65

Thứ Sáu Tuần V Phục Sinh - Năm B  

Ở lại trong tình yêu của Thầy chính là để cho dòng suối đó tiếp tục chảy, qua tình yêu giữa các môn đệ với nhau. Dòng suối ngừng chảy sẽ trở nên ao tù nhơ nhớp. Giữa Thầy Giêsu và các môn đệ không phải chỉ có tình Thầy trò, mà còn có tình bạn thân thiết (c. 14). Một đặc tính của tình bạn là dám chia sẻ cho nhau những điều riêng tư. Thầy Giêsu cho các môn đệ biết việc mình làm, và biết những gì Thầy đã nghe được từ nơi cung lòng Cha (c. 15). Như thế đời sống thầm kín giữa Thầy với Cha, Thầy đã vén mở.

55

Thứ Năm Tuần V Phục Sinh - Năm B  

Trong Tin Mừng Gioan ba lần Thầy Giêsu nói đến niềm vui trọn vẹn. “Con nói những điều này lúc còn ở thế gian để họ được hưởng niềm vui trọn vẹn của con” (Ga 17,13). Thầy Giêsu còn thúc giục các môn đệ hãy xin Cha nhân danh Thầy: “Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn” (Ga 16, 24). Rõ ràng Thầy Giêsu quan tâm đến niềm vui nơi tâm hồn người môn đệ. Niềm vui của họ bắt nguồn từ niềm vui sâu kín trong lòng Thầy.

45

Thứ Tư Tuần V Phục Sinh - Năm B

Ngài muốn dùng hình ảnh này để nói lên tương quan giữa Ngài với môn đệ. “Thầy là cây nho, anh em là cành” (c. 5). Cành sống được, sinh trái được, là nhờ còn gắn liền với cây. Dòng nhựa nguyên từ cây sẽ nuôi sống cành. Như cành không tự mình sinh trái được (c. 4), người môn đệ cũng chẳng làm gì được nếu không gắn bó với Thầy (c. 5).

35

Thứ Ba Tuần V Phục Sinh - Năm B

Khi thấy các môn đệ xao xuyến và sợ hãi trước việc Thầy sắp ra đi, Đức Giêsu đã nói câu mà chúng ta không ngừng lặp lại trong mỗi Thánh lễ. “Thầy để lại bình an cho anh em.
Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (c. 27). Bình an là quà tặng cao quý của Thầy Giêsu khi Thầy sắp trở về với Cha qua cái chết thập giá (c. 28). Bình an cũng là quà tặng của Chúa Giêsu phục sinh

thu hai tuan 5 ps

Thứ Hai Tuần V Phục Sinh - Năm B

Khi yêu Thầy Giêsu, người môn đệ sẽ được Thầy yêu lại. Hơn nữa, chính Chúa Cha cũng yêu mến người ấy (c. 21). Và điều con người không dám mong sẽ xảy ra sau Phục sinh : “Cha Thầy và Thầy sẽ đến với người ấy và sẽ ở lại với người ấy” (c. 23). Thiên đàng bắt đầu với sự trao đổi tình yêu qua lại giữa người môn đệ với Cha và Con. Nơi nào có Thiên Chúa cư ngụ, nơi đó là thiên đàng.

cn5

Chúa Nhật V Phục Sinh - Năm B

Ðoạn Tin Mừng mời ta nhìn lại sự cằn cỗi của mình, của Hội Thánh, của cả thế giới. Ðức Giêsu phục sinh như cây nho, các Kitô hữu là cành. Cây và cành có cùng một sự sống, cùng một dòng nhựa. Sự sống từ cây, làm cho cành sinh trái. Cụm từ ‘sinh hoa trái’ được nhắc đến 6 lần. Cụm từ ‘ở lại trong Thầy’ được nhắc đến 5 lần. Không ở lại trong Thầy thì không thể sinh hoa trái. Cứ nhìn hoa trái thì biết mức độ gắn bó của cành. Có cành chỉ giả vờ gắn liền với cây nên không có trái. Có cành đã sinh trái, nhưng cần sinh trái hơn (c.2), sinh trái nhiều (c.8), sinh trái bền vững (c.16). Chúng ta vẫn chưa sinh trái như lòng Chúa mong vì chúng ta không chịu để Ngài cắt tỉa.

