Ngày Quốc tế thiếu nhi dành cho các trẻ em... không được sinh ra !

Thứ năm - 04/06/2020 10:43      Số lượt xem: 4420

Ngày Quốc tế thiếu nhi được tổ chức cho các trẻ em đó đây là chuyện bình thường, nhưng cho các trẻ em không được sinh ra mới là điều lạ thường. Các em không thể chơi đùa với những cây chóng chóng, không thể tung tăng nhảy múa bên những ngọn nến lung linh, nhưng chắc hẳn các em cũng bớt đi sự tủi hờn, vì sự khước từ của mẹ cha; và cảm thấy ấm lòng, bởi không được sinh ra, nhưng cũng có một ngày tết thiếu nhi dành cho riêng mình...

ee0030967ac68798ded7
 
Ngày Quốc tế thiếu nhi hay ngày Tết thiếu nhi là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài người; đồng thời cũng là ngày nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn. Xã hội càng văn minh thì quyền của trẻ em càng được tôn trọng và việc nuôi dưỡng, giáo dục các em càng nâng cao.

Trên đường phố Hải Phòng, trong những ngày này đâu đâu cũng thể hiện tinh thần ấy với những băng rôn khẩu hiệu: “Lắng nghe trẻ bằng trái tim, bảo vệ trẻ bằng hành động” hay “Không để trẻ em nào ở lại phía sau” hoặc “Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai”... Đây là nét nhân văn của con người, nét đẹp của cuộc sống, và cũng là phương cách hữu hiệu để mở ra một tương lai tốt đẹp cho xã hội.

Tuy nhiên, việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, dù rất tích cực, nhưng vẫn còn “lỗ hổng”, vẫn nhiều “thiếu sót”, khi hàng ngày vẫn còn bao trẻ em vô tội bị giết hại cách oan uổng và bất công trong nạn nạo phá thai. Riêng tại Việt nam, theo con số thống kê chính thức, hàng năm có đến 300.000 ca phá thai, tức là bằng ấy con người bị giết chết cách cưỡng bức. Để ý đến con số này khiến ai nấy sẽ giật mình thảng thốt, bởi đâu kém là bao so với số ca chết vì đại dịch Covid-19 vừa qua, làm chấn động cả địa cầu! Tuy nhiên, chứng kiến cảnh chết của các em khi bị “phanh thây xẻ thịt” với máu me nhầy nhụa mới thấy rùng mình khiếp sợ và chua xót là dường nào cho kiếp người thai nhi!
 
101241087 2924654930981782 2432566642052431872 o

Các nhà hữu trách đã có bao chính sách và hoạt động để bảo vệ trẻ thơ. Nhưng tại sao các em trong lòng mẹ lại không được bảo vệ? Tại sao người mẹ với tình mẫu tử thiêng liêng và lớn lao như biển rộng, lại đang tâm giết chết con mình? Phải chăng còn ở trong lòng mẹ, các em chưa phải là người?

Nếu các em không phải là người, thì Giáo lý Đức Phật dạy về việc “cám sát sinh” với các thai nhi là vô lý? Nếu các em không phải là người, thì Đạo Chúa dạy về việc “phải tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai, ngay từ khi thành thai, phôi thai phải được đối xử như một nhân vị” xem ra là điều vô nghĩa; và việc quy kết “Án vạ tuyệt thông” (Gl 1398) cho người phá thai là điều dư thừa? Nếu các em không phải là người, thì sao không ít bà mẹ khi phá thai lại chìm trong thảm trạng “âu sầu phiền muộn khôn nguôi”? Xét theo lẽ tự nhiên, nếu thai nhi không phải là người, thì thật phi lý, bởi nếu không là người, thử hỏi khi sinh ra các em có là người được chăng?

Những điều trên cho thấy phôi thai là người! Học giả Horton thật có lý khi quả quyết: “Ngay cả khi bạn không nghe thấy thai nhi nói, hay thậm chí không nhìn thấy chúng, dù con người ấy nhỏ bé thế nào đi nữa, thì một con người vẫn là một con người”.
 
100878994 2924656027648339 1580186208422592512 o

Nếu các em là người, là một trẻ em đúng với ý nghĩa của nó, thì tại sao các em không được trân trọng và bảo vệ? Tại sao cha mẹ lại lạnh lùng với các em đến nhẫn tâm như vậy? Tại sao các em lại không có ngày Quốc tế thiếu nhi?

Những chất vấn ấy đã đưa đến việc tổ chức “Ngày Quốc tế thiếu nhi dành cho các trẻ em không được sinh ra” (ngày 1 tháng 6), tại nghĩa trang giáo xứ Trang Quan. Ngày Quốc tế thiếu nhi được tổ chức cho các trẻ em đó đây là chuyện bình thường, nhưng cho các trẻ em không được sinh ra mới là điều lạ thường. Các em không thể chơi đùa với những cây chóng chóng, không thể tung tăng nhảy múa bên những ngọn nến lung linh, nhưng chắc hẳn các em cũng bớt đi sự tủi hờn, vì sự khước từ của mẹ cha; và cảm thấy ấm lòng, bởi không được sinh ra, nhưng cũng có một ngày tết thiếu nhi dành cho riêng mình...

