Thứ Hai Tuần 6 Thường Niên - Năm A

Thứ Hai Tuần 6 Thường Niên - Năm A

Đức Giêsu đã mạnh mẽ từ chối đòi hỏi ấy. Làm sao chúng ta nhìn ra được những điều bình thường, nho nhỏ mà Chúa vẫn làm cho chúng ta mỗi ngày? Nhiều khi chúng ta vẫn đòi những điều lạ lùng hơn, lớn lao hơn. Như người Pharisêu, chúng ta chẳng hề mãn nguyện. Chúng ta vẫn muốn thử Thiên Chúa, bởi lẽ chúng ta không tin Ngài. Xin cho tôi thấy được sự kỳ diệu của Tình Yêu nơi những điều tưởng như là tự nhiên của cuộc sống.

Chúa Nhật Tuần 6 Thường Niên - Năm A

Chúa Nhật Tuần 6 Thường Niên - Năm A

Ðoạn Tin Mừng hôm nay mời ta nhìn lại miệng và mắt, hai giác quan dễ được dùng để phạm tội. Miệng là nơi phát xuất những lời lăng mạ, dối trá. Lời nói biểu lộ tâm hồn con người: lòng có đầy mới tràn ra miệng (x. Mt 12,34). Khi đêm về, nhìn lại những gì mình đã nói, ta thường thấy có rất ít yêu thương và sự thật, nhưng lại đầy ắp cái tôi ích kỷ, lọc lừa.

Thứ Bảy Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Thứ Bảy Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Thân xác có những nhu cầu cơ bản của nó. Nó biết đói, biết khát, biết mệt và có thế bị xỉu vì kiệt sức. Khi Đức Giêsu làm phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi dân, Ngài cho thấy mình chẳng hề duy linh hay duy tâm chút nào. Tin mừng Máccô kể lại hai phép lạ bánh hóa nhiều. Lần đầu năm cái bánh và hai con cá cho năm ngàn người (Mc 6, 32-44). Bài Tin mừng hôm nay nói đến một phép lạ bánh hóa nhiều khác, bảy cái bánh và mấy con cá nhỏ cho bốn ngàn người ăn.

Thứ Sáu Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Thứ Sáu Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu chữa một người vừa ngọng vừa điếc. Người ngọng là người gặp khó khăn khi trình bày, khi phải diễn đạt bằng lời nói cho người khác hiểu. Ta có cảm tưởng lưỡi anh bị một sợi dây trói buộc. Ðức Giêsu đã đụng đến lưỡi anh, và sợi dây đó được tháo cởi. Giờ đây anh có thể nói được tự nhiên và rõ ràng.

Thứ Năm Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Thứ Năm Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Trong Tin Mừng Máccô, đây là phép lạ duy nhất nhắm đến dân ngoại. Rõ ràng Đức Giêsu không có ý làm phép lạ trừ quỷ này, Chúng ta ngạc nhiên khi thấy Đức Giêsu từ chối giúp bà ta, rồi lại đổi ý. Nhiều người không tin đây là cách cư xử vốn có của Đức Giêsu trước nỗi đau của trái tim người mẹ có đứa con bị quỷ ám. Tuy nhiên, nên nhớ rằng sứ vụ của Ngài không bao gồm dân ngoại. Ngài chỉ được sai đến với dân Israel, để rồi chính môn đệ Ngài sẽ chịu trách nhiệm đến với dân ngoại.

"Ăn ở công chính" (Bài suy niệm Chúa nhật 6 Thường niên – Năm A của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Ăn ở công chính" (Bài suy niệm Chúa nhật 6 Thường niên – Năm A của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Khi Chúa Giêsu yêu cầu những ai muốn theo Người phải ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisiêu, điều đó có nghĩa là có hai thứ công chính, hoặc hai cách hiểu khác nhau về khái niệm công chính. Một là công chính theo cách hiểu của các kinh sư và của người Pharisiêu; hai là công chính mà Chúa Giêsu đề nghị cho các môn đệ và cho những ai sẽ tin vào người.

Thứ Tư Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Thứ Tư Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Lập trường của Đức Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm nay rất khác thường. Ngài nói một nguyên tắc có vẻ như đi ngược với sách Lêvi: “Không có gì từ ngoài vào trong con người, lại có thể làm nó ra ô uế” (c.15), “Mọi thứ từ bên ngoài vào trong con người không thể làm nó ra ô uế” (c. 18). Đối với Đức Giêsu, chính cái xấu xa từ bên trong, từ trái tim con người, cái ấy mới làm cho con người nên ô uế. (cc. 15, 20, 23).

