Sách Giáo lý Năm Giới trẻ 2021

Thứ tư - 23/12/2020 11:01      Số lượt xem: 4353

Cuốn “Giáo Lý Năm Giới Trẻ” do Ban Mục vụ Giới trẻ của Giáo phận Hải Phòng soạn thảo và phát hành, với mục đích giúp các bạn trẻ hiểu biết giáo huấn của Giáo Hội trong tình yêu, hôn nhân và gia đình. Dựa trên hai tài liệu căn bản là YOUCAT và DOCAT, cuốn sách gồm 12 đề tài, đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của gia đình, nhất là những vấn đề nảy sinh trong xã hội hiện đại như sống thử, đồng tính, phá thai, chết êm dịu. Hình thức “hỏi – thưa” sẽ giúp độc giả dễ hiểu và dễ nhớ.

---o0o---
GIÁO LÝ NĂM GIỚI TRẺ 2021
Chủ đề: “ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI TRẺ TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH”
(Biên soạn theo cuốn YOUCAT và DOCAT)
 
12 BÀI GIÁO LÝ NĂM GIỚI TRẺ 2021
Bài 1: Gia đình trong kế hoạch yêu thương của Chúa
Bài 2: Bí tích Hôn Phối làm nên Gia đình
Bài 3: Hôn nhân khác đạo và tái hôn
Bài 4: Gia đình trong sứ mạng truyền sinh
Bài 5: Gia đình với công cuộc Bảo vệ sự sống
Bài 6: Tình yêu trong sạch trong Gia đình
Bài 7: Giới răn Hiếu thảo trong Gia đình
Bài 8: Các nhân đức nền tảng trong Gia đình
Bài 9: Gia đình là nền tảng của xã hội
Bài 10: Gia đình tương quan với cá nhân và xã hội
Bài 11: Tính cộng đồng trong Gia đình
Bài 12: Gia đình và vấn đề di dân
PHỤ LỤC
I. ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO HẠT
1. Giáo hạt Kẻ Sặt              : Tháng 01/2021
2. Giáo hạt Nam Am : Tháng 03/2021
3. Giáo hạt Mạo Khê : Tháng 5/2021
4. Giáo hạt Hải Dương        : Tháng 7/2021
5. Giáo hạt Hòn Gai            : Tháng 9/2021
6. Giáo hạt Chính Tòa         : Tháng 11/2021

II. ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN: DỊP LỄ LÁ

III. ĐỀ TÀI THẢO LUẬN TRONG NĂM GIỚI TRẺ
               (Dành cho 6 Giáo hạt)
Đề tài 1: Bí quyết xây dựng Gia đình hạnh phúc
Đề tài 2: Những thách đố của Gia đình trẻ ngày nay
Đề tài 3: Sứ mạng của cha mẹ: “Mẹ dạy con khéo, cha dạy con khôn”
Đề tài 4: Sự hòa hợp trong Hôn nhân khác đạo
Đề tài: 5: Giải pháp cho cho những xung khắc, bất hòa trong Gia đình
Đề tài 6: Xây dựng gia đình thành “Hội Thánh tại Gia”
 
---o0o---
Lời Giới thiệu

Gia đình là trường học đầu tiên và là nơi hình thành nhân cách con người. Bất cứ thuộc nền văn hoá và thể chế chính trị nào, vai trò của gia đình cũng được coi trọng và đánh giá cao. Giáo Hội nhìn nhận gia đình là hình ảnh Chúa Ba Ngôi ở trần gian. Điều đó có nghĩa, gia đình là mối hiệp thông sâu xa, là môi trường đạo đức và là nơi con người sống tình yêu thương.

“Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình”. Đây là định hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam cho năm 2021. Các vị Chủ chăn của Giáo Hội Công giáo Việt Nam thấy rõ những nguy cơ đang làm băng hoại gia đình, cũng như đánh mất những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam. Vì vậy, các ngài mời gọi mọi thành phần Dân Chúa đồng hành với các gia đình, nhất là các gia đình trẻ, với mục đích xây dựng gia đình thành tổ ấm yêu thương, vừa thấm đượm tinh thần Tin Mừng, vừa lưu giữ những giá trị truyền thống như tình nghĩa thuỷ chung vợ chồng, lòng hiếu thảo với các bậc sinh thành, tôn ti trật tự kính trên nhường dưới. Tất cả những nét đẹp ấy góp phần làm nên hạnh phúc gia đình, đồng thời toả sáng sự thánh thiện mà Chúa mời gọi.

Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse là các thành viên của Gia đình Nagiarét. Đây là “Thánh Gia”, là mẫu mực cho tất cả chúng ta noi theo. Các Ngài đã sống trong tâm tình cầu nguyện, kết hợp thâm sâu với Chúa Cha, trong bầu khí tràn ngập yêu thương.

Cuốn “Giáo Lý Năm Giới Trẻ” do Ban Mục vụ Giới trẻ của Giáo phận Hải Phòng soạn thảo và phát hành, với mục đích giúp các bạn trẻ hiểu biết giáo huấn của Giáo Hội trong tình yêu, hôn nhân và gia đình. Dựa trên hai tài liệu căn bản là YOUCAT và DOCAT, cuốn sách gồm 12 đề tài, đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của gia đình, nhất là những vấn đề nảy sinh trong xã hội hiện đại như sống thử, đồng tính, phá thai, chết êm dịu. Hình thức “hỏi – thưa”  sẽ giúp độc giả dễ hiểu và dễ nhớ.

Cùng với cuốn Giáo Lý Năm Giới Trẻ, Ban Mục vụ Giới trẻ cũng đề nghị tổ chức Đại Hội ở các Giáo Hạt. Hy vọng những buổi gặp gỡ sẽ giúp các bạn trẻ cảm nhận được sức sống của Đức tin và gắn bó với Giáo Hội.

Với ước mong các bạn trẻ đón nhận và chuyên tâm trau dồi kiến thức, tôi hân hạnh giới thiệu cuốn Giáo Lý này, đồng thời mời gọi Quý Cha, Quý Tu sĩ, Anh Chị Em giáo lý viên, nỗ lực giúp các bạn trẻ học hỏi, để yêu mến Chúa hơn và để gia đình hạnh phúc bền vững ấm êm hơn.

Xin Chúa chúc lành cho mọi người.
 
                                                              Hải Phòng, ngày 3 tháng 12 năm 2020
                                                                           +Giuse Vũ Văn Thiên      
                                                                          Tổng Giám mục Hà Nội
                                                                   Giám quản Tông tòa Hải Phòng
 

 
---o0o---
BÀI 1
GIA ĐÌNH TRONG KẾ HOẠCH YÊU THƯƠNG CỦA CHÚA
“Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27)

1. Khi nói Chúa là Tình yêu (Love) có nghĩa thế nào?
 - Nghĩa là Người dựng nên mọi sự, bao bọc mọi sự với lòng nhân từ vô biên (infinite benevolence) của Người.
Người không chỉ tuyên bố Người là Tình yêu mà còn chứng tỏ Tình yêu : "Không ai có Tình yêu lớn hơn người đã chết cho bạn mình" (Ga 15,13).

