Tin Mừng nói với chúng ta : « Chúa Giêsu đang ở trong một thành kia, có một người đầy bệnh phong». Bệnh phong hủi là một căn bệnh truyền nhiễm, và vào thời Chúa Giêsu không có thuốc chữa, luật yêu cầu trục xuất những người mắc bệnh phong hủi ra bên ngoài trại và thành. Sách Lêvi đã miêu tả chi tiết ở Chương 13 những gì mà thầy tư tế phải làm khi ai đó đến kiểm tra trong trường hợp bị nghi mắc bệnh phong. « Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên: “Ô uế! Ô uế!” Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế; nó ô uế : nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại. » (Lv 13, 45-46).
Người phong hủi mà Tin Mừng hôm nay nói cho chúng ta, bất chấp lệnh cấm nghiêm trọng vì, như câu chuyện đã nhấn mạnh điều đó, anh ta đã đi đến gặp Chúa Giêsu ở giữa thành. Luật này chắc chắn đã được thiết lập vì lý do phòng tránh và vệ sinh trước nguy cơ lây nhiễm, nhưng nó đã được nâng lên theo trật tự tôn giáo. Đối với những người Pharisêu, việc làm đó đi ngược lại luật pháp. Điều này có vẻ vượt quá đối với chúng ta: thực tế, phải chăng khả năng hồi phục của anh ta không biện minh cho việc anh ta vi phạm lề luật?
Chúng ta có thể đọc đoạn văn này như đọc sách thiêng liêng. Bệnh phong hủi là tượng trưng cho những gì tội lỗi đã mang lại cho tâm hồn. Nó bào mòn tâm hồn dần dần, nó chia cắt chúng ta với những người khác, với Thiên Chúa và phá hủy chính chúng ta. Đối diện thực tế này, chúng ta có thể đồng thuận với tội lỗi của chúng ta và tiếp tục sống trong sự loại trừ, chấp nhận làm nô lệ cho lề luật tội lỗi; hoặc chúng ta có thể bất chấp sự ngăn cấm của sợ hãi, sự nghi ngờ của chúng ta, cái nhìn của người khác để đi đến gặp bác sĩ tâm hồn của chúng ta là Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy nghĩ đến việc xưng tội : đó là Bí tích sẽ chữa lành chúng ta về bệnh phong cùi nội tâm của tội lỗi. Tuy nhiên, đó là điều khó khăn để vượt qua được những sự chống đối bên trong và bên ngoài, chúng làm cho chúng ta không thể tận dụng được cách triệt để. Chúng ta tự nhủ rằng, đó không phải là điều gây khó dễ cho linh mục. Hoặc chúng ta muốn nói chuyện trực tiếp với Chúa mà không cần qua người trung gian. Hoặc chúng ta sợ bị người khác chế giễu và ánh mắt thành kiến của người khác. Đôi khi, sự trải nghiệm tiêu cực trước đây liên quan đến Bí tích này đã khiến chúng ta xa rời nó. Chúng ta không có thời gian, hoặc văn phòng thường trực của giáo xứ ngoài giờ làm việc...Nhiều tiếng nói như những điều cấm đoán nảy sinh trong chúng ta. Chúng ta hãy học nơi người phong cùi này. Anh ta đã không ngần ngại bất chấp những điều không cho phép để đến gặp Chúa Giêsu, Đấng chữa lành và thanh tẩy.
Tin Mừng nhấn mạnh rằng : « Chúa Giêsu giơ tay và đụng vào anh »
Về phần mình, Chúa Giêsu không ngần ngại thực hiện cử chỉ để trả lại nhân phẩm cho anh, và Người còn đi xa hơn nữa khi chữa lành cho anh và cho phép anh có thể hòa nhập cộng đồng.
Vào Chúa nhật, chúng ta sẽ cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Điều đó nhắc nhớ cho chúng ta rằng, Chúa Giêsu đã không ngần ngại biến mình thành một trong những người như chúng ta để đến gặp, chạm vào chúng ta qua lòng thương xót của Ngài, chữa lành bệnh phong hủi của chúng ta. Bằng cách trở nên giống chúng ta mọi sự ngoại trừ tội lỗi, Người đã có thể giao hòa chúng ta với Thiên Chúa và đưa chúng ta trở lại tái hòa nhập vào gia đình con cái Thiên Chúa. Trong khi đọc lời tha tội, linh mục giơ tay trên chúng ta để biểu lộ : qua sự hiện diện của Ngài, Chúa Kitô một lần nữa đến gặp và chạm vào chúng ta, thanh tẩy, tha thứ, nâng chúng ta dậy và phục hồi nhân phẩm cho chúng ta.
Cuối câu chuyện nói rõ rằng, Chúa Giêsu bảo người mà Ngài vừa chữa lành đến gặp thầy tư tế để dâng của lễ theo quy định của luật cho việc lành bệnh của anh. Chúng ta nhận thấy rằng lần này anh ấy tôn trọng lề luật: việc cảm tạ Chúa vì những ơn lành của Người thực sự là một điều tốt. Chúa Giêsu không đến để bãi bỏ lề luật, nhưng để tẩy rửa chúng ta ra khỏi việc thực thi lề luật một cách hợp pháp. Việc xưng tội, bước đầu tiên thường khó khăn, thường kết thúc trong sự bình an nội tâm. Đây là lý do tại sao linh mục thường kết thúc bằng một lời cầu nguyện ngắn gọn.
Lm. Gioakim Nguyễn Xuân Văn chuyển ngữ