ sinh chưa chào đời, chúng ta cần nhận thức được rằng, phụ nữ tìm đến biện pháp nạo phá thai thường là những người cần được giúp đỡ; kết tội không phải là một phương thức mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chúng ta phải tránh trở thành những người nhẫn tâm, tự cho mình là công chính khi muốn cải thiện những tệ đoan xã hội.
Kiên quyết với quan điểm sự sống con người bắt đầu từ khi thụ tinh và xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em sơ sinh chưa chào đời, điều này không đồng nghĩa với việc sự sống con người là điều thiện hảo tuyệt đối. Sự sống con người, dù là của đứa bé chưa ra đời, cũng cần phải được duy trì cho đến khi không thể kéo dài hơn nữa về mặt thể lý. Truyền thống Công Giáo liên quan đến việc duy trì sự sống đã được triển khai khá đầy đủ; nếu các biện pháp duy trì và bảo tồn sự sống không mang lại lợi ích và có hy vọng giúp cho bệnh nhân được bình phục, hoặc áp đặt gánh nặng quá mức, người mang bệnh chí tử hay người ủy nhiệm của bệnh nhân có thể được phép ngừng áp dụng các biện pháp trị liệu y khoa đó, ngay cả khi hậu qủa của các quyết định sẽ dẫn đến tử vong. Áp dụng các nguyên tắc này trong trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ chưa ra đời trên thực tế là đề xuất khó khăn, nhưng một sự thật của lời giáo huấn của chúng ta không nên qúa nhấn mạnh nhằm để bảo vệ những sự thật khác.
Tôi hy vọng rằng tất cả những gì mà chúng ta đã trình bày và trao đổi với nhau trong chương đầu tiên của cuốn sách này sẽ tạo nên nền tảng vững chắc về mặt luân lý và nó sẽ tiếp tục là ngọn hải đăng soi sáng và hướng dẫn chúng ta trong những thảo luận kế tiếp. Đồng thời, tôi cũng tin rằng chính điều này sẽ đóng góp tích cực cho các cuộc thảo luận về vấn đề phá thai mà chúng ta sẽ có cơ hội để bàn thảo với nhau trong phần hai của cuốn sách này. Việc phá thai hiện nay đang được bàn tán sôi nổi trên thế giới, nhất là khi phương pháp phá thai được xem như là cách để điều hoà sinh sản hay hạn chế nạn nhân mãn. Điều này đã gây ra rất nhiều sự tranh luận và đem lại khó khăn cho các vị lãnh đạo tinh thần trong Giáo Hội Công Giáo - cũng như các Giáo Hội bạn và cả hàng ngũ giáo dân - trong thiện chí và nổ lực tìm kiếm một giải pháp luân lý thỏa đáng cho những vấn đề nan giải mà chúng ta đang phải đương đầu.
Lm. Trần Mạnh Hùng
Copyright©2024
(Bài viết được tác giả gửi cho BTT Giáo phận Hải Phòng)
TẢI TÀI LIỆU PDF TẠI ĐÂY
[1] . Xem Lm Trần Mạnh Hùng, Sự Sống và Quyền Bất Khả Xâm Phạm: Nền Tảng Luân Lý cho Xã Hội (Sài Gòn, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2020). https://ducbahoabinhbooks-osp.com/su-song-va-quyen-bat-kha-xam-pham-nen-tang-luan-ly-cho-xa-hoi/ (Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024).
