VĂN HÓA

Điểm sách - Tính hiệp hành trong đời sống và sứ vụ của Hội thánh

Chiều kích hiệp hành của Hội thánh đòi hỏi lắng nghe một cách cẩn thận Chúa Thánh Thần, trung thành với giáo huấn của Hội thánh, đồng thời, biết sáng tạo, để khám phá và thiết lập những công cụ thích hợp nhất cho sự tham gia có trật tự của tất cả mọi người, để trao đổi qua lại các ân huệ, để đọc một cách chính xác các dấu chỉ thời đại, để lập kế hoạch hiệu quả cho sứ vụ của Giáo hội.

Bài thơ: Vàng đền chiều (Đình Chẩn)

"Vàng đền chiều. Giọt bổng réo rắt nhắn xa xăm. Hạt lắng trong tim gọi đoàn hồng cầu trỗi dậy. Hứng giọt trầm du dương anh tiết cỏ hoa. Nét thu cười hiền phụ một lần trong ta còn mãi. Cây mái thềm vẫy búp măng dõi nhìn sao năm cánh quạt bay. Viva papa! Viva Papa! Viva Papa!"

Đặc điểm vay mượn của lớp từ ngữ Công giáo tại Việt Nam

Từ ngữ Công giáo tại Việt Nam là một bộ phận của tiếng Việt, chảy chung dòng chảy lịch sử của tiếng Việt, nên mang những đặc điểm chung của tiếng nói dân tộc Việt mà đa phần đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, với tư cách là các biệt ngữ xã hội, lớp từ ngữ này cũng có những đặc điểm riêng cần tìm hiểu để góp thêm một nét vẽ cho bức tranh ngôn ngữ Việt Nam. Bài viết nghiên cứu các đặc điểm vay mượn của lớp từ ngữ Công giáo tại Việt Nam (qua khảo sát cứ liệu từ các bản kinh nguyện của một số giáo phận Công giáo tại miền Bắc Việt Nam) là một nỗ lực trong nguyện ước như thế.

Chung thủy

Khi đã yêu rồi thì em nhất quyết giữ lòng chung thuỷ với tiếng Việt, không bao giờ em bỏ tiếng Việt cả. Thưa thầy, em là người con gái Việt Nam, có trái tim Việt Nam, cho dù dáng dấp bên ngoài của em là một cô gái Mỹ.

Mùa xuân viên mãn

"Nhớ Can-vê đỉnh đồi hoang vắng. Chịu nhục hình cay đắng vì yêu! Máu loang lệ đẫm trong chiều. Thịt da tan nát, cô liêu thảm sầu..." (trích Mùa xuân viên mãn - tác giả Suối Ngàn)

"Hoa Trong Bão" của tác giả Vinh Kiu

“Hoa trong bão” là tác phẩm Vinh Kiu đặt nhiều kỳ vọng. Có lẽ tựa đề đã phần nào diễn tả nội dung của cuốn sách này: câu chuyện về một cô gái Công giáo lấy chồng ngoại đạo và bị cuốn vào cơn bão tình-tiền-tài không thoát ra được. Chỉ có cánh tay của Thiên Chúa là niềm hy vọng dẫn cô đến bến bình an.

Sau một trăm năm đọc lại tuồng Thương Khó - Kịch bản sân khấu hiện đại đầu tiên của người Việt

Bên cạnh Thầy Lazaro Phiền (1887) - tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên của Nguyễn Trọng Quản, kịch bản Tuồng cha Minh (1881) của nhà in Tân Định, Sài Gòn cũng có thể xem là vở kịch hiện đại viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, Tuồng cha Minh là một kịch bản do Marie-Antoine Louis Caspar, một thừa sai người Pháp sáng tác. Chỉ đến năm 1912, với Tuồng Thương khó của Nguyễn Bá Tòng được xuất bản bởi Imprimerie de la Misson, chúng ta mới có kịch bản hiện đại viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên do một người Việt Nam sáng tác.

