SUY NIỆM Lời Chúa Hàng Ngày

Thứ Bảy Tuần XV Thường Niên - Năm A

Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy một Đức Giêsu ở vào thế yếu. Khi biết nhóm Pharisêu tìm cách giết mình thì Ngài lánh đi (c. 15). Ngài đã lánh đi nhiều lần khi gặp chống đối và đe dọa. Ngài lánh đi khi nghe tin Gioan bị nộp, rồi bị giết (Mt 4, 12; 14, 13). Đức Giêsu không đối đầu với kẻ bách hại như Ngài đã dạy môn đệ (Mt 10, 23). Ngài chỉ đón lấy cái chết khi Cha muốn.

Thứ Sáu Tuần XV Thường Niên - Năm A

Giữ ngày sabát là điều rất quan trọng trong Do thái giáo. Theo Luật Chúa, đó là ngày nghỉ ngơi, ngừng mọi công việc. Đối với người Pharisêu, bứt lúa được xem như gặt lúa, nên là việc bị cấm làm. Hành vi bứt lúa của các môn đệ bị coi là vi phạm ngày sabát. Thay vì trách họ theo lời người Pharisêu, Thầy Giêsu lại bênh vực họ. Ngài trưng dẫn trường hợp Đavít và các thuộc hạ khi đói bụng đã ăn bánh thánh hiến vốn dành riêng cho các tư tế (Lv 24,5-9; 1 Sm 21,1-6). Hiển nhiên đây là chuyện vi phạm Lề Luật vì có nhu cầu chính đáng.

Thứ Năm Tuần XV Thường Niên - Năm A

Đức Giêsu mời đến với Ngài tất cả những ai đang vất vả, tất cả những ai chưa là môn đệ của Ngài. Ngài hứa sẽ cho họ được nghỉ ngơi trong tâm hồn (cc. 28. 29). Sự nghỉ ngơi ở đây chính là sự bình an sâu xa của người được cứu độ, được hưởng các mối phúc ngay từ bây giờ, và bắt đầu được sống trong ngày Sabát vĩnh cửu với Thiên Chúa.

“Lòng Chúa bao dung” (Bài suy niệm Tin mừng Chúa nhật 16 TN-A của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Nếu con người suy nghĩ thiển cận và tầm thường, thì Thiên Chúa lại bao dung và nhân hậu. Trong mỗi chúng ta, đều đang tồn tại đồng thời cây lúa và cây cỏ lùng. Nơi thâm tâm chúng ta, vừa có ánh sáng và bóng tối. Tâm hồn con người vừa cao cả vừa thấp hèn. Nếu muốn diệt hết những cây cỏ lùng, vô tình chúng ta mong Chúa tiêu diệt chính chúng ta, vì có những lúc chúng ta yếu đuối, khuyết điểm và còn nặng trĩu những đam mê. May thay, Chúa không xử như lời người đầy tớ yêu cầu, và nhờ đó, chúng ta vẫn sống, mặc dù đôi lúc chúng ta phạm tội.

Thứ Tư Tuần XV Thường Niên - Năm A

Bài Tin Mừng hôm nay là một lời nguyện tự phát của Đức Giêsu. Đó là một lời tạ ơn, một lời ngợi khen của Con dâng lên Cha. Đức Giêsu gọi Thiên Chúa bằng từ Abba thân thương gần gũi, nhưng Thiên Chúa ấy cũng là Đấng siêu việt ngàn trùng, Đấng quyền uy tối thượng, Chúa Tể cả trời đất (c. 25). Đức Giêsu ca ngợi Cha vì hành vi mặc khải của Cha cho con người. Cha có một kế hoạch cứu độ nhân loại qua Con của Cha là Đức Giêsu. Và Cha muốn vén mở kế hoạch đó cho con người biết.

Thứ Ba Tuần XV Thường Niên - Năm A

Những ơn lộc Chúa ban cho đời Kitô hữu lại đòi ta phải hoán cải nhiều hơn. Chúng ta không thể coi mình là Caphácnaum để khinh Xơđôm được. Thiên Chúa xét xử theo điều Ngài ban cho từng con người, từng nền văn hóa hay văn minh, từng vùng đất hay từng tôn giáo.