[2] . Từ Clone hoặc Cloning, theo như như những gì mà tôi đã khảo sát thì trong khoảng thập niên từ 2000-2010, trong tiếng Việt chưa có một sự thống nhất về cách thức diễn giải. Theo một số bản văn bằng tiếng Việt thì được dịch là: 1) Sinh sản vô tính hay sản sinh dòng vô tính, tạo sinh vô tính; 2) Nhân bản người, nhân bản vô tính (do linh mục Nguyễn Hồng Giáo đề nghị – xem “Nhân Bản Người và vấn đề đạo đức,” Dân Chúa Úc Châu, số 92, tháng 6 năm 2002, trang 78 và 80), đôi khi từ này cũng được phỏng dịch là phiên bản. Xem Từ Điển Anh-Việt, trang 282, do Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia Viện Ngôn Ngữ Học biên soạn. Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 6, năm 1993. Riêng Từ Điển Y Học Anh Việt (1996) do B.S. Bùi Khánh Thuần soạn thảo thì chỉ ghi: Clone - dòng vô tính, hệ vô tính (trang 236). Lẽ đó, quả tình thực khó để có thể chọn một nghĩa nhất định mỗi khi cần diễn dịch từ “Clone hoặc Cloning” bằng tiếng Anh. Do đó, tôi tạm thời sử dụng từ này theo nghĩa nhân bản vô tính.
[3] . Therapeutic cloning, tạm dịch là “liệu pháp điều trị bằng cách nhân bản vô tính.” Tỷ dụ việc nhân bản phôi người bằng phương pháp tạo sinh vô tính, sau đó thâu hoạch các tế bào gốc và để cho các tế bào này phát triển thành các mô hay tạng nào đó. Rồi dùng các mô hay tạng này vào việc cấy ghép cho các bệnh nhân, với mục đích nhằm để điều trị những căn bệnh nan y. Xem bài viết của linh mục Trần Mạnh Hùng, C.Ss.R., Tế Bào Gốc và Ứng Dụng Của Nó. Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu, số 88, tháng 01, năm 2002, trang 72-76.
[4] . Quý vị nào muốn tìm hiểu sâu xa hơn về vấn đề này, xin vui lòng tham khảo bài viết: “Kỹ thuật mới về sinh sản và ý nghĩa vai trò làm cha mẹ,” trong chương 5 của cuốn sách Đạo đức sinh học và những thách đố hiện nay (T.P Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông, 2016).
[5] . There is no shortage of literature in regard to the question of the embryo as a human person. A few of the relevant articles by scholars in the Catholic tradition are Dianne Nutwell Irving, Philosophical and Scientific Analysis of the Nature of the Human Embryo, Ph.D. dissertation (Washington, D.C.: Georgetown University, 1991); Benedict Ashley, O.P., “A Critique of the Theory of Delayed Hominization,” in An Ethical Evaluation of Fetal Experimentation, eds. Donald G. McCarthy and Albert S. Moraczewski, O.P. (St. Louis, MO: Pope John XXIII Center, 1976); Benedict Ashley, O.P., “When Does a Human Person Begin to Exist?” Collected Essays (Naples, FL: Ave Maria University Press, in press); J. Bracken, “Is the Early Embryo a Person?” Linacre Quarterly 68 (1 February 2001): 49–70; Jason Eberl, “The Beginning of Personhood: A Thomistic Biological Analysis,” Bioethics 14 (2 April 2000): 135–151; Kevin D. O’Rourke, “The Embryo as Person?” National Catholic Bioethics Quarterly (2006): 241-251. Norman Ford, When Did I Begin? Conception of the Human Person in History, Philosophy, and Science (New York, Cambridge University Press, 1988); J. Donceel, “Immediate Animation and Delayed Hominization,” Theological Studies 31 (1970): 76–105; Robert George, “Debating the Moral Status of the Embryo,” Published on Harvard Magazine. http://harvardmagazine.com/print/1682?page=all (accessed 11 August 2012). Robert P. George and Christopher Tollefsen, Embryo: A Defense of Human Life. New York: Published by Doubleday, 2008. T. Shannon and A. Wolter, “Reflections on the Moral Status of the Embryo,” Theological Studies 51 (4 December 1990): 603–626; S. Heaney, “Aquinas and the Presence of the Human Rational Soul in the Early Embryo,” Thomist 56 (1 January 1992): 19–48.