2. Khi nói con người được dựng nên theo "hình ảnh Chúa"(God's image), điều đó có nghĩa thế nào?
- Nghĩa là, con người  không như các loài bất động đất đá, cây cỏ, con vật. Con người có phần linh thiêng (spirit).
Nhờ đặc tính linh thiêng, con người được kết hợp với Thiên Chúa hơn là với các thụ tạo hữu hình (visible fellow creatures).

3. Căn cứ vào đâu con người cư xử bình đẳng (equality) với nhau?
-  Mọi người bình đẳng với nhau, vì họ có cùng một nguồn gốc, trong một Thiên Chúa đã tạo dựng họ vì Tình yêu Người.
Mọi người có cùng một Đấng Cứu chuộc là Chúa Giêsu Kitô.
Mọi người được chỉ định tìm hạnh phúc, và có hạnh phúc muôn đời trong Thiên Chúa.

4. Tại sao Thiên Chúa làm ra con người có nam có nữ (male and female)?
-  Thiên Chúa là Tình yêu và là khuôn mẫu (archetype) của đời sống chung (community), Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ, để họ cùng nhau, là hình ảnh của bản tính Người.

5. Khi nói con người là nhân vật có phái tính nghĩa thế nào?
- Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
Chúa dựng nên họ để giúp nhau và yêu nhau.
Chúa dựng nên họ với những ước muốn tính dục (erotic desires) và khả năng thú vui thể xác (physical pleasure).
Chúa dựng nên họ để truyền thông sự sống (transmit life).

6. Có ưu tiên (priority) tình dục cho người nọ hơn người kia không?
- Không. Thiên Chúa ban cho người nam người nữ cùng một nhân phẩm như là con người (identical dignity as person).
 (St 2, 18 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa phán: "Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ  giúp tương xứng với nó. 22 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. 23 Con người nói:"Này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút ra từ đàn ông."24 Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành nên một xương thịt).

(Diễm ca  8,6 Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh, như chiếc ấn trên cánh tay anh. Phải, tình yêu mãnh liệt như tử thần, cơn đam mê dữ dội như âm phủ. Lửa tình là ngọn lửa bừng cháy, một ngọn lửa thần thiêng. 7 Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu, sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp. Ai đem hết gia tài sự nghiệp mà đổi lấy tình yêu,
ắt sẽ bị người đời khinh dể).
(Gal 3,28: Không còn chuyện phân biệt Dothái hay Hylạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô). 

 7. Người có khuynh hướng đồng tính luyến ái (homosexual) thì sao?
-  Giáo hội tin rằng, trong trật tự tạo dựng, Chúa đặt để cho người nam và người nữ cần đến nhau, bổ túc (complementary) cho nhau, liên kết với nhau để sinh sản con cái.
Vì vậy, Giáo hội không chấp nhận những người thực hành đồng tính luyến ái.
Phần các Kitô hữu, hãy kính trọng và yêu thương mọi người, vì mọi người đều được Thiên Chúa kính trọng và yêu thương.

8. Tại sao Thiên Chúa sắp đặt (dispose) cho người nam và người nữ cho nhau?
-  Thiên Chúa sắp đặt người nam người nữ cho nhau để họ "không còn là hai nhưng là một" (Mt 19,6). Cách này, họ sống trong Tình yêu, sinh con cái, trở nên dấu hiệu của chính Chúa, Đấng vô hình (nothing) nhưng lại tràn trề (overflowing) Tình yêu.
 
 
---o0o---
Bài 2
BÍ TÍCH HÔN PHỐI LÀM NÊN GIA ĐÌNH
"không còn là hai nhưng là một" (Mt 19,6)

1. Bí tích Hôn phối diễn ra thế nào?
-  Bí tích Hôn phối diễn ra qua lời hứa (promise) mà người nam và người nữ nói lên trước Thiên Chúa và Giáo hội, lời hứa được Thiên Chúa nhìn nhận (accepted) và làm cho mạnh (confirmed), và được hoàn tất (consummated) do việc kết hợp thể xác của đôi bạn (couple).
Vì chính Chúa lập nên mối ràng buộc (bond) của Bí tích Hôn phối, nên nó nối kết (bind) cho đến khi một bên qua đời.

2. Điều gì cần (necessary) cho Kitô hữu lãnh Bí tích Hôn phối ?
-  Cần 3 điều này:
1/ tự ý muốn (free consent)
2/ quyết sống mãi, độc quyền kết hợp.
3/ sẵn sàng sinh con cái (openess to chidren)
Tuy nhiên, điều căn bản về Bí tích Hôn phối là điều đôi hôn nhân cần biết: "Chúng tôi sống như hình ảnh Chúa Kitô yêu thương Giáo hội Người".

3. Yếu tố nòng cốt của hôn phối Công giáo là gì?
1/ Một vợ một chồng. Hôn phối là giao ước do tự nhiên đòi sự liên kết hợp nhất về xác, về trí, về tinh thần của 2 người nam-nữ.
2/ Mãi mãi có nhau (bất khả phân chia-indissolubility) hôn phối đòi kéo dài tới chết.
3/ Sẵn sàng đón nhận con cái (openness to offsprings)
4/ Cam kết cho phúc lợi của người phối ngẫu.

4. Tại sao Hôn phối không thể chấm dứt (bất khả phân)?
-  Hôn phối có 3 bất khả phân:
1/ vì căn bản Tình yêu là tự hiến cho nhau không giữ lại gì hết.
2/ vì đó là hình ảnh trung tín vô điều kiện của Thiên Chúa với thụ tạo của Người.
3/ vì nó diễn tả Tình yêu Chúa Kitô yêu Giáo hội Người, đến nỗi chết trên Thánh giá.
 (Ep 5,25 Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh;  5,28    Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình). 

5. Mọi người đều được gọi sống bậc Hôn phối phải không?
-  Không phải mọi người được kêu gọi sống đời Hôn nhân.
Người sống một mình (live alone) cũng có thể làm xong bổn phận mình trong cuộc sống.
Kết hôn là đường riêng.
Chúa Giêsu mời gọi người ta sống không kết bạn: "vì Nước Trời" Mt 19, 12).

(Ruth 1, 16-17 Bà Rút đáp: "Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở đâu, con ở đó, dân của mẹ là dân của con, Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con.17 Mẹ chết ở đâu, con chết ở đó, và nơi đó con sẽ được chôn cất.  Xin ĐỨC CHÚA phạt con thế này và thêm thế kia nữa, nếu con lìa xa mẹ mà không phải vì cái chết! ").

