"Dân ngoại' (Bài suy niệm Chúa nhật 20 thường niên- Năm A của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Dân ngoại' (Bài suy niệm Chúa nhật 20 thường niên- Năm A của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

“Dân ngoại”, đó là khái niệm người Do Thái xưa vẫn dùng để chỉ những người không thuộc dân tộc họ. Ngày nay, một số tín hữu vẫn dùng hai từ này để chỉ những người không cùng tôn giáo. Xưa cũng như nay, hai từ này đều gợi lên sự phân biệt, thậm chỉ mỉa mai và coi thường người khác. Chúa Giêsu đã đến trần gian để khẳng định: Thiên Chúa là Cha của mọi dân tộc. Những ai tin vào Chúa Giêsu, thì không còn phân biệt về dòng tộc hay ngôn ngữ, văn hoá, mà tất cả đều làm thành gia đình của Thiên Chúa. Một cách mật thiết hơn, những tín hữu Kitô làm thành một thân thể, gắn bó với nhau và luôn cảm thông chia sẻ hài hoà. Thân thể này có Chúa Giêsu là Đầu.

Thứ Tư Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Thứ Tư Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Bài Tin Mừng hôm nay phản ánh cách sửa lỗi trong cộng đoàn thánh Mátthêu. Người phạm lỗi nặng ở đây vẫn được gọi là người anh em (c. 15). Tiến trình sửa sai huynh đệ này diễn ra từ từ, từng bước một. Bước này thất bại mới chuyển qua bước kế tiếp. Bước một là cuộc gặp gỡ kín đáo giữa người sửa lỗi và người phạm lỗi. Mục đích là để giúp người phạm lỗi biết lắng nghe lời góp ý chân tình, nhận ra lỗi của mình và thay đổi cuộc sống cho phù hợp.

Thứ Ba Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Thứ Ba Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Làm lớn ở trong nhóm hay trong Giáo Hội, đó vẫn là mối bận tâm gây tranh cãi giữa các môn đệ Thầy Giêsu. Sau khi Thầy loan báo lần thứ hai về cuộc Khổ nạn (Mt 17, 22-23), các môn đệ vẫn bị hút vào câu hỏi ai là người lớn nhất (c. 1). Như một nhà sư phạm khéo léo, Thầy Giêsu đã gọi một em nhỏ lại, đặt em đứng giữa các ông, và đưa ra câu trả lời.

Thứ Hai Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Thứ Hai Tuần XIX Thường Niên - Năm A

Đọc bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta không khỏi mỉm cười, khi nghĩ đến việc anh Phêrô đi ra hồ Galilê để thả câu bắt cá, một chuyện bắt cá rất bất thường, vì một mục đích cũng bất thường. Thầy Giêsu dặn anh hãy túm lấy con cá đầu tiên câu được, bắt lấy, mở miệng nó ra, thấy ngay một đồng tiền trị giá bốn quan, vừa vặn để nộp thuế Đền Thờ cho cả Thầy lẫn trò. Đây là thứ thuế mà hàng năm, theo sách Xuất hành (30, 14) những người đàn ông Do Thái trên hai mươi tuổi phải nộp để lo việc tu bổ Đền Thờ và việc tế tự trong đó.

Chúa Nhật XIX Thường Niên - Năm A

Chúa Nhật XIX Thường Niên - Năm A

Thầy Giêsu đến với họ lúc trời còn tối, nên chẳng ai nhận ra. Ngài đến với họ ngay giữa sóng gió, Ngài đạp lên sóng mà đi. Các môn đệ thấy bóng người đi trên mặt nước. Hoảng hốt và sợ hãi, họ tưởng mình thấy ma. Họ nghĩ chỉ có ma mới đi trên mặt nước được. Nhưng đây không phải là ma, đây là người Thầy của họ. “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !”

Thứ Bảy Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Thứ Bảy Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Các môn đệ hẳn bối rối và xấu hổ vì không đuổi được quỷ. Chắc họ cũng ngạc nhiên vì thấy mình thất bại trong trường hợp này, tuy họ đã thành công trong nhiều trường hợp khác (x. Lc 10, 17). Họ chờ lúc riêng tư giữa Thầy trò để hỏi lý do tại sao (c. 19). Câu trả lời của Thầy Giêsu ở đây là khá rõ ràng. “Tại anh em kém tin!” (c. 20).

Thứ Sáu Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Thứ Sáu Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Từ bỏ chính mình là đặt mình ở dưới Thiên Chúa, không coi mình là trung tâm, và để cái tôi của mình trọn vẹn tùy thuộc vào ý muốn của Ngài. Thầy Giêsu đã sống từ bỏ mình như vậy trong suốt cuộc đời trần thế. Ngài luôn sống như một người con thảo, một người được Cha sai.

Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Theo Tin Mừng Gioan, ngay từ lần đầu gặp gỡ (Ga 1, 42), Đức Giêsu đã đặt cho anh Simon một tên mới: Kêpha, nghĩa là Đá. Trong bài Tin Mừng bằng tiếng Hy Lạp, Đức Giêsu nói với Simon: “Anh là Petros (Phêrô), và trên petra (đá) này, Thầy sẽ xây Giáo Hội Thầy.” Rất có thể Ngài đã nói với Simon bằng tiếng Do Thái thời của Ngài như sau: “Anh là Kêpha, và trên kêpha này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy.” Người Do Thái hầu như không có thói quen đặt tên con là Đá, Kêpha. Khi đặt cho Simon cái tên lạ, Đức Giêsu đã muốn trao sứ mạng cho anh. Anh sẽ là nền cho ngôi nhà mới của Thầy, do tay Thầy xây dựng (c. 18). Ngôi nhà ấy chính là Giáo hội, là cộng đoàn giao ước mới do Thầy lập nên.

''Đừng sợ'' (Bài  suy niệm Tin mừng Chúa nhật 19 thường niên- Năm A của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

''Đừng sợ'' (Bài suy niệm Tin mừng Chúa nhật 19 thường niên- Năm A của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Trong thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ thế giới lần thứ 37, được tổ chức tại Lisbone, thủ đô Bồ Đào Nha, từ ngày 3 đến ngày 6-8-2023, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng gửi đến cho giới trẻ thế giới thông điệp “Đừng sợ!”. Giữa một xã hội được đánh giá là “bệnh hoạn” và đang bị xâu xé vì chiến tranh, bạo lực, xung đột, vị Mục tử của Giáo Hội Công giáo mượn lời Chúa để trấn an các tín hữu, đặc biệt là các bạn trẻ: Đừng sợ!

Thứ Tư Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Thứ Tư Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Người phụ nữ trực tiếp gặp Đức Giêsu và ngỏ lời nài xin: “Xin thương xót tôi… con gái tôi bị quỷ hành hạ dữ lắm.” Người mẹ đau vì con của mình đau. Bà kêu xin Đức Giêsu thương mình, bằng cách chữa lành cho cô con gái. Nhưng bà chỉ gặp sự thinh lặng như thể Người không nghe thấy. Dầu vậy bà vẫn không ngừng đi sau và kêu to. Tiếng kêu dai dẳng của bà đuổi theo các môn đệ khiến họ bực bội.

Thứ Ba Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Thứ Ba Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Kinh nghiệm bị Thầy bắt buộc phải qua bờ bên kia (c. 22), dù họ rất muốn ở lại bờ bên này để nếm dư vị của thành công vừa rồi. Sau phép lạ nhân bánh, người ta định tôn Thầy lên làm vua (Ga 6, 15). Chỉ cần Thầy gật đầu là trò được chia sẻ tiếng tăm và quyền lực. Các môn đệ đã bị ép lên thuyền, ngay lập tức, lúc chạng vạng tối.

Thứ Hai Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Thứ Hai Tuần XVIII Thường Niên - Năm A

Khi môn đệ xin Thầy giải tán đám đông, để họ đi mua thức ăn cho đỡ đói, Ngài bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả. Chính anh em hãy cho họ ăn.”(c. 16). Như thế môn đệ được mời gọi trở thành người cung cấp thức ăn miễn phí. Hẳn là họ đã hết sức bối rối trước mệnh lệnh khó hiểu này. Làm sao chuyện đó xảy ra được? Làm sao nuôi được đám đông ngần này người ở nơi hoang vắng? Tất cả những gì họ có trong tay chỉ là năm cái bánh và hai con cá (c. 17).

Lễ Chúa Hiển Dung

Lễ Chúa Hiển Dung

Biến hình là một bừng sáng ngắn ngủi, bất ngờ, báo trước vinh quang phục sinh sắp đến. Thân xác Ðức Giêsu sẽ được vào vinh quang viên mãn khi thân xác ấy chịu lăng nhục và đóng đinh vì yêu Cha và yêu con người đến tột cùng. Chúng ta cũng được biến hình, được bừng sáng, nếu chúng ta dám yêu, dám từ bỏ cái tôi ích kỷ,


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 388
  •   Máy chủ tìm kiếm 138
  •   Khách viếng thăm 250
 
  •   Hôm nay 35,721
  •   Tháng hiện tại 99,703
  •   Tổng lượt truy cập 83,080,862