Thứ Hai Tuần XV Thường Niên - Năm A

Có những giá trị hầu như được mọi người nhìn nhận. Có những giá trị thiêng liêng máu mủ như cha mẹ, con cái. Đặc biệt trong xã hội Do thái, hiếu thảo với cha mẹ là điều được đề cao. Đức Giêsu cũng đã phê phán thái độ bất hiếu đối với cha mẹ (Mt 15, 3-6). Mạng sống của con người cũng là một giá trị cao quý. Đụng đến mạng sống con người là xúc phạm đến chính Thiên Chúa,

Chúa Nhật XV Thường Niên - Năm A

Nơi bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu kể dụ ngôn người gieo giống. Trước hết Ngài kể dụ ngôn này cho dân chúng và môn đệ (Mt 13,3-8). Sau đó Ngài giải thích riêng cho môn đệ về ý nghĩa của dụ ngôn này khi họ đến gần Ngài (Mt 13,18-23).

Thứ Bảy Tuần XIV Thường Niên - Năm A

“Đừng sợ” là điệp khúc trấn an được Đức Giêsu nhắc lại nhiều lần. Đừng sợ, Simon, khi Thầy gọi anh đi theo (Lc 5, 10). Đừng sợ khi Thầy đi trên mặt nước mà đến (Mt 14, 27). Đừng sợ sau khi thấy Thầy được biến hình (Mt 17, 7). Đừng sợ, Giairô, dù con gái ông đã chết (Mc 5, 36). Đừng sợ, hỡi các phụ nữ, khi gặp Thầy phục sinh (Mt 28, 10). Nỗi sợ có vẻ gắn liền với phận người mong manh. Nhưng Đức Giêsu muốn giải phóng chúng ta khỏi mọi nỗi sợ.

Thứ Sáu Tuần XIV Thường Niên - Năm A

Các Kitô hữu sẽ còn bị bách hại đến tận thế. Họ không phải là những người thích tỏ ra mình anh hùng, đòi tử đạo. Nhưng họ là những người khiêm tốn, khôn ngoan, biết trốn đi thành khác khi bị bắt bớ ở thành này (c. 23). Chịu bách hại là điều nằm trong ơn gọi của người Kitô hữu, là cái giá phải trả để sống mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô.

Thứ Năm Tuần XIV Thường Niên - Năm A

Khi nghe lời dặn dò của Thầy Giêsu, chúng ta thấy ngay mẫu người tông đồ mà Thầy mơ ước. Đó là con người bị cuốn hút bởi những bận tâm về Nước Trời, nên siêu thoát khỏi mọi vướng bận trần tục. Nước Trời phong phú và giàu có đủ làm họ mãn nguyện, nên họ coi nhẹ chuyện ở, chuyện mặc, chuyện ăn. Chính lối sống đơn sơ giản dị, thậm chí thiếu thốn của họ, là một lời chứng về những gì trên cao.

Thứ Tư Tuần XIV Thường Niên - Năm A

Đức Giêsu đã cần mười hai bạn trẻ cộng tác với mình, để làm mục tử cho đàn chiên, làm thợ gặt cho mùa lúa chín vàng, làm tông đồ cho một nước Paléttin nhỏ bé. Ngài chia sẻ cho họ uy quyền mình có và sứ vụ mình làm (c. 1). Con số mười hai gợi nhớ mười hai chi tộc Israel ngày xưa. Giáo Hội Ngài thiết lập sẽ là Israel mới, đặt nền trên mười hai bạn trẻ.

"Thiên Chúa bao dung và quảng đại" (Bài suy niệm Chúa nhật 15 Thường Niên- Năm A của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Thiên Chúa vô cùng quảng đại. Đó cũng là nội dung của Bài đọc I, trích sách ngôn sứ Isaia. Ngài gieo hạt giống sự thiện vào lòng con người như sương sa từ trời rơi xuống, làm cho đất đai mầu mỡ và cây có xanh tươi. Mưa móc và sương sa từ trời không chọn chỗ để rơi xuống. Hạt giống Lời Chúa cũng thế. Chúa gieo mầm sự thiện vào mọi nền văn hoá, mọi thời đại và mọi truyền thống. Tất cả những điều tốt đẹp và thiện hảo nơi những nền văn hoá đều phản ánh sự thánh thiện và tốt lành của Chúa, vì Ngài là nguồn cội của Chân, Thiện, Mỹ.

 

VIDEO

LIÊN KẾT DANH MỤC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  •   Đang truy cập 185
  •   Máy chủ tìm kiếm 9
  •   Khách viếng thăm 176
 
  •   Hôm nay 15,173
  •   Tháng hiện tại 900,122
  •   Tổng lượt truy cập 82,208,098