 6. Tại sao Giáo hội cử hành Bí tích Hôn phối ?
-  Luật cưới hỏi (wedding) phải làm công cộng.
Dâu, rể được hỏi về ý định thành hôn (intention to marry), linh mục, phó tế làm phép nhẫn (rings). Dâu rể trao đổi nhẫn cưới và lời hứa "chung thủy với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh nạn cũng như lúc khỏe mạnh, để tôn trọng nhau suốt đời".
Linh mục phê chuẩn chấp nhận đám cưới (ratifies wedding) và (administers the blessings) ban phép lành. 

---o0o---
Bài 3
HÔN NHÂN KHÁC ĐẠO VÀ TÁI HÔN
“Con người giống hình ảnh Thiên Chúa” (St 1,27; 2,7)

1. Nên làm gì khi một người Công giáo muốn thành hôn với người Kitô hữu không Công giáo?
-  Đây là cuộc Hôn phối "hỗn hợp" (mixed), Giáo hội đòi phải đôi bên phải đặc biệt trung thành với Chúa Kitô, tránh gương xấu chia rẽ giữa 2 Giáo hội, vẫn chưa được chữa lành (remedied), sẽ không xảy ra kiểu thu hẹp nữa, nó có thể đưa đến chỗ bỏ thực hành đức tin (giving up the practice of the faith).

 2. Người Công giáo có được kết hôn với người khác đạo không?
-  Người Công giáo kết hôn và sống với người đạo khác (vd Phật giáo), có thể là nguyên nhân gây khó khăn cho đức tin mình, và khó khăn cho con cái sau này.
Bởi trách nhiệm của Giáo hội đối với các tín hữu, Giáo hội lập ra những ngăn trở khác đạo (impediment disparity of religion).

Nhưng những cuộc Hôn phối như thế vẫn thành phép (validly) khi có phép chuẩn (dispensation) của Giáo hội trước khi thành hôn.
Hôn phối này không phải là Bí tích (the marriage is not sacramental).

 3. Người chồng và người vợ luôn "gây chiến" với nhau có được li dị (divorce) không?
-  Giáo hội luôn rất trọng kính khả năng của người ta trong việc giữ lời hứa và tự buộc mình vào sự trung tín của cuộc sống lâu dài. Giáo hội nhớ lời họ đã đoan hứa.

Mọi cuộc Hôn phối đều có nguy cơ khủng hoảng (crisis).
Họ cần giải quyết với nhau (talking things over together), cầu nguyện với nhau (prayer together), năng đi thăm cố vấn trị liệu (often therapeutic counseling), cũng như  mở những đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng (open up ways out of the crisis).

Trên hết, nhớ rằng trong Bí tích Hôn phối còn luôn luôn có Người thứ ba ràng buộc (a third party to the bond), đó là Chúa Kitô, người ta có thể gợi lên niềm trông cậy hoài hoài (again and again).
 Có những người không thể chịu được nữa (unbearable), khi ai đó bị bạo hành (violence) thể xác hay tinh thần, họ có thể li dị.

Điều này gọi là "chia giường, chia bàn" trường hợp như thế phải trình Giáo hội.  Trong những trường hợp này, ngay cả khi đời sống chung bị bể, Hôn phối vẫn còn giữ nguyên tính thành phép" (valid).
 (Không ai trên đời này không có gia đình. Giáo hội là nhà và gia đình cho mọi người, nhất là cho những "lao lực và mang gánh nặng" (Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2, Familiaris Consortio).

 4. Điều gì đe dọa (threatens) Hôn phối ?
-  Điều thực sự đe dọa Hôn phối là tội (sins).
Điều đổi mới nó là tha thứ (forgiveness)
Điều làm cho nó mạnh mẽ (make them strong) là cầu nguyện và  trông cậy vào Thiên Chúa hiện diện.
 (2 Tim: Nếu ta không trung tín, Chúa Giêsu vẫn trung tín, vì Người không thể lừa dối mình).

 5. Giáo hội có lập trường thế nào (what is the Church stance) với những người li dị rồi tái hôn (remarried)
-  Theo gương Chúa Giêsu, Giáo hội chấp nhận họ cách yêu thương.
Bất cứ ai thành hôn trong Giáo hội, sau đó li dị, rồi tái hôn. Điều này  nghịch lại đòi hỏi rõ ràng (clear) của Chúa Giêsu "Hôn phối bất khả phân" (indissolubility of marriage). Giáo hội không thể xóa bỏ (abolish) đòi hỏi  (demand) yêu cầu này. Rút lại (retraction) sự trung tín như thế, phản lại với Bí tích Thánh Thể, là Bí tích nói lên đặc tính Tình yêu Thiên Chúa không thể lấy lại, mà Giáo hội cử hành.
Đó là lí do tại sao những người tái hôn này không được Rước lễ.

 6. Khi nói gia đình là Giáo hội thu nhỏ (miniature) nghĩa là gì?
-  Giáo hội ở trên qui mô lớn, gia đình ở trên qui mô nhỏ, đó là hình ảnh Tình yêu Chúa trong tình bạn nhân loại (human fellowship).
Thực vậy, mọi cuộc Hôn phối đều hoàn toàn mở ra cho người bạn đời, cho con cái Thiên Chúa gửi đến, cho sự chấp nhận nhau, cho sự hiếu khách với tha nhân. 

---o0o---
Bài 4
GIA ĐÌNH TRONG SỨ MẠNG TRUYỀN SINH
“Hãy sinh sôi nẩy nở” (St 1,28)

1. Sự giao kết phái tính (giao hợp) trong hôn phối có ý nghĩa gì?
- Theo thánh ý Chúa, vợ chồng kết hợp thể xác với nhau để nói lên sự kết hợp sâu xa trong Tình yêu nhau và đón nhận con cái sinh ra từ Tình yêu của họ (children to proceed from their love).
(Mt 19,5:  và Người đã phán, "Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt".
19,6 Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly").

2. Con cái (child) trong hôn phối có ý nghĩa gì?
- Con cái là thụ tạo và quà tặng (ơn phúc) (a creature and a gift) của Thiên Chúa, chúng ra đời qua Tình yêu của cha mẹ chúng.
 (Con cái có quyền được tôn trọng như là con người từ lúc thụ thai (conception). Donum vitae).

 3. Cha mẹ nên có bao nhiêu con (how many children)?
- Cha mẹ Công giáo sẽ có bao nhiêu con cái tùy Chúa ban (as God gives them) và tùy trách nhiệm (responsibility) họ có thể chu toàn. 
 (Mọi con trẻ đều quí báu, vì mọi con trẻ đều là tạo vật của Thiên Chúa. Mẹ Têrêsa Calcutta).

 4. Đôi vợ chồng Công giáo có nên điều hòa (regulate) số con cái của họ không?
- Có. Cha mẹ Công giáo được và nên (may and should) có trách nhiệm trong việc dùng món quà và đặc ân  lưu truyền sự sống.
(Kế hoạch gia đình tự nhiên (Natural family planning NFP) không là gì khác hơn là tự kiềm chế trong Tình yêu đôi bạn (Mẹ Têrêsa Calcutta).