[6] . Xem Huấn Thị Donum Vitae “Tặng phẩm sự sống.” Congregation for the Doctrine of the Faith, Instruction Donum Vitae on respect for human life at its origins and for the dignity of procreation (22 February 1987).
[7] . Xem Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Piô XII, “Humani Generis”, AAS 42 (1950) và Huấn thị “Donum Vitae” của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22/2/1987.
[8] . Lm Trần Mạnh Hùng, “The Magisterium’s Teachings in Morality - Những giáo huấn của huấn quyền trong lĩnh vực luân lý,” trong bài thuyết trình tuần 12, Church Teaching Authority in Relation To Conscience - Huấn Quyền Của Giáo Hội Trong Mối Liên Hệ Với Lương Tâm (Auckland City: Good Shepherd Theological College, 2015).
[9] . “Con người phải được đối xử như một nhân vị kể từ khi thụ tinh, và vì vậy cũng từ lúc đó nhân quyền của nó phải được thừa nhận, trước hết là quyền sống bất khả xâm phạm của một con người vô tội.” Xem Bộ Giáo Lý Đức Tin, Huấn thị Donum Vitae về việc tôn trọng sự sống con người lúc phôi thai và phẩm giá của việc sinh sản (22/02/1987): AAS 80 (1988).
[10] . Đây là một thuật ngữ được dùng để mô tả một thực thể (entity) từ trứng thụ tinh đang bắt đầu hình thành dải mầm phôi trong suốt tuần thứ ba. Thỉnh thoảng từ Pre-embryo cũng được dịch là “tiền phôi”. Xem Keith L. Moore, Essentials of Human Embryology. (Philadelphia: Decker, 1988), p. 16.
[11] . Hai ống dẫn trứng nhận trứng trưởng thành (mature ova) từ buồng trứng (ovary) và đưa chúng đến tử cung (uterus). Trứng thường được thụ tinh trong khi còn ở trong ống dẫn trứng và rồi trứng thụ tinh (hợp tử: zygote) được vận chuyển tới tử cung. Ống dẫn trứng tận cùng trong tử cung - một tạng cơ rỗng (a hollow, muscular organ) là vị trí cho việc làm tổ (implantation) của trứng đã thụ tinh. Nếu có đậu thai thì tử cung chứa, nuôi dưỡng và bảo vệ phôi cho nó phát triển và trở thành thai nhi (fetus). Lớp lót trong tử cung gọi là nội mạc tử cung (endometrium) được tạo hàng tháng trong việc chuẩn bị cho khả năng thai nghén. Nếu không xảy ra thai nghén, nội mạc tử cung bong ra trong quá trình hành kinh hằng tháng. Xem Kristine M. Severyn, R.Ph., Ph.D. “Abortifacient Drugs and Devices: Medical and Moral Dilemmas,” Linacre Quarterly 57(August 1990): 50-67.
[12] . Trứng thụ tinh chỉ có một cặp nhiễm sắc thể, gồm 23 nhiễm sắc thể của bố và 23 nhiễm sắc thể của mẹ.
[13] . Khoảng một giờ sau khi thụ tinh, nhân đơn bội (Haploid nuclei) (23 nhiễm sắc thể) của noãn và 23 nhiễm sắc thể của tinh trùng sẽ hợp nhất để tạo thành tế bào lưỡng bội duy nhất (single diploid cell) là hợp tử (gồm có 46 nhiễm sắc thể).
[14] . Từ cha mẹ, đứa trẻ nhận 22 cặp nhiểm sắc thể ghép với nhau được gọi là nhiễm sắc thể thường và một cặp khác được gọi là nhiễm sắc thể giới tính. Cặp nhiễm sắc thể giới tính giống nhau ở nữ giới được gọi là XX. Cặp nhiễm sắc thể giới tính không giống nhau ở nam giới được gọi là XY. Sau phân giảm (meiasis) ở nam giới, một nửa tinh trùng chứa nhiễm sắc thể X và một nửa chứa nhiễm sắc thể Y. Một noãn thụ tinh bởi một tinh trùng mang nhiễm sắc thể X tạo một hợp tử XX, phát triển thành thai nhi gái. Sự thụ tinh của noãn bởi một tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y tạo ra một hợp tử XY, phát triển thành thai nhi trai.