Ngày này còn nhắc nhở người lớn về việc bảo vệ và chăm sóc trẻ thơ cần phải thực hiện có nền tảng và triệt để, nghĩa là không chỉ với các em được sinh ra, mà còn với các em đang được cưu mang trong lòng mẹ, bởi các thai nhi là trẻ em đúng nghĩa như bao trẻ em khác.

Thực tế điều này không được thực hiện, vì nhiều lý do khác nhau. Theo lời chia sẻ của cha Phanxicô Trần Đức Thảo, như các tông đồ xưa đã ngăn các trẻ đến với Chúa Giêsu vì sợ chúng quấy rầy, thì ngày nay người ta cũng không muốn bị “các em quấy rầy” nên đã đang tâm bỏ các em khi còn ở trong lòng mẹ. Đây là điều họ cho là khôn ngoan, nhưng có biết đâu mỗi người xuất hiện trên đời đều có thể “thay đổi thế giới”, hơn nữa, trong số đó có không ít vĩ nhân. Cha giảng lễ trích dẫn câu chuyện Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II như một minh chứng. Khi còn trong lòng mẹ, thân mẫu ngài đã được bác sĩ đề nghị phá thai, vì đứa trẻ không được khỏe mạnh. Nếu lời đề nghị ấy được thực hiện thì thế giới đâu có một vĩ nhân mang tên Karol Józef Wojtyla, Giáo hội sao có vị thánh vĩ đại của thời nay mang tên Gioan Phaolô II?

100616847 2924659584314650 6015814413511032832 o

Vẫn biết tiếng kêu của các thai nhi bị giết hại và của những ai thao thức với vấn đề sự sống cũng chỉ là “tiếng kêu trong hoang địa” giữa một xã hội đang tục hóa và vô cảm với cái chết của trẻ thơ vô tội. Nhưng với sự hiện diện của quý cha, quý sơ và trên 200 người đến từ nhiều nẻo đường khác nhau bên hầm mộ thai nhi, đã làm cho tiếng kêu ấy da diết và vang vọng hơn. Chắc hẳn ít nhiều tiếng kêu ấy cũng thức tỉnh ai đó là người cha mẹ đang có ý định giết con mình, thì đừng làm điều thất đức, để khỏi phải hối hận suốt đời; cảnh báo ai đó chỉ vì chút tính toán nhỏ nhen, chút lợi ích vật chất mà giết thai nhi, hãy dừng tay lại vì sự sống là điều linh thiêng cao quý nhất; nhắc bảo ai đó chợt nhận ra nếu mình là nạn nhân của phá thai, thì đâu có thể hiện diện trên trần đời, để tôn trọng và bảo vệ sự sống chính mình, của người khác, nhất là các trẻ thơ trong lòng mẹ...

Đó cũng là ý nghĩa mà Nhóm Bvss hướng tới trong Ngày quốc tế thiếu nhi dành cho những em không được sinh ra, được tổ chức tại nơi các thai nhi an nghỉ. Dù nơi đó có tới 60.000 thai nhi được an táng trong suốt 14 năm qua, và trong chính ngày này cũng thêm vào đó 648 em, nhưng các hoạt động Bvss vẫn đang đậm tính nhân văn và nét đẹp của tình người với trẻ thơ. Ước chi những giá trị ấy được nhân rộng và lan tỏa, để góp phần đẩy lui nền văn hóa sự chết, đồng thời cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống như ý định đầy yêu thương của Đấng Tạo Hóa.
Bài: Tí Tách -  Ảnh: Đức Tuy, Lê Định
102414156 2924655907648351 744898542039990272 o102386784 2924656274314981 4258633474698641408 o101790973 2924655357648406 6922808272592306176 o
100813446 2924655467648395 5873590217931227136 o

84306260 2924658937648048 8100943240976400384 o

100989277 2924659200981355 2109769995440357376 o84312799 2924655144315094 5605741342794711040 o98966484 2924657500981525 5051295600713138176 o100770717 2924657800981495 7013455919606398976 o101279359 2924657284314880 8368902853254709248 o (1)102908931 2924657647648177 3769005407658311680 o101279359 2924657284314880 8368902853254709248 o101348062 2924657844314824 1675823718376407040 o

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 169
  •   Máy chủ tìm kiếm 22
  •   Khách viếng thăm 147
 
  •   Hôm nay 1,594
  •   Tháng hiện tại 1,033,602
  •   Tổng lượt truy cập 79,782,286