Thứ Ba Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Thứ Ba Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Trong Bài Tin Mừng hôm nay có năm từ truyền thống (cc. 3, 5, 8, 9, 13). Đó là truyền thống của tiền nhân, truyền thống của người phàm, truyền thống mà các ông Pharisêu nắm giữ và muốn người khác phải theo. Song song với truyền thống này là điều răn của Thiên Chúa (cc. 8, 9) Đức Giêsu tố cáo người Pharisêu đã gạt bỏ, đã coi thường điều răn này chỉ vì muốn khư khư giữ lấy truyền thống của họ (cc 8, 9, 13).

Thứ Hai Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Thứ Hai Tuần 5 Thường Niên - Năm A

Bài Tin Mừng hôm nay là một bản tóm lược dài về quyền năng của Đức Giêsu. Quyền năng này được thi thố qua việc chữa bệnh. “Người ở đâu thì người ta cáng bệnh nhân đến đó.
Người đi tới đâu…người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở chỗ công cộng” (cc. 55-56). Dân chúng tin vào sức mạnh xuất phát từ chính con người Đức Giêsu. Ở đây không phải là chuyện Ngài đụng chạm vào các bệnh nhân để chữa họ, mà là các bệnh nhân xin “ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và “bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi” (c. 56).

Chúa Nhật 5 Thường Niên - Năm A

Chúa Nhật 5 Thường Niên - Năm A

Anh em là muối cho đời: một định nghĩa tuyệt vời về người Kitô hữu. Kitô hữu gắn liền với cuộc đời, hòa mình với mọi người, như muối thấm vào thức ăn, giữ cho nó khỏi hư và thêm đậm đà. Vị mặn của muối là yếu tố quan trọng. Mặn thuộc về bản chất của muối. Muối nhạt chẳng đáng gọi là muối, vì chẳng ướp được gì. Khi đánh mất bản chất của mình, nó cũng hoàn toàn trở nên vô dụng.

Thứ Bảy Tuần 4 Thường Niên - Năm A

Thứ Bảy Tuần 4 Thường Niên - Năm A

Các môn đệ trở về gặp lại Thầy Giêsu sau cuộc hành trình tông đồ đầu tiên nhiều thú vị. Họ cùng nhau tụ họp chung quanh Thầy và thi nhau kể cho Thầy nghe tất cả những gì họ đã làm và đã dạy. Thầy Giêsu thấy họ vui vì đã có thể đuổi được quỷ, chữa được bệnh. Những ông đánh cá ít học, nói năng bỗ bã, trở thành người rao giảng mạnh bạo Tin Mừng về Nước Trời.

Thứ Sáu Tuần 4 Thường Niên - Năm A

Thứ Sáu Tuần 4 Thường Niên - Năm A

Bà Hêrôđia đã không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng này để trả thù Gioan. Bà nói với cô con gái xin đầu Gioan Tẩy giả (c. 24). Hẳn điều này là một bất ngờ lớn đối với Hêrôđê . Lập tức ông bị đặt vào thế giằng co xâu xé. Một mặt ông hết sức đau buồn vì quý mạng sống của Gioan. Mặt khác ông lại không muốn thất hứa với cô bé, một lời hứa đã trót nói ra công khai trước mặt quan khách dự tiệc. Hêrôđê có dám chịu đánh mất chút danh dự của mình không khi khiêm tốn xin rút lại lời thề hứa vội vàng, bồng bột?

Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh

Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh

Ngày nay chúng ta không thể hiểu tại sao Đức Mẹ phải dâng lễ tạ tội và phải được thanh tẩy sau khi sinh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Tại sao việc sinh nở lại bị coi là ô uế? Dù sao Mẹ Đấng Cứu Thế đã vâng theo Luật dạy. Hơn nữa, cùng với thánh Giuse, Mẹ đã dâng Con cho Chúa trong đền thờ. Điều này Luật không buộc, nhưng Mẹ đã làm vì lòng sốt sắng.


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 127
  •   Máy chủ tìm kiếm 10
  •   Khách viếng thăm 117
 
  •   Hôm nay 45,091
  •   Tháng hiện tại 1,040,346
  •   Tổng lượt truy cập 79,789,030