[15] . “The moment of conception,” (Thời điểm mà trứng thụ tinh). Cụm từ này thường hay được sử dụng trong các bản văn của Giáo Hội.
[16] . Hàng triệu tinh trùng (khoảng 300 triệu) có đuôi được phóng vào âm đạo (vagina) trong khi giao hợp (coitus). Mặc dù chỉ có một con sẽ xuyên vào noãn, (men hyaluronidase) chất tiết của nhiều tinh trùng cần có để làm tan lớp vỏ ngoài của noãn và cho phép xuyên qua. Một khi tinh trùng đã vào noãn, một màng không thể xuyên qua hình thành xung quanh noãn và không một con tinh trùng nào khác có thể vào được.
[17] . Xem Tuyên Ngôn Về Việc Cố Ý Phá Thai, do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, được đăng tải trong nhật báo “L'Osservatore Romano,” ngày 29 tháng 5 , 1974. (Declaration on Procured Abortion issued by the Sacred Congregation for the Doctrine of the Faith, May 29, 1974).
[18] . Sự thụ tinh chỉ hoàn tất khi trứng không còn khả năng phân chia thành nhiều phần nữa, nghĩa là tiến trình làm tổ đã hoàn tất và bắt đầu có sự hình thành phôi vị (gastrulation). Từ khi thụ tinh đến khi kết thúc, tiến trình thụ tinh này kéo dài khoảng 3 tuần. Và tiến trình này được gọi tên là tiến trình hạn định.
[19] . Rev. Dr. Norman Ford, SDB., When Did I Begin? Conception of the Human Individual in History, Philosophy and Science (Cambridge: Cambridge University Press, 1988).
[20] . Rev. Dr. Norman Ford, SDB., “When Did I Begin? - A Reply to Nicholas Tonti-Filippini,” Linacre Quarterly 57 (November 1990): 59-66.
[21] . For further discussion see N. Ford, When Did I Begin? Conception of the Human Individual in History, Philosophy and Science (Cambridge: Cambridge University Press, 1988), pp. 176-177. From the accumulation of such biological data and philosophical arguments, Ford comes to a strong conclusion: science and philosophy prove that the human being could not begin at conception. Rather, for its first two to three weeks, the embryo is merely a cluster of cells, each a distinct, ontologically individual organism, in simple contact with other individual organisms, each of which lives only a matter of hours before dying in the process of dividing. Only at the primitive streak stage and not prior to it, but most certainly by the stage of gastrulation' do these few thousand organisms combine so that a human individual, our youngest neighbour and member of the human community, begins' [Cf. Ford, When Did I Begin, xviii, 139, 170]. However, later on Ford himself had renounced/retracted his earlier position and his position had been critised by other critics such as Benedict Ashley, Michael Coughlan, Tom Daly, John Finnis, Robert George, Germain Grisez, Dianne Irving, David Jones and Anthony Zimmerman. Several authors deal with these matters in Juan Vial Correa and Elio Sgreccia (eds.), Identity and Status of the Human Embryo (Rome: Libreria Editrice Vaticana, 1998).
[22] . See Juan Vial Correa and Elio Sgreccia (eds.), Identity and Status of the Human Embryo (Rome: Libreria Editrice Vaticana, 1998).