 5. Tại sao các phương pháp ngừa thai không tốt như nhau?
- Giáo hội khuyến khích dùng kế hoạch gia đình tự nhiên (NFP) là quan sát chu kỳ kinh nguyệt nơi người nữ hàng tháng.
Phương pháp này tôn trọng nhân phẩm người nam và người nữ trong Tình yêu.

(Khi đôi bạn bằng cách dùng các phương thế chống thụ thai (contraception), tách rời hai ý nghĩa mà Thiên Chúa đã ghi khắc nơi người nam và người nữ cũng như trong tác động đầy năng lực hiệp thông tính dục của họ, họ đã coi mình là "trọng tài" cho ý định của Thiên Chúa, họ "xoay trở" và hạ giá tính dục của con người và cùng với tính dục hạ giá cả ngôi vị riêng của họ và của bạn họ vì làm suy thoái giá trị của việc trao hiến "trọn vẹn" cho nhau. Như thế, thay vì là cách biểu lộ tự nhiên diễn tả được sự trao hiến trọn vẹn cho nhau giữa vợ chồng, việc chống thụ thai là một kiểu biểu lộ mâu thuẫn ngược hẳn lại, theo đó không còn là tự hiến cho người kia một cách trọn vẹn; từ đó không những có sự chủ tâm khước từ không chịu mở ngõ cho sự sống, mà còn làm sai lệch sự thật bên trong của tình yêu vợ chồng, được mời gọi phải là một sự trao ban toàn thể ngôi vị. (Familiaris Consortio. Linh mục Nguyễn Văn Dụ dịch).

 6. Đôi vợ chồng không có con (a childless couple) có thể làm gì?
- Họ có thể dùng thuốc nào không trái với nhân phẩm, trái với  quyền lợi của đứa trẻ được thụ thai, và trái với Bí tích hôn phối.
-Họ có thể có con nuôi, làm việc xã hội, săn sóc trẻ bị bỏ rơi.

 7. Giáo hội nói gì về mang thai mướn và thụ tinh nhân tạo?
- Giáo hội cho biết: Mọi sự giúp đỡ thụ thai qua sự nghiên cứu tìm kiếm và thuốc men phải chấm dứt (research and medicine must stop) khi không có vai trò của cha mẹ (parenthood), khi người thứ ba chen vào, khi thụ thai con trẻ ngoài sự kết hợp của đôi hôn phối.

 (Đừng quên rằng có nhiều trẻ em, nhiều phụ nữ, nhiều người nam trong thế giớ này không có cái bạn có, và chắc chắn rằng bạn cũng yêu thương họ, cho tới khi thấy đau. Mẹ Têrêsa Calcutta).
 
---o0o---
Bài 5
GIA ĐÌNH VỚI CÔNG CUỘC BẢO VỆ SỰ SỐNG
“Người không được giết người” (Xh 20,13)

1. Tại sao không được giết mình (tự tử) hoặc giết người.
- Chỉ có Thiên Chúa là có quyền trên Sự Sống và Sự Chết.
Ngoại trừ trường hợp tự vệ chính đáng cho mình hoặc cho người (case of legitimate self-defence of one self or another), không một ai có quyền giết người khác.
 (Mt 5,21 "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng, Chớ giết người. Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà.
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, ai giận (angry) anh em mình, thì phải bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc (Hi lạp viết là “raca”nghĩa là đầu rỗng),thì phải bị đưa ra trước thượng hội đồng (sanhedrin). Còn ai chửi anh em mình là khùng (fool) thì phải bị lửa hoả ngục (gehenna) thiêu đốt).
 (Không ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào, tự cho mình quyền trực tiếp giết người vô tội. Donum vitae 1987).

 2. Điều răn thứ 5 cấm xâm phạm mạng sống thế nào?
- Giết người hoặc đồng lõa giết người đều bị cấm (be forbid).
Trong chiến trận (war), giết người không có khí giới (unarmed), cũng bị cấm.
Phá thai (abortion) từ sau khi thành thai (the moment of conception on) cũng bị cấm.
Tự tử (suicide), cắt chặt thân thể (self-mutilation), phá hủy thân thể (self-destructive) đều bị cấm.
Cho chết êm (euthanasia), giết người tàn tật (killing the handicaped), người bệnh (sick), người đang chết (the dying), đều bị cấm.

3. Tại sao không thể chấp nhận phá thai bất cứ giai đoạn nào? 
- Mạng sống con người do Thiên Chúa ban thuộc quyền sở hữu của một mình Chúa: Nó là thánh thiêng (sacred) từ lúc nó hiện hữu đầu tiên, và nó không chịu bất cứ con người nào kiểm soát (control).
"Trước khi ngươi được thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi được sinh ra, Ta đã thánh hiến ngươi" (Jer 1,5).

 4. Có được phá bào thai tàn tật (handicapted) không?
- Không. Phá bào thai dù nó tàn tật luôn là tội ác nặng (crime), cả khi phá nó với chủ ý để nó khỏi đau khổ về sau (sparing that person suffering later on).

5. Tại sao Điều răn thứ 5 bảo vệ sự toàn vẹn thể lý và tinh thần của con người?
- Vì quyền sống (right to life) và nhân phẩm (dignity) con người kết thành một (a unity), cả 2 không thể chia cách. Giết chết linh hồn (death spiritually) người ta khi dụ họ vào đường tội lỗi, cũng là giết.
 (Thiên Chúa yêu thương ta hơn là chính ta yêu mình. Th. Têrêsa A.),

 6. Ta nên đối xử với thân xác ta (our body) thế nào?
- Điều răn thứ 5 cũng cấm dùng bạo lực với thân xác mình (use of violence against one's own body).
Chúa Giêsu dạy yêu bản thân mình " Ngươi phải yêu tha nhân như chính mình ngươi" (Mt 22,39).
 (1Cr 6,19  Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa).

 7. Sức khỏe (health) quan trọng thế nào?
- Sức khỏe có giá trị quan trọng, nhưng không tuyệt đối (not an absolute one). Ta nên đối xử với thân xác như của Thiên Chúa ban cách biết ơn và cẩn trọng (gratefully and carefully), nhưng không để bị ám ảnh vì nó (be obsessed with it).
 (Pl 3,19 chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian). 

8. Người Kitô hữu đối xử với xác chết (corpe) ra sao?
- Tỏ ra kính trọng và yêu mến, nhận ra rằng Thiên Chúa đã gọi họ từ cõi chết tới sự phục sinh.
 (Mt 5,9 Phúc cho ai đem lại hòa bình).
 
---o0o---
Bài 6
TÌNH YÊU TRONG SẠCH TRONG GIA ĐÌNH
 “Phúc thay ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được thấy Chúa” (Mt 5,8)

1. Tình yêu là gì?
- Yêu là tự do ban mình tự trong lòng.
 (1Ga 4,7 Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa).