Giới thiệu sách: “Dòng sông chảy về đâu?" của Nguyễn Thị Khánh Liên

Tôi nhận được tập truyện ngắn của Khánh Liên vào một buổi chiều Mùa Vọng, khi đang chuẩn bị hành lý để đi giảng một khoá tĩnh tâm ở ngoại thành Roma. “Dòng sông chảy về đâu?”, tiêu đề của tập truyện ngắn cứ theo tôi mãi, cả khi tôi đã bước chân lên xe rời thành phố.

Bộ sưu tập hướng đến 400 năm Văn học Công giáo Việt Nam (1632-2032)

Những bài viết của quý tác giả được sưu tập trong quyển sách này mặc dù đã ra đời trong những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều chất chứa một tâm trạng chung, là làm sao để ghi lại những suy nghĩ và những cảm nghiệm về một cái gì đó rất quan trọng đang hình thành, bằng những nét tuy còn chấm phá nhưng rất thật và rất đáng quan tâm, đó là một nền văn học Công giáo đang từng bước hình thành và phát triển, mà hơn ai hết quý tác giả là những người thợ thu hình vừa “có tâm” vừa “có tầm”, bởi lẽ không phải ai cũng có thể làm được điều đó, hoặc có nhiều người muốn làm nhưng không làm được.

Nghệ thuật thị giác có vị trí nào trong lòng Giáo hội?

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chỗ đứng của nghệ thuật thị giác, đặc biệt là hội hoạ trong lòng Giáo Hội Công giáo, một Giáo Hội tôn thờ Thiên Chúa - Nghệ sĩ tối cao và tuyệt đối lỗi lạc. Phần đầu bài viết xin được trình bày nhận định của phong trào Lausanne về vị trí của Nghệ thuật Thị giác qua các thời kỳ lịch sử.

ĐTC: Phanxicô viết lời tựa cho cuốn sách “Chúng ta hãy sang bờ bên kia”

Viết lời tựa cho cuốn sách “Chúng ta hãy sang bờ bên kia”, với nội dung là cuộc phỏng vấn của cha Benito Giorgetta với Luigi Bonaventura, từng là mafia, hiện là cộng tác viên của công lý, Đức Thánh Cha khẳng định: “Nếu để mặc cho người khác trong lầm lỗi, không sửa sai, điều này tương tự như một người chứng kiến tai nạn trên đường mà không dừng lại”, và “tình huynh đệ là cái neo ơn cứu độ cho nhân loại”.

Giao thừa với thi sỹ Hàn Mặc Tử

Tết năm nay, xin tản mạn khi nhâm nhi chén trà với những phút Giao Thừa qua thi ca của thi sỹ Hàn Mặc Tử (Quảng Bình, 1912-1940). Sau Giáng sinh là đến ngày Xuân trong gia đình và cùng nhau chúc tuổi mới. Mục đính “Giấy rách xin giữ lấy lề”. Đừng làm mất truyền thống dân tộc

Một danh nhân văn hoá bị lãng quên - Cha Laurent Emmanuel Huỳnh Văn Lâu (1660-1732)

Theo “Inê Tử đạo Vãn”, gia đình cha Laurent là cư dân thuộc xứ Lâm Tuyền, phủ Diên Ninh. Ông Carôlô Lam và bà Isave, cha mẹ cha Laurent, sinh được 12 người con, bảy trai, năm gái, cha Laurent là con trai đầu lòng. Thư cha Courtaulin gởi cho Đức cha Lambert năm 1676 cho biết ông Carôlô là người đã đóng góp của cải để làm nhà cho các trinh nữ (Nhà phước Chợ Mới).[1]

 

VIDEO

LIÊN KẾT DANH MỤC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  •   Đang truy cập 343
  •   Thành viên online 1
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 341
 
  •   Hôm nay 18,855
  •   Tháng hiện tại 1,450,435
  •   Tổng lượt truy cập 82,758,411