[23] . William Bueche, C.Ss.R., “Destroying Human Embryos - Destroying Human Lifes: A Moral Issue,” Studia Moralia 29 (1991): 85-115; Kevin D. O’Rourke, “The Embryo as Person” National Catholic Bioethics Quarterly (2006); Robert P. George, “Embryo Ethics: On the Biological and Moral Status of Nascent Human Life,” (part 1) 14/04/2008. http://www.firstprinciplesjournal.com/articles.aspx?article=583&theme=home&loc=b (accessed 11 August 2012); Anthony Fisher, O.P., Catholic Bioethics for a New Millennium. (United Kingdom: Cambridge University Press, 2012), p. 104.
[24] . Xem Circuit Court for Blount County, Tennessee at Maryville, Equity Division. “Custody Dispute over Seven Human Embryos.” Authors: Junior L. Davis, Mary Sue Davis, Jérôme Lejeune, Tennessee. Circuit Court (Blount County). Publisher Center for Law & Religious Freedom, 1989. http://rsvpamerica.org/wp-content/uploads/2014/02/Davis-v.-Davis-v.-King-Custody-Dispute-Over-Seven-Human-Embryos-In-the-Circut-Court-for-Blount-County-TN_NoAuthor_Aug-10-1989_Center-for-Law-Religious-Freedom.pdf (Accessed 16 June 2015). |
[25] . Bao gồm Normand Ford; Dr. King; Dr. Shivers; Professor Robertson.
- Norman Ford, SDB., in 1988 published When Did I Begin? Conception of the Human Individual in History, Philosophy and Science (Great Britain: Cambridge Uni. Press, 1988). In this book, he aimed to resolve the debate on ‘how far we can trace back our own personal identity as the same continuing individual living body, being or entity’. He concluded that there is no human individual or soul present until two to three weeks after fertilization. His book supports the view for delayed ‘animation’ or ‘hominization’ – the view that the early human embryo is not a human being. Supporters of Ford’s position have included: Vincent Genovesi, Kevin Kelly, Richard McCormick, Jean Porter, Thomas Shannon, Barry Smith, James Walter and Mary Warnock. But Ford is no longer holding this position anymore. Cf. Anthony Fisher, O.P., Catholic Bioethics for a New Millennium. (United Kingdom: Cambridge University Press, 2012), pp. 102-103.
- Dr. Irving Ray King: there is a first a one-cell gamete, a zygote (after the first cell divides), a preembryo (up to 14 days after fertilization) and final an embryo (after 14 days and upon cell differentiation).
- Dr. Charles Alex Shivers: a preembryo is a zygote up to 11-14 days and consists largely of undifferentiated cells; that after attachment tot he uterus wall and the appearance of the primitive treak, the cells then become different; that is organs, organ systems , body parts and the like are formed; "... as far as we know..., to my knowledge..., there is no way to distinguish the cells [at the zygote stage]... they are the same [undifferentiated]..."
- Professor John Robertson: a human preembryo is an entity composed of a group of undifferentiated cells which have no organs or nervous system. That at about 10-14 days, the preembyo attaches itself to the uteran wall, develops its primitive treak and life then starts. It is "... not clear..." that a human preembryo is a unique individual; that simply because fertilization has occurred, the gamete contributors have not procreated. See "Custody Dispute Over Seven Human Embryos", in Circut Court For Blount County, Tennessee At Maryville.
[26] . Xem Kevin D. O’Rourke, O.P., “The Embryo as Person,” National Catholic Bioethics Quarterly (2006): 241-251.
[27] . Điều này đã được xác nhận bởi các quan tòa trong vụ kiện tại Tennessee. Xem Circuit Court for Blount County, Tennessee at Maryville, Equity Division. “Custody Dispute over Seven Human Embryos,” p.9.
[28] . Nói cách khác, là từ khi trứng được thụ tinh thì sẽ xuất hiện một tế bào đầu tiên, tế bào này còn được gọi là “hợp tử” và trong hợp tử này mọi hướng dẫn và cấu trúc di truyền về một con người cá thể mà sau này sẽ hình thành đã được thiết định ngay từ giây phút đó, và sẽ không bao giờ có một tế bào hợp tử nào giống như vậy nữa. Lẽ đó mà chúng ta có thể nói một cách khẳng định: là mỗi người là một nhân vị độc nhất vô nhị. Không có ai giống ai hoàn toàn 100% (so về mặt thể lý và tâm lý) ngay cả trẻ em sinh đôi cùng một trứng. Điều này chúng ta cũng có thể kiểm nhận được từ kinh nghiệm và sự khảo sát cá nhân.