 2. Dục tính (sexuality) liên kết với Tình yêu thế nào?
- Không được tách rời dục tính với Tình yêu, cả 2 phải đi liền với nhau.
Dục tính đòi một Tình yêu chân thành và đáng tin cậy.
 (Nhờ dục tính, người nam người nữ trao mình cho nhau qua những hành vi riêng biệt, lựa chọn trong hôn nhân, không thể coi đó là nguyên sinh lí, nhưng liên quan đến sự sâu xa nhất của con người.  Điều đó phải được hiểu như sự kéo dài Tình yêu tới chết. Những hành vi thể lí coi như sự lừa dối, nếu nó không phải là kết quả của hoàn toàn tự hiến cho nhau. Đức Giáo hoàng GP2).

 3. Tình yêu trong sạch (chaste love) là gì? Tại sao người Công giáo sống Tình yêu trong sạch?
- Tình yêu trong sạch là Tình yêu tự bảo vệ mình chống lại sức ép bên trong và bên ngoài muốn hủy diệt nó (destroy it).
Người giữ trong sạch đón nhận dục tính cách ý thức (conciously) và cư xử đúng mục đích theo nhân cách (personality) của mình.
Sự trong sạch (chastity) và tiết dục (continence)  không phải là một chuyện.  Một số người có những hành vi tính dục trong đời sống hôn nhân cũng vẫn có sự trong sạch.
Người hành động cách trong sạch khi những hành vi thể xác họ diễn tả một Tình yêu chung thủy và đáng tin cậy (dependable).

 4. Người ta có thể sống đời trong sạch (live a chaste life) thế nào? Cái gì giúp (what can help) họ được như thế?
- Một số người sống trong sạch khi họ tự do yêu đương (free to be loving), và họ không nô lệ (slave) trong các xúc cảm kích thích.
Tuy nhiên, bất cứ cái gì giúp người ta chín chắn hơn (more mature), tự do hơn (freer), yêu thương hơn, liên kết hơn, người đó cũng biết yêu trong sạch hơn.
 (1Pr    5,8 : Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.

 5. Mọi người (everybody) có phải sống trong sạch không? Ngay cả người ở trong bậc đôi bạn (married people)?
- Có. Mọi người Công giáo cần yêu thương trong sạch, dù là người trẻ hay già, sống độc thân hay đôi bạn.
(1 Thes 4, 3 Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm,  4,4 mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự,  4,5 chứ không buông theo đam mê dục vọng như dân ngoại, là những người không biết Thiên Chúa). 

6. Làm sao để giữ "trong sạch trong lòng" (purity of heart)?
- Muốn giữ "trong sạch trong lòng" đòi Tình yêu phải chiếm chỗ nhất trong sự kết hợp với Thiên Chúa trong sự cầu nguyện.
Khi ơn thánh (grace of God) Chúa chạm tới (touch) ta, nó cũng sinh ra đường trong sạch (pure).
Người trong sạch (a chaste person) có thể yêu mến với tấm lòng không chia sẻ và chân thật (a sincere and undivided heart).

7. Tại sao Giáo hội chống lại những liên kết dục tình trước khi thành hôn (against primarital sexual relations)?
- Vì Giáo hội muốn bảo vệ Tình yêu (protect love).
Người ta không thể cho ai món quà nào quí hơn cho bản thân mình.
"Tôi yêu anh, tôi yêu em"có nghĩa cả 2: Tôi chỉ muốn anh, tôi chỉ muốn em. Tôi muốn tất cả những gì của anh, của em. Tôi muốn cho anh, cho em tất cả của tôi mãi mãi".
Vì thế, Ta không thể đem cả con người mình ra mà nói: tôi chỉ yêu tạm thời, tôi chỉ yêu thử (Trao thân xác bạn cho người khác là nói lên tất cả món quà mình cho người ta. Đức Giáo hoàng GP2).
 
---o0o---
Bài 7
GIỚI RĂN HIẾU THẢO TRONG GIA ĐÌNH
“Người hãy thờ cha kính mẹ” (Mt 15,4)

1. Điều răn thứ 4 liên quan tới ai? Người ta phải làm gì về Điều răn này?
- Điều răn thứ 4 liên quan tới cha mẹ phần xác, nhưng cũng liên quan tới những ai chúng ta mắc nợ (owe) trong cuộc sống, sự thịnh vượng (well-being), sự an toàn (security), và cuộc sống đức tin nữa.
 (Xh 20, 12 Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi).
 (Đời sống cha mẹ là cuốn sách con cái đọc. Th. Augustine)
 (Gia đình là sự lành cần cho con người, nền tảng không thể thiếu cho xã hội, kho báu lớn lao và lâu dài cho đôi bạn. Gia đình là điều tốt độc nhất cho con cái, chúng là kết quả của Tình yêu, của sự đại lượng hoàn toàn bỏ mình của cha mẹ. Đức Benedictô 16)
 (Gia đình cầu nguyện với nhau, bền vững với nhau. Linh mục Patrick Peyton, linh mục Irish, cổ võ kinh Mân côi).

2. Gia đình có vị trí nào (what place) trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa ?
- Người nam, người nữ thành hôn với nhau, và cùng với con cái, thành một gia đình.
Thiên Chúa muốn rằng, qua Tình yêu của đôi bạn, nếu xuôi xắn, họ sẽ sinh con cái. Những con cái này được trao phó cho cha mẹ bảo vệ, họ cũng có nhân phẩm (dignity) như cha mẹ họ.
 (Bệnh lao và ung thư không phải là bệnh kinh khủng nhất. Theo tôi, bệnh kinh khủng nhất là không muốn và không yêu (unwanted and unloved. Thánh Têrêsa Calcutta).

 3. Tại sao gia đình không thể thay thế được (irreplaceable)
-  Mọi con trẻ là dòng giống của cha mẹ, chúng mong lớn lên trong sự ấm cúng và an toàn của gia đình để chúng được an bình, hạnh phúc.

 4. Tại sao quốc gia cần bảo vệ (protect) và cổ võ (promote) gia đình?
- Vì lợi tức (welfare) và tương lai quốc gia dựa trên khả năng của đơn vị (unit) nhỏ nhất là gia đình, để sống còn và phát triển.
 5. Con cái cần kính trọng (respect) cha mẹ thế nào?

- Con cái cần kính trọng và làm vẻ vang (honor) cha mẹ qua kính mến và biết ơn (gratitude) cha mẹ.
 (Mc 10,13 Người ta dẫn trẻ em đến với Chúa Giêsu, để Người chạm
     tay vào chúng.  Nhưng các môn đệ xẵng giọng với chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông, "Cứ để trẻ  em đến với Thầy,  đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng).

 6. Cha mẹ cần tôn trọng (respect) con cái thế nào?
- Thiên Chúa trao gửi con cái cho cha mẹ.
Cha mẹ cần cho chúng được yên ổn (steady) và nêu gương tốt (rightous exemples), yêu thương và tôn trọng con cái, làm những gì có thể cho con cái, để con cái phát triển về thể xác cũng như tinh thần.

