Tại sao Chúa Giêsu gọi Đức Maria là «bà» ?

Thứ năm - 20/01/2022 21:19      Số lượt xem: 2942

Trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu chưa bao giờ gọi Đức Maria là «mẹ», trái lại hai lần Ngài gọi mẹ là «bà». Phải hiểu điều này như thế nào ?

cana

Các Tin Mừng không phải là cuốn tiểu sử về Chúa Giêsu mà tập trung vào mầu nhiệm con người Ngài. Đức Maria, cũng như các môn đệ và đám đông dân chúng, không thoát khỏi quy luật này. Người ta không nhìn Đức Maria qua cái nhìn của Chúa Giêsu mà qua lăng kính của các tác giả Tin Mừng mà mối bận tâm duy nhất của họ là nói về Người Con của mẹ.

Mỗi tác giả Tin Mừng đều có những nhận thức riêng lẻ về Đức Maria tùy theo nhãn quan thần học của mình. Họ nhìn Đức Maria với cái nhìn đức tin chứ không phải cái nhìn lịch sử.

Thánh Matthêu gán cho Đức Maria một vai trò quan trọng trong các trình thuật về thời thơ ấu để khẳng định dòng dõi Đavít của Chúa Giêsu (Mt 1,16). Vì thế, ông viết Chúa Giêsu được sinh ra tại Bêlem (Mt 2,1). Thánh Marcô nói rõ nhiệm vụ làm mẹ của Đức Maria Mc 3,31-32) nhưng liên kết Mẹ với các thân nhân trong gia đình để nói lên sự lo lắng của họ về ân sủng của Người Con của mẹ.

Thánh Luca trình bày Đức Maria như người tín hữu và là môn đệ. Trong Tin Mừng Luca, Mẹ là người duy nhất làm chiếc cầu nối giữa thời thơ ấu và thời thi hành sứ vụ của Chúa Giêsu. Có hai lần ông nói rằng Mẹ « đã giữ tất cả những chuyện ấy trong lòng » (Lc 2, 19.51) và «suy đi nghĩ lại». Tuy nhiên sự chọn lựa của Chúa Giêsu không phải là sự chọn lựa của Mẹ và Mẹ được tiên báo một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Mẹ (Lc 2, 35). Ngày kia, một phụ nữ lên tiếng giữa đám đông: «Phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy». Chúa Giêsu đáp lại : «Ai nghe lời Chúa và tuân giữ thì có phúc hơn» (Lc 11, 27-28). Đối với Đức Giêsu, Thiên Chúa là trên hết !

Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Đức Maria chỉ xuất hiện hai lần, ở phần đầu và phần cuối Tin Mừng, và mỗi lần như vậy thì Chúa Giêsu gọi mẹ là «bà»  (Ga 2,4; 19,26). Đây không phải là cách bình thưởng để gọi mẹ. Tên gọi «bà» tạo nên một khoảng cách và khoảng cách này đã trừu tượng hóa đi mối liên kết giữa họ với nhau. Điều này xảy ra hai lần : một lần ở tiệc cưới Cana khi Chúa Giêsu khai mạc sứ vụ của mình, và lúc ấy Ngài liên kết với các môn đệ ; một lần nữa là dưới chân Thập giá, lúc ấy Chúa Giêsu trở về với Chúa Cha nơi xuất phát của Ngài. Đối với Đức Maria, tên gọi này của Chúa Giêsu là sự tra vấn của đức tin mà trong đó mẹ được xem như là người có bổn phận phải vượt qua mối liên hệ máu huyết của xác phàm để gắn bó với Người con của mẹ với tư cách là Con Thiên Chúa.

Cuối cùng, cũng không nên bỏ qua câu chuyện Kinh Thánh vui sau đây:

Khi thấy một đám đông người chuẩn bị ném đá một phụ nữ, Chúa Giêsu đến gần: “Chuyện gì thế?”. Một người trong đám nói: “Chị này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình và luật dạy phải ném đá hạng phụ nữ này!”. Chúa Giêsu ôn tồn lên tiếng: “Khoan đã, ai cho rằng mình sạch tội thì ném đá chị này trước đi!”. Bổng nhiên một viên đá từ đâu bay ra, trúng ngay đầu chị phụ nữ. Chúa Giêsu nhìn quanh rồi lẩm bẩm: “Lại mẹ nữa đấy à? Mẹ có để yên cho con làm việc không đấy!”
  
(Theo Yolande Girard, Interbible)

 

Tác giả bài viết: Lm Phaolô Nguyễn Minh Chính biên dịch


 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 204
  •   Máy chủ tìm kiếm 30
  •   Khách viếng thăm 174
 
  •   Hôm nay 44,330
  •   Tháng hiện tại 1,031,247
  •   Tổng lượt truy cập 79,779,931