[29] . Nghĩa là trước và sau khi trứng được thụ tinh.
[30] . Xem Huấn Thị Donum Vitae “Tặng phẩm sự sống” của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành ngày 22/02/1987, số 78-79.
[31] . See Fr. Kevin D. O’Rourke, “The Embryo as Person?” Published in National Catholic Bioethics Quarterly (2006): 241-251.
[32] . Từ Pre-embryo, thỉnh thoảng còn được gọi là tiền phôi.
[33] . Theo như những gì mà chúng ta được biết hiện nay về khả năng đặc biệt của các tế bào gốc toàn năng (Totipotent stem cells) là các tế bào này chỉ hiện diện ở phôi khi mới được hình thành từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ năm. Trong thời gian này các tế bào gốc toàn năng có thể tự nó phát triển để trở thành một sinh thể (organism), ví dụ như trong trường hợp trẻ em sinh đôi (hoặc nhiều hơn nữa), khi một trứng đã thụ tinh tự mình tách ra làm hai tế bào, rồi từ đó tự phát triển thành hai sinh thể (hai bào thai). Đây là yếu tố độc đáo mà các khoa học gia đã khám phá ra khi khảo sát và nghiên cứu về tế bào gốc phôi toàn năng. Xem Lm Trần Mạnh Hùng, Đạo Đức Sinh Học và Những Thách Đố Hiện Nay (T.P. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông, 2016).
[34] . Tuy nhiên, cũng đã có những lý luận đi nghịch lại với ý kiến và lập trường của Shannon và những người cùng đồng quan điểm với ông. Cụ thể là Fr. Kevin D. O’Rourke (Thần học gia luân lý), người đã xác quyết và khẳng định rằng: Phôi là một nhân vị trong bài viết khá nổi tiếng của ông và đã được phổ biến trên tạp chí National Catholic Bioethics Quarterly. Xem Kevin D. O’Rourke, O.P., “The Embryo as Person,” National Catholic Bioethics Quarterly (2006): 241-251. Bài viết này đã được Trà Mi và Lm. Trần Mạnh Hùng dịch sang tiếng Việt và tôi đã cho đăng tại website congiaovietnam.net http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=20597 (Truy cập, Thứ 6, ngày 19.06.2020)
[35] . Theo Shannon và Wolter, cá thể tính chỉ hiện hữu khi trứng thụ tinh không còn khả năng phân chia thành nhiều phần, nghĩa là, khi hoàn tất tiến trình hạn định và việc hình thành phôi vị. Thời gian hoàn tất là khoảng ba tuần. Trong thời gian này, mầm phôi hay trứng thụ tinh hay phôi bào đã có sự độc nhất vô nhị về mặt di truyền và sự sống mà nó mang khác biệt hoàn toàn với bố mẹ, nhưng nó vẫn chưa là một cá thể đích thực (true individual), vì chưa có cá thể tính.
[36] . Thomas A. Shannon & Allan B. Wolter, “Reflections on the Moral Status of the Pre-embryo,” Theological Studies 51(1990), 623ff.
[37] . Thực vậy, Giáo Hội Công Giáo hiện nay chưa có một phán quyết tối hậu về thời điểm chính xác khi nào thì sự sống con người bắt đầu. Xem Lisa Sowle Cahill, “The Embryo and the Fetus: New Moral Contexts,” in Theological Studies 54 (1993): 124 - 142, đặc biệt trang 127. Quan trọng hơn cả là ngay chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Thông Điệp Tin Mừng Sự Sống (Gospel of Life), đã không xác định chính xác thời điểm khi nào thì phú hồn diễn ra (ensoulment); nghĩa là khi nào thì hồn nhập vào xác. Xem Kevin D. O’Rourke, “The Embryo as Person?” Published in National Catholic Bioethics Quarterly (2006): 241-251. Reposted with permission http://embryoconnection.org/pdf/Orourke-F48.pdf (Accessed 12 June 2015).