 7. Làm sao để gia đình cùng sống đức tin với nhau?
- Gia đình Kitô hữu hẳn là một Giáo hội thu nhỏ, mọi người trong gia đình được mời tiếp sức (strengthen) cho nhau trong đức tin, và tỏ ra cho nhau lòng nhiệt thành với Thiên Chúa. Họ nên cầu nguyện cho nhau và với nhau (for and with each other), cộng tác với nhau trong những việc bác ái.
 (Người trẻ nên kính trọng người lớn. Người lớn nên yêu thương người trẻ. Th. Benedict Nursia)
 (Rm  12,10 Thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa). 

 8. Tại sao Thiên Chúa quan trọng hơn (more important) gia đình?
-  Không có tình liên kết (relationship), con người không thể sống. Người có mối liên kết quan trọng nhất là người liên kết với Thiên Chúa. Mối liên kết này có ưu tiên hơn mọi liên kết với con người, hơn cả liên kết với gia đình.
 
---o0o---
Bài 8
CÁC NHÂN ĐỨC NỀN TẢNG TRONG GIA ĐÌNH
“Phúc thay ai khao khát nên người công chính” (Mt 5,6)

1. Nhân đức (virtue) nghĩa là gì?
-  Nhân đức là khuynh hướng (disposition) bên trong, một thói quen tích cực (positive habit) để làm việc lành (good).

  2. Tại sao chúng ta phải tập tư cách (character)?
-  Chúng ta phải tập tư cách để có thể tự do, vui vẻ, dễ dàng làm việc lành.
Trước tiên, có một đức tin vững chắc nơi Chúa, sẽ giúp ta có tư cách và thực hành các nhân đức, nghĩa là, với ơn Chúa giúp, phát triển nơi ta, các khuynh hướng vững vàng, không để mình cho các đam mê hỗn loạn, nhưng hướng các khả năng lí trí và lòng muốn ngày càng liên tục (constantly) tới các việc lành.

  3. Làm sao người ta được khôn ngoan (prudent)?
-  Người ta nên khôn ngoan nhờ học biết phân biệt cái gì chính yếu (essential) cái gì không chính yếu (non- essential), đặt cái đích đúng (right goals) và chọn phương tiện tốt nhất (the best means) để đạt đích.
 (Khôn ngoan có 2 mắt: một thấy trước điều phải làm, một xem lại điều đã làm. Th. Ignatio Loyola).

 4. Người ta hành động thế nào là công bình (act justly)?
-  Người hành động công bình là người luôn luôn chắc chắn (sure) trả cho Thiên Chúa cái gì của Thiên Chúa, cho tha nhân (neighbor) cái gì của tha nhân.

 5. Đức can đảm (fortitude) là gì?
- Là người kiên nhẫn dấn thân trong việc tốt, khi họ đã nhận ra, dù cực điểm họ phải hy sinh tính mạng mình (own life)
(Người can đảm, dù may hay rủi (misfortune) cũng coi như họ có 2 tay, họ dùng cả 2. Th nữ Catarina Siena).

 6. Tại sao tiết độ (moderate) là nhân đức ?
- Vì thái độ vô tiết độ (immoderate bihavior) chứng tỏ sức tiêu  hủy (destructive force) trong mọi lãnh vực (aereas) của đời sống.
 (Titô 2:11 Quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. 2:12 Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này).

 7. Ba đức siêu nhiên (supernatural) là những đức nào?
- Là đức tin, đức cậy, đức mến (faith, hope, charity).
Chúng được gọi là "siêu nhiên", vì chúng có nền tảng (foundation) trong Thiên Chúa, và trực tiếp hướng về Thiên Chúa. Chúng ta có thể nhờ 3 đức này trực tiếp đạt tới (reach) Thiên Chúa.

  8. Tại sao tin, cậy, mến là nhân đức?
- Vì là những sức mạnh thực được Chúa ban, và nhờ ơn Chúa giúp, được người ta gia tăng (develop) và củng cố (consolidate) để đạt được Sự Sống sung mãn (the abundant life) (Ga 10,10).

 9. Đức tin là gì?
- Là sức mạnh giúp ta đi lên (ascent) tới Thiên Chúa, nhận biết sự thật, và hiến thân mình cho Thiên Chúa.
(Mt  10,32 "Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.

10. Trông cậy (hy vọng) (hope) là gì?
- Là sức mạnh giúp ta chắc chắn và bền lòng mong ước điều ta phải làm ở đời này để phụng sự Chúa (serve God), và tìm hạnh phúc thật trong Chúa, là nơi ở cuối cùng: trong Thiên Chúa.
 (Rm  8,26 Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả).

 11. Bác ái (charity) là gì?
- Là sức mạnh giúp ta, kẻ được Chúa yêu trước, có thể hiến mình cho Chúa để kết hợp với Người, và đón nhận tha nhân vì Chúa không điều kiện (unconditionally) và chân thành (sincerely) như ta đón nhận ta.
(1Cr 13,2  Giả như tôi được ơn nói tiên tri,  và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì).
 
---o0o---
Bài 9
GIA ĐÌNH NỀN TẢNG CỦA XÃ HỘI
“Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16)

1. Tại sao Thiên Chúa muốn chúng ta chung sống với nhau trong gia đình?
Thiên Chúa không muốn mọi người sống một mình; Ngài đã dựng nên con người là những hữu thể mang tính xã hội. Cho nên, tự bản chất con người đã được Thiên Chúa dựng nên để sống hiệp thông. Điều này được trình thuật rõ ràng ngay ở các trang Kinh Thánh đầu tiên về công trình sáng tạo: Thiên Chúa đặt Evà ở bên cạnh Ađam là bạn đời của mình. "Con người đặt tên cho mọi súc vật, mọi chim trời và mọi dã thú, nhưng con người không tìm được cho mình một trợ tá tương xứng. Vì vậy, CHÚA là Thiên Chúa … rút một cái xương sườn của con người ra … , và làm [cho nó] thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Khi ấy, con người nói: "Rốt cuộc, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!" (St 2: 20-23).

Tâm niệm: Ý nghĩa của gia đình: CHA VÀ MẸ, CON YÊU CHA MẸ.
Khuyết danh: Chú thích: trong tiếng Anh, từ FAMILY còn được giải thích là từ viết tắt bởi những chữ đầu của các từ: Father And Mother, I Love You.

2. Trong Kinh Thánh gia đình có ý nghĩa gì?
Kinh Thánh thường đề cập đến đời sống gia đình: trong Cựu Ước đòi hỏi cha mẹ phải truyền lại cho con cái những kinh nghiệm của mình về sự trung tín và tình yêu của Thiên Chúa, để truyền thụ cho họ sự khôn ngoan đầu tiên và quan trọng nhất này trong cuộc sống. Tân Ước ghi lại Chúa Giêsu cũng được sinh ra trong một gia đình. Cha mẹ của Chúa Giêsu đã nuôi dưỡng Người với lòng yêu thương và tình cảm biểu lộ trìu mến. Thực vậy, Thiên Chúa đã tìm một gia đình hoàn toàn "bình thường" để giáng sinh làm người và để lớn lên, đã khiến cho gia đình là một nơi đặc biệt của Thiên Chúa và tạo cho gia đình một giá trị độc đáo như một cộng đồng.

