Có hay không một Chủ nghĩa đế quốc Công giáo?

Chủ nhật - 18/07/2021 15:08      Số lượt xem: 1804

Chính Đức Giêsu đã nói khi ủy nhiệm sứ mệnh truyền giáo: “Hãy đi và làm cho các dân tộc trở thành môn đệ, giảng dạy cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều thầy đã truyền dạy cho các con” (Mt. 28,19-20).

Có hay không một Chủ nghĩa đế quốc Công giáo?

 
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

CÓ HAY KHÔNG MỘT CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC CÔNG GIÁO?

Tác giả: Jimmy Akin
Chuyển ngữ: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính
Từ: catholic.com

WGPQN (11.7.2021) - Bạn đã từng nghe về chủ nghĩa đế quốc Công giáo (Catholic imperialism) chưa? Đó là một huyền thoại phổ biến chống Công giáo đại loại như thế này: Các nhà truyền giáo Công giáo là những tay đế quốc đã nô lệ hóa và bần cùng hóa các dân tộc bản địa!

Nhưng như tất cả các huyền thoại chống Công giáo khác, đây là câu chuyện không đúng. Và đây mới là chuyện đúng và thật!

Vào Thời đại Khám phá (Age of Exploration), giữa thế kỷ XV và XVI, đã tạo nên một tình trạng chưa từng có cho Giáo Hội. Với việc khám phá những miền đất mới rộng lớn, người ta nhận ra rằng có biết bao nhiêu triệu người chưa từng biết đến sứ điệp của Đức Giêsu Kitô.

Chính Đức Giêsu đã nói khi ủy nhiệm sứ mệnh truyền giáo: “Hãy đi và làm cho các dân tộc trở thành môn đệ, giảng dạy cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều thầy đã truyền dạy cho các con” (Mt. 28,19-20).

Vì thế các nhà truyền giáo bắt đầu chấp nhận những khó khăn và nguy hiểm của những chuyến du hành khắp thế giới vào thời ấy. Họ đi khắp hoàn cầu, theo chân các nhà khám phá và mang sứ điệp Đức Kitô đến với mọi người ở khắp mọi nơi.

Nhưng có một vấn đề: các thế lực đế quốc khác nhau – chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, và Hà Lan – họ đã khám ra những miền đất mới và bận rộn tranh giành với nhau để thiết lập nên những thuộc địa. Mỗi quốc gia tìm kiếm lợi ích của riêng mình và không muốn rơi lại phía sau những quốc gia khác.

Điều này có nghĩa là những thế lực này cũng tranh giành và trong nhiều trường hợp đã khai thác các dân tộc bản xứ của những miền đất này. Tệ hơn nữa, nhiều nhà khai thác còn nhân danh đức tin Kitô giáo của mình để biện minh cho sự chinh phục, bóc lột và nô lệ hóa những người dân bản xứ.

Các nhà truyền giáo đã làm gì? Những người Công giáo đã phàn nàn với Đức giáo hoàng về điều mà những kẻ xâm chiếm và những người khác đang làm, và năm 1537, Đức Phaolô III đã ban hành đoản sắc Pastorale Officium, trong đó ngài nhắc lại rằng hoàng đế Charles V, vị hoàng đế thánh thiện của Rôma, đã cấm các thần dân của mình nô dịch hóa hay cướp bóc dân bản xứ trong những miền đất truyền giáo. Rồi Đức thánh cha thêm vào đấy hình phạt cao nhất của Giáo Hội là dứt phép thông công (penalty of excommunication): 