[38] . Xem Gaudium et spes (1965), n.51, as quoted in the Vatican translation of Congregation for the Doctrine of the Faith (CDF), Donum vitae (22 Feb. 1987), I, n.1.
[39] . Xem CDF, Declaration on Procured Abortion, n.13, note 19, in AAS 66 (1974).
[40] . Xem CDF, Donum vitae, I, n.1, in AAS 80 (12 January 1988).
[41] . Xem Bộ Giáo Lý & Đức Tin, Huấn Thị Dignitas Personae (Phẩm Giá Con Người) Về Một Số Vấn Đề Về Đạo Đức Sinh Học. Bản dịch của Ủy ban Giáo lý Đức tin – Hội đồng Giám mục Việt Nam
http://www.hdgmvietnam.org/huan-thi-dignitas-personae-pham-gia-con-nguoi-ve-mot-so-van-de-dao-duc-sinh-hoc/137.115.3.aspx (Truy cập, ngày 16.06.2015).
http://www.hdgmvietnam.org/huan-thi-dignitas-personae-pham-gia-con-nguoi-ve-mot-so-van-de-dao-duc-sinh-hoc/137.115.3.aspx (Truy cập, ngày 16.06.2015).
[42] . “Phẩm giá nhân vị phải được công nhận nơi mọi hữu thể nhân linh từ khi thụ thai cho tới lúc chết. Nguyên tắc nền tảng này nói lên thái độ hết sức kính trọng đối với sự sống con người và nguyên tắc ấy phải chiếm vị trí trung tâm trong suy tư đạo đức về nghiên cứu y-sinh học, vốn có vai trò ngày càng quan trọng hơn trong thế giới ngày nay.” Trích dẫn từ Huấn Thị Dignitas Personae (Phẩm Giá Con Người) Về Một Số Vấn Đề Về Đạo Đức Sinh Học. Bản dịch của Ủy ban Giáo lý Đức tin – Hội đồng Giám mục Việt Nam
http://www.hdgmvietnam.org/huan-thi-dignitas-personae-pham-gia-con-nguoi-ve-mot-so-van-de-dao-duc-sinh-hoc/137.115.3.aspx (Truy cập, ngày 16.06.2015).
http://www.hdgmvietnam.org/huan-thi-dignitas-personae-pham-gia-con-nguoi-ve-mot-so-van-de-dao-duc-sinh-hoc/137.115.3.aspx (Truy cập, ngày 16.06.2015).
[43] . Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc nhớ, nhân quyền, nhất là quyền sống của mỗi người, “đặt nền tảng trên luật tự nhiên vốn được ghi khắc nơi tâm hồn con người và có mặt trong các nền văn hóa và văn minh khác nhau. Tách các quyền con người khỏi bối cảnh này có nghĩa là hạn chế tầm hoạt động của chúng và nhượng bộ cho một quan niệm tương đối luận, theo đó ý nghĩa và việc giải thích các quyền này có thể thay đổi và tính phổ quát của chúng có thể bị phủ nhận nhân danh những bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội và thậm chí tôn giáo. Có nhiều quan điểm khác nhau không thể là lí do để quên đi sự kiện rằng không chỉ những quyền con người là phổ quát, mà còn nhân vị, vốn là chủ thể của những quyền này, cũng phổ quát”. (Diễn văn tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (18/04/2008): AAS 100 (2008), 334).
[44] . See John Paul II, “Gospel of Life (Evangelium vitae),” Origins 24.42 (April 6, 1995): n. 18.