Tâm niệm: Gia đình Nazareth dạy chúng ta ý nghĩa về đời sống gia đình, sự hòa hợp của tình yêu nơi gia đình, sự giản dị và vẻ đẹp mộc mạc của gia đình, tính thiêng liêng và bất khả xâm phạm của gia đình, gia đình dạy chúng ta thật dịu dàng và việc dạy dỗ của gia đình không sao thay thế được, gia đình thật là nền tảng và vai trò vô song đến dường nào trên bình diện xã hội (ĐGH Phaolô Vl, Diễn văn tại Nazareth 1964).

3. Giáo Hội xem gia đình như thế nào?
Giáo Hội xem gia đình là cộng đoàn tự nhiên đầu tiên và quan trọng nhất. Gia đình có các quyền đặc biệt và là trung tâm của tất cả đời sống xã hội. Suy cho cùng, gia đình là nơi mà cuộc sống con người hình thành và là nơi các mối quan hệ liên vị, giữa các cá nhân đầu tiên phát triển. Gia đình là nền tảng của xã hội, tất cả các tôn ti trật tự xã hội tiến triển từ đó. Vì ý nghĩa cao quý này, Giáo Hội xem gia đình được Chúa thiết lập.

Tâm niệm: ….Điều đầu tiên con người tìm thấy trong cuộc sống là gia đình, điều cuối cùng con người với tay tới là gia đình, và điều quý giá nhất con người có được trong cuộc sống là gia đình (ADOLPH KOLPING: 1813- 1865, linh mục Công giáo Đức và nhà đấu tranh cho các quyền của công nhân và thợ thủ công.

4. Điều gì thật đặc biệt về gia đình?
Được yêu thương vô điều kiện: đó là kinh nghiệm không thể thay thế mà người ta có được ở một gia đình tử tế. Những thế hệ khác nhau sống bên nhau và trải nghiệm tình cảm, tình liên đới, lòng biết ơn, sự tận tụy quên mình, sự giúp đỡ và tính công bằng. Mọi thành viên trong gia đình được các thành viên còn lại nhìn nhận, chấp nhận và tôn trọng phẩm giá, mà không cần phải làm bất cứ điều gì để đáng được như vậy. Mọi người đều được yêu thương bởi chính họ là con người. Cá nhân mỗi người không phải là phương tiện để đạt mục đích, mà đúng hơn, con người là mục đích của chính mình. Do đó, trong gia đình, nền văn hóa sự sống hình thành, thế nhưng ngày nay không phải lúc nào nền văn hóa này cũng là điều hiển nhiên. Thông thường ngày nay, câu hỏi chủ yếu lại là người ta có thể làm gì hoặc người ta sẽ đóng góp được gì (ví dụ, tiền bạc). Trước hết và trên hết người ta thường hay chỉ nghĩ đến những thứ vật chất. Nếp suy nghĩ như vậy thách thức các gia đình và thậm chí thường làm cho chính gia đình bị đổ vỡ.

Tâm niệm: Giáo Hội không phải là một tổ chức văn hóa ... Giáo Hội là gia đình của Chúa Giêsu (ĐGH PHANXICÔ, 01/06/2013).

- Đời sống của cha mẹ là quyển sách mà con cái mình đọc (Thánh Augustinô).
- Yêu nghĩa là cho và nhận thứ mà không thể mua cũng không thể bán, nhưng là thứ chỉ được cho nhau cách tự nguyện (Thánh Gh Gioan Phaolô II)
 
---o0o---
Bài 10
GIA ĐÌNH TƯƠNG QUAN VỚI CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
“Con người ở một mình không tốt” (St 2,18)

1. Sống trong xã hội có ý nghĩa gì?
Ngay từ ban đầu, đời sống xã hội được trải nghiệm trong gia đình. Gia đình sẽ tiến triển khi các thành viên thường xuyên nói chuyện với nhau, khi phát triển lối sống vun đáp mối quan tâm hiểu biết lẫn nhau, và khi các lợi ích cá nhân luôn là thứ yếu so với lợi ích cộng đồng và phúc lợi chung. Giống như Chúa là Đấng Sáng Tạo, gia đình là chủ thể sáng tạo không phải chỉ vì gia đình sinh sản con cái. Trong tương quan là các sinh vật có tính xã hội, con người chúng ta chia sẻ vào quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa. Cho nên, chúng ta cũng chịu trách nhiệm về việc tạo dựng và có trách nhiệm với mọi con người sống động khác. Mỗi người trong những con người sống động như vậy luôn luôn là thiêng liêngbất khả xâm phạm ở bất kỳ nơi đâu. Trách nhiệm xã hội của chúng ta cũng liên quan đến các loài vật, nên chúng ta cũng phải đối xử tử tế với chúng. Điều đó cũng liên quan đến thiên nhiên, nên không được khai thác thiên nhiên vô tội vạ mà phải sử dụng cách bền vững và có trách nhiệm. Song, trọng tâm của giáo huấn xã hội Công giáo là con người. Con người là nền tảng đích thực của xã hội; cho nên trong tất cả mọi sự được thực hiện trong xã hội thì con người được ưu tiên.

Tâm niệm: Xét về mục đích, thì tất cả đều có một giá trị nào đó hoặc có một phẩm giá. Một cái gì đó có giá trị, thì người ta cũng có thể thay thế vào đó một giá trị khác tương đương. Ngược lại, khi một cái gì đó chứa đựng một giá trị cao quý vượt lên trên tất cả mọi giá trị, thì người ta không thể thay thế vào vị trí của nó bất cứ một cái gì khác có giá trị tương đương, và giá trị cao quý này vượt trên mọi giá trị cao quý khác, đó chính là nhân phẩm, là phẩm giá con người (Immanuel Kant: 1724-1804).

Chúng ta phải yêu thương người lân cận, vì họ tốt hoặc để họ có thể trở nên tốt (Thánh Augustinô).

2. "Gia đình" có còn phù hợp với xã hội thời nay không?
Còn. Thường trong xã hội thời nay không còn bất kỳ niềm tin tôn giáo hay luân lý nào được hết tất cả mọi người đều cùng tin theo. Hơn nữa, thế giới ngày nay càng trở nên cực kỳ phức tạp. Mỗi lĩnh vực của thực tại hoạt động theo các qui luật riêng. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến gia đình. Giáo Hội quan tâm đến phúc lợi và phẩm giá của mọi người. Điều này gắn kết tất cả các lĩnh vực lại với nhau. Không ở đâu trẻ được nuôi dưỡng tốt hơn trong nền văn hóa của đời sống gia đình dựa trên những lý tưởng cao quý và các mối quan hệ tốt đẹp. Nơi đây trong gia đình các cá nhân có thể biểu lộ và học tôn trọng lẫn nhau, học tính công bằng, học đối thoại, và tình yêu là quan trọng hơn bất cứ điều gì khác cho sự chung sống đạt được thành quả tốt đẹp. Do đó, gia đình không chỉ là một cơ sở phù hợp với xã hội thời nay mà thực sự còn là nơi chủ đạo để con người hội nhập. Gia đình là nguồn gốc của các điều kiện tiên quyết về xã hội và nhân lực cần thiết cho Nhà nước và cho các lĩnh vực khác nhau của xã hội (ví dụ như kinh tế, chính trị, văn hóa).