75

Thứ Bảy Tuần IV Phục Sinh - Năm B

“Ai tin vào Thầy, người đó sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm được những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (c. 12). Chúng ta vẫn ở trong mùa Phục sinh, mùa của sự sống chiến thắng. Đức Giêsu đã về với Chúa Cha và được vào trong vinh quang. Khi tin vào Ngài, khi gắn bó với một Đấng phục sinh quyền năng như thế, chúng ta có thể làm được những điều như Ngài đã làm: trừ quỷ, chữa bệnh, hoàn sinh kẻ chết (Mc, 16, 17-18; Cv 9, 34.40). Và như Đức Giêsu, điều vĩ đại mà chúng ta có thể làm cho thế giới hôm nay là yêu thương, yêu như Thầy đã yêu, yêu đến hiến mạng.

65

Thứ Sáu Tuần IV Phục Sinh - Năm B

Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Đức Giêsu nói: “Chính Tôi là Đường” (c. 6). Phải chăng vì thế Kitô giáo được sách Công vụ gọi là Đường của Chúa, và các Kitô hữu đầu tiên được gọi là những người thuộc về Đường? Đối với Kitô hữu, theo đạo chính là theo một Con Đường. Con Đường ấy không phải chỉ là một số lễ nghi hay giáo lý phải giữ, cũng không phải là những minh triết khôn ngoan phải theo. Con Đường ấy hiện thân nơi một con người.Theo đạo chính là theo Con Đường mang tên Giêsu,

maco

Thứ Năm Tuần IV Phục Sinh - Năm B

Hôm nay Giáo Hội mừng lễ thánh Marcô, tác giả sách Tin Mừng. Ngài thường được coi là người viết cuốn sách Tin Mừng đầu tiên. Ngài đã thu tập những tài liệu có trước, rồi sắp xếp lại thành một câu chuyện. Marcô muốn kể một câu chuyện lý thú về Đức Giêsu. Dù khả năng viết tiếng Hy lạp của ngài không thuộc loại giỏi, nhưng bù lại, ngài là một nhà kể chuyện có tài. Ngài cho chúng ta một khuôn mặt Đức Giêsu rất sống động và rất người.

44

Thứ Tư Tuần IV Phục Sinh - Năm B

Đức Giêsu có tự do không, khi trong bài Tin Mừng Ngài khẳng định: “Không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, phải tuyên bố gì” (c. 49)? “Những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi” (c.50). Ngài có tự do không, khi Ngài cũng chẳng tự mình làm bất cứ điều gì? “Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi, Người không để tôi cô độc, vì tôi luôn làm những điều đẹp ý Người” (Ga 8, 29).

34

Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh - Năm B

Làm chiên trong đàn chiên của Đức Giêsu không có nghĩa là được hưởng một sự êm ả dễ chịu. Được ở trong ràn chiên của Chúa, không có nghĩa là được yên ổn, chẳng bị ai quấy phá. Đức Giêsu đã nói đến chuyện kẻ trộm, kẻ cướp, leo tường mà vào (c.10). Chúng đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy đàn chiên (c. 10). Khi được dẫn đi ăn nơi đồng cỏ, chiên còn phải đối đầu với sói dữ. “Sói cướp lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (c. 12). Đức Giêsu khẳng định mình không phải là người làm thuê, nên khi sói đến, Ngài không bỏ chiên mà chạy.

24

Thứ Hai Tuần IV Phục Sinh - Năm B

Mục tử và đàn chiên trên đồng cỏ là một hình ảnh quen thuộc đối với người Palestin. Giữa người và chiên có một mối tương quan mật thiết. Ở đây Ðức Giêsu tự ví mình như người mục tử. Mục tử nhân lành khác với người chăn thuê, vì dám hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên, chứ không bỏ chiên mà chạy khi gặp sói dữ. Hội Thánh là đoàn chiên của Ðức Giêsu Kitô. Giữa Ngài và từng con chiên, có mối dây gắn bó. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Cha biết tôi và tôi biết Cha.

chua chien lanh

Chúa Nhật IV Phục Sinh - Năm B

Trong bài Tin Mừng hôm nay, hai lần Đức Giêsu ví mình với người mục tử tốt (Ga 10,11.14). Năm lần Ngài nhắc lại nét đặc trưng của người mục tử: đó là hy sinh mạng sống cho đàn chiên (Ga 10,11.15.17.18). Ai cũng quý mạng sống mình hơn nhiều thứ khác. Đức Giêsu khẳng định: chỉ ai yêu bằng tình yêu lớn nhất mới dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu (Ga 15,13). Như thế mục tử tốt là người coi chiên như bạn, và yêu chiên bằng một tình yêu lớn lao. Đàn chiên “thuộc về” người mục tử, là một với người ấy, nên người mục tử dám sống chết với đàn chiên.


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 176
  •   Máy chủ tìm kiếm 10
  •   Khách viếng thăm 166
 
  •   Hôm nay 36,485
  •   Tháng hiện tại 87,418
  •   Tổng lượt truy cập 81,395,394