Vì thế, chúng tôi cảnh báo rằng những người dân bản xứ này, mặc dù ở ngoài Giáo Hội, họ vẫn không thiếu hay bị tước đoạt quyền tự do hay quyền sở hữu tài sản của mình, vì họ là những con người và do đó họ có khả năng đức tin và ơn cứu rỗi, nên họ không phải bị tiêu diệt bằng sự nô lệ hóa mà đúng ra phải được mời gọi đến sự sống qua sự rao giảng và gương mẫu. Thêm vào đó, chúng tôi muốn ngăn chặn những hành vi đáng kinh tởm của những kẻ vô đạo đức và bảo đảm rằng những người bản xứ không quá cứng lòng để đón nhận đức tin vào Đức Kitô … chúng tôi đòi buộc rằng … hãy hết sức cẩn trọng hầu tránh được sự nghiêm khắc … của hình phạt dứt phép thông công … bất cứ ai ở bất cứ cấp bậc nào biến những người bản xứ nói trên thành nô lệ dưới bất kỳ hình thức nào hoặc cướp bóc tài sản của họ dưới bất kỳ hình thức nào.

Đây là một trong những văn kiện của các đức giáo hoàng vào thời kỳ ấy đã đứng về phía dân bản xứ chống lại những người tìm cách áp bức họ. Các ngài nói rằng họ là những con người (nghĩa là có nhân quyền) và họ có thể quay mặt với Tin Mừng vì bị đối xử tệ. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì Giáo Hội luôn luôn cấm cải đạo cưỡng bách. Như giải thích của sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo, số 160, Tin Mừng phải được đón nhận cách tự nguyện: “Để là một hành vi của con người, "đức tin mà con người đáp lại Thiên Chúa phải là tự nguyện. Do đó, không ai bị cưỡng bức phải chấp nhận đức tin trái với ý muốn. Thật vậy, tự bản chất đức tin là một hành vi tự ý".

Như vậy Giáo Hội nhìn nhận dân bản xứ như là những con người, họ đáng được tôn trọng và có linh hồn cần được Đức Giêsu cứu rỗi. Giống như những người Âu châu, Đức Kitô đã chết cho họ, và họ phải được đối xử như mọi người khác. Như thế, Giáo Hội tìm cách giúp các dân tộc bản xứ và bảo vệ họ khỏi bị khai thác.

Mặc dù điều này cũng có hiệu quả, song rủi thay nó không có nghĩa là tất cả mọi sự khai thác đều dừng lại. Như đức giáo hoàng ngày nay không thể sai khiến các chính trị gia Công giáo đưa giáo huấn Giáo hội về các vấn đề như phá thai vào chính sách công, các giáo hoàng của thời đại ấy cũng đã có ảnh hưởng hạn chế trên các thế quyền.

Kết quả là một thời đại có cả ánh sáng lẫn bóng tối, có sự khai thác lẫn sự phát triển của Tin Mừng. Như trong mỗi thời đại, người trong thời đại ấy phải được nhìn cách đúng với thực tế. Không có gì hoàn toàn tốt, chẳng có gì xấu hoàn toàn. Giống như chúng ta, họ là những cá nhân phức tạp.

Các giáo hoàng gần đây đã nhìn nhận điều đó, gồm cả Đức Phanxicô, người đã khẳng định rằng: “Tôi nói điều này với sự tiếc nuối: chúng ta đã phạm phải nhiều trọng tội với các dân tộc bản xứ của châu Mỹ nhân danh Thiên Chúa … Giống như Đức Gioan Phaolô II, tôi xin Giáo Hội – tôi lập lại điều tôi đã từng nói – là hãy quỳ gối trước Thiên Chúa và xin tha thứ vì những tội lỗi của các con cái mình trong quá khứ và hiện tại”.

Rồi ngài tiếp tục, “Cùng với lời cầu xin tha thứ này, và để được công bằng, tôi cũng muốn chúng ta hãy tưởng nhớ đến hàng ngàn linh mục và giám mục với quyền năng của thập giá đã mạnh mẽ chống lại lý lẽ của lưỡi gươm”.

 

Nguồn: gpquinhon.org  


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 184
  •   Máy chủ tìm kiếm 15
  •   Khách viếng thăm 169
 
  •   Hôm nay 182
  •   Tháng hiện tại 1,032,190
  •   Tổng lượt truy cập 79,780,874