Lược sử Giáo xứ Phú Lộc

Thứ ba - 19/03/2024 06:28      Số lượt xem: 1559

Tương truyền, trước kia làng Phú Lộc có tên khác là làng Ma Á, một làng không có Đạo Công giáo. Do nơi đây, trước kia là có con sông Phú Lộc thông với sông Thái Bình, tàu bè qua lại buôn bán và có một gia đình có đạo đến khu vực này làm ăn. Sau một thời gian có thêm một số gia đình khác từ Thái Bình cũng tới đây làm ăn, sinh sống, dần hình thành cộng đoàn đức tin và phát triển thành giáo xứ Phú Lộc.

PL
I. TỔNG QUAN
Giáo xứ Phú Lộc thuộc Hạt Kẻ Sặt, cách Tòa Giám mục Hải Phòng 60km về phía Tây.


                     Thành lập: Khoảng đầu thế kỉ XX
                     Bổn mạng: Thánh Vicentê (5/4)
                     Số giáo dân: 950 nhân danh
                     Giáo họ trực thuộc: Tân An, Trạm Ngoại
                     Linh mục chính xứ: Giuse Phạm Văn Tuận
                     Địa chỉ: Xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Quá trình hình thành
Tương truyền, trước kia làng Phú Lộc có tên khác là làng Ma Á, một làng không có Đạo Công giáo. Do nơi đây, trước kia là có con sông Phú Lộc thông với sông Thái Bình, tàu bè qua lại buôn bán và có một gia đình có đạo đến khu vực này làm ăn. Sau một thời gian có thêm một số gia đình khác từ Thái Bình cũng tới đây làm ăn, sinh sống, dần hình thành cộng đoàn đức tin và phát triển thành giáo xứ Phú Lộc.

Khoảng cuối thế kỷ XIX, có một ngôi nhà nguyện bằng tranh tre lứa lá. Đến đầu thế kỷ XX, do nhu cầu đời sống đức tin tăng cao, nhà nguyện cũ được nâng cấp lên thành ngôi nhà ngói 5 gian. Nhờ đời sống đức tin nhiệt thành, lòng yêu mến Chúa, họ đạo Phú Lộc được lên xứ và có các giáo họ: Tân An, Mai Trung, Chi Khê, Trạm Ngoại. Thời kì này, số giáo dân trong xứ lên đến hơn 400 người. Cho đến những năm trước năm 1954 thì số dân vẫn tương đối ổn định. Chính do biến đổi thời cuộc, biến cố di cư 1954, số giáo dân di cư vào Nam khoảng hai phần ba. Những năm sau đó là chiến tranh, bom đạn tàn phá nhà cửa của dân làng, nhà thờ cũng bị thì bị pháo bắn vào gần gian cung thánh, làm sập một số, mái ngói thì bị hư hỏng. Một số bà con cũng đã góp sức, của để sửa lại ngôi thánh đường để có nơi thờ phượng. Sau năm 1954 vài năm, Đức Cha Phêrô Khuất Văn Tạo - Giám mục giáo phận Hải Phòng lúc bấy giờ, nhận thấy giáo xứ Phú Lộc xa Toà Giám mục, chưa có cha coi sóc nên Đức cha đã nhờ cha Đaminh Quyền - thuộc giáo phận Bắc Ninh, coi sóc, riêng hai giáo họ Chi Khê và Mai Trung thì cắt về Sặt do cha già Mỹ quản. Đến giai đoạn ở Kẻ Sặt có cha Phêrô Đoàn Văn Kiểm làm chính xứ thì giáo xứ Phú Lộc do cha Phêrô Kiểm quản nhiệm.
IMG 3782
2. Linh mục coi sóc giáo xứ
Từ khi hình thành cộng đoàn đức tin, giáo xứ Phú Lộc được các linh mục về chăm sóc mục vụ, có thể kể đến: cha Diễn – năm 1913; cha Tự quản nhiệm – năm 1916; năm 1920 cha Tự chuyển xứ, cha Thư về quản xứ trên 30 năm cho đến năm 1953. Năm 1953, cha Thi về nhận xứ được một năm thì chuyển về Toà Giám mục. Từ đó, giáo xứ Phú Lộc vắng cha xứ coi sóc cộng đoàn, đến 2002, cha Antôn Khổng Minh Hoàng được bổ nhiệm làm chính xứ Phú Lộc. Đến tháng 7 năm 2012, cha Đaminh Nguyễn Văn Phê về nhận xứ. Ngày 10/11/2018 cha Giuse Phạm Văn Tuận được Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên bổ nhiệm làm linh mục chính xứ Phú Lộc cho đến ngày nay.
IMG 3786
3. Chứng nhân Đức tin
Giáo xứ Phú Lộc cũng là một trong những giáo xứ trong Giáo Phận có những con người dám chết vì Giáo hội, làm chứng vì đức tin, điển hình là ông Đaminh Cẩm - lang y. Ông quê ở chính xã Phú Lộc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Cha ông là bổn đạo mới, dạy ông chữ nghĩa và nghề thuốc. Ông lập gia đình và sinh được 4 người con, sau đó ông ra làm việc làng hai năm. Ngày 01 tháng 01 năm 1860, ông bị bắt giải lên tỉnh. Quan huyện truyền bắt ông bước qua thánh giá, ông không chịu nên bị tống giam. Quan huyện Cẩm Giàng cũng lên thăm và thúc ông bỏ đạo. Các người khác im lặng, riêng ông nói “ không!”. Sáu ngày sau, quan đòi bắt các đầu mục ra trình diện và quá khoá, ông Cẩm kiên quyết không bước qua thánh giá. Trong ngục, vợ con ông cũng khuyên ông xuất giáo để được tha. Ông khất ba ngày sẽ trả lời. Sau ba ngày ông làm thinh. Do đó, quan bắt ông bước trên bàn đinh, ba lần bị đánh đòn, nhưng ông vẫn kiên quyết thà chết còn hơn là chối đạo. Ngày 09 tháng 5 năm 1862, ông được phúc tử đạo tại khu Năm Mẫu, lúc ông 40 tuổi. (Theo Tiểu sử các anh hùng tử đạo Giáo phận Hải Phòng, Dưới thời Tự Đức (1847-1883))
z5263992333842 3865ac014708059a2bc8a5915d74bf2b
4. Khuôn viên thánh đường
Ngôi thánh đường những ngày đầu hình thành cộng đoàn đức tin là bằng tranh tre, sau đó là ngôi nhà nguyện bằng ngói 5 gian. Năm 1921, khuôn viên thánh đường xây thêm ngôi nhà chung. Đến 1931, ngôi thánh đường to hơn, đẹp hơn được xây dựng và tồn tại cho đến ngày nay. Nhà thờ lúc đó, do chưa có đủ kinh phí, mãi đến năm 1943 mới xây được tháp chuông. Năm 1994 trùng tu lại nhà thờ; năm 1997 trùng tu lại ngôi nhà chung; năm 2008 xây khu nhà giáo lý.

Sau khi về nhận xứ, cha Giuse Phạm Văn Tuận đã cho trùng tu lại ngôi nhà thờ xứ bị xuống cấp và xây mới Nhà Mục vụ giáo xứ (2020-2022), cùng với đó là khuôn viên nhà thờ, nhà xứ khang trang sạch đẹp. Cha cũng cho sửa sang lại nhà thờ giáo họ Tân An và mua thêm đất để mở rộng khuôn viên giáo họ.
z5263993200286 86a56b8d46fafff73315efde856d101f
III. HIỆN NAY
Hiện nay, giáo xứ Phú Lộc ngày một hoàn thiện về cơ sở vật chất và thăng tiến về đời sống đức tin. Giáo xứ có các hội đoàn đạo đức như: Huynh Đoàn Đaminh, hội Tràng hạt, ca đoàn Cecilia, ca đoàn Thánh Gia, Ban truyền thông, hội Nam nhạc (giáo họ Trạm Ngoại), ca đoàn Mẹ Thiên Chúa (giáo họ Tân An), ca đoàn Đức Mẹ dâng mình (họ Trạm Ngoại)…
 
Giáo xứ Phú Lộc đã có những người con dâng mình cho Chúa: cha Vicentê Vũ Đình Luyến hiện đang bên Mỹ. Các nữ tu: Maria Vũ Thị Thơ (dòng Nữ Tử Bác Ái), Maria Vũ Thị Lượng (đang phục vụ tại Giáo phận Vinh), Maria Vũ Thị Mơ (Hiệp hội Mẫu Tâm Đaminh), Maria Hoàng Thị Hoa (Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc).
z5263993220373 87be523627a021b6a5720d57326b20e5
Ban Truyền thông Giáo phận

Ghi chú: Tài liệu lịch sử giáo xứ Phú Lộc đang được sưu tầm và hoàn thiện. Ban biên tập mong nhận được sự quan tâm và những góp ý quý báu của Quý Độc giả, để Lược sử Giáo xứ này được hoàn tất. Email liên hệ: [email protected]. Xin trân trọng cám ơn.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 394
  •   Thành viên online 1
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 388
 
  •   Hôm nay 34,389
  •   Tháng hiện tại 1,164,751
  •   Tổng lượt truy cập 81,097,651