Tâm niệm: Gia đình tôi gắn bó với nhau đến độ đôi khi tôi có cảm giác chúng tôi là một người được tạo nên bằng bốn bộ phận (HENRY FORD).

- Trao cho gia đình vai trò ít quan trọng hoặc hàng thứ yếu, loại gia đình ra khỏi vị trí xứng đáng của nó trong xã hội, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển đích thực của xã hội nói chung (Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II).

3. Gia đình làm gì cho cá nhân?
Trải nghiệm gia đình là hết sức quan trọng đối với cá nhân con người. Lý tưởng nhất là gia đình, nơi con người được sinh ra và lớn lên. Trong gia đình đứa trẻ trải nghiệm sự hiệp thông lần đầu tiên với những người khác, bởi chính bản chất của những người trong gia đình mong muốn em được điều tốt lành, được yêu thương không hạn chế và tôn trọng em. Trong bầu khí tích cực như vậy, mỗi thành viên gia đình đều có thể phát triển năng lực của mình và có được sức mạnh để đối mặt với bất cứ điều gì cuộc sống có thể đưa đến. Đó chính là mục đích của một nền giáo dục dựa trên quan điểm Kitô giáo về con người. Đồng thời, những cá nhân trong gia đình trải nghiệm ý nghĩa thế nào là nhận lãnh trách nhiệm, vì một thành viên gia đình không thể chỉ sống cho riêng mình. Vậy nên, mỗi vai trò, - dù là các bậc cha mẹ, ông bà, hoặc con cái - bao giờ cũng có các bổn phận đối với các thành viên khác trong gia đình.

Tâm niệm: Người có một tuổi thơ hạnh phúc sẽ trở thành người lành mạnh (ASTRID LINDGREN: 1907-2002).
- Trẻ không được yêu thương sẽ trở thành người lớn không biết thương yêu (PEARL S. BUCK).

4. Gia đình có đóng góp điều gì cho xã hội không?
Có, tất cả mọi điều gia đình hoàn thành trong nội bộ cho bản thân gia đình và cho các thành viên của chính gia đình, thì cũng như đã đóng góp cho xã hội. Suy cho cùng, một xã hội có thể tiến triển tốt đẹp chỉ khi nào mọi thứ diễn ra tốt đẹp cho các cá nhân thành viên của xã hội ấy, nếu cá nhân các thành viên cảm thấy được yêu thương và được đánh giá cao. Trong gia đình, trước tiên người ta học được cách đối xử cho và nhận nhờ vào sự xả thân, quên mình và sự chấp nhận nhau, đó là lối hành xử hoàn toàn khác với kiểu đổi chác ở thị trường. Thực tế là các cá nhân học được trong gia đình ý nghĩa về trách nhiệm xã hội và tình liên đới cũng mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội: một người chứng tỏ mình có trách nhiệm và thực thi tình liên đới "trong những việc nhỏ" cũng sẽ có nhiều khả năng làm được như thế trong "những việc lớn". Ở đâu người ta học được biết tận tâm với người nghèo, người bệnh, hoặc người già, tốt hơn là học ngay ở trong gia đình? Ở đâu người ta hiểu rõ hơn về những người đang tuyệt vọng, cô đơn, hoặc bị bỏ rơi? Làm sao con người có thể trở nên nhạy cảm với những điều bất hạnh do xã hội gây nên nếu chính gia đình mình chưa gặp phải cảnh ngộ tương tự như thế? Cho nên, gia đình tạo nên một sự đóng góp không thể thay thế cho ''sự nhân bản hóa xã hội" (C. Kissling).

Tâm niệm: Như một nguồn mạch, tình yêu thương của cha mẹ trở thành linh hồn và là nguyên tắc sinh động, truyền cảm hứng và hướng dẫn tất cả hành động giáo dục cụ thể, bằng cách phong phú hóa nó với những giá trị của sự ân cần, kiên trì, nhân hậu, phục vụ vô vị lợi, tinh thần hy sinh, là những hoa trái quí báu nhất của tình yêu (Tông huấn Fomiliaris Consortio - Gia đình Kitô hữu, 36).

- Mẹ là người duy nhất trên trần gian đã yêu thương bạn trước khi bà biết bạn (JOHANN HEINRICH PESTALOZZ1).

Đương nhiên con cái phải kính trọng cha mẹ của mình, nhưng các bậc cha mẹ tất nhiên cũng phải tôn trọng con cái mình, và cha mẹ đừng bao giờ lạm dụng quyền làm cha mẹ của mình. Đừng bao giờ dùng bạo lực với con cái! (ASTRID LINDGREN).

5. Gia đình làm gì cho xã hội?
Trước hết, gia đình là nơi bảo đảm sự tiếp nối của xã hội. Thứ hai, gia đình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nuôi dưỡng con cái và giúp chúng thích nghi với xã hội. Các đức tính văn hóa, đạo đức, xã hội, trí tuệ và đức hạnh tôn giáo, các giá trị và truyền thống được lưu truyền, là nền tảng cho mọi con người tự do và có lương tâm. Được trang bị với những phẩm chất từ sự giáo dục gia đình như vậy, và với sự giáo dục cần thiết từ trường lớp, người ta có thể đảm nhận tất cả các loại trách nhiệm trong xã hội. Nhiệm vụ thứ ba của gia đình là quan tâm đến tất cả các thành viên sống chung dưới một mái nhà và tạo cho họ nơi riêng tư, an toàn để phát triển và xoa dịu những căng thẳng. Thứ tư (đặc biệt trong xã hội những người cao tuổi), việc chăm sóc yêu thương các thành viên chung sống trong gia đình bị đau yếu hoặc khuyết tật hay không còn kiếm được tiền ngày càng trở nên cấp thiết. Ở đây, quan điểm về hạt nhân gia đình mở rộng ra với thế hệ trước, có thể đẩy mạnh tình liên đới sâu sắc và đồng thời ý thức về bản sắc của gia đình.

Tâm niệm: Điều quan trọng là để phụ nữ được tham gia lao động xã hội, giải phóng họ khỏi "nô lệ trong gia đình", để giải thoát họ khỏi sự u mê đần độn và ách nô dịch làm nhục nhã tới công việc cực nhọc buồn tẻ triền miên của nhà bếp và nhà trẻ.

Bãi bỏ các cấu trúc gia đình truyền thống đã được những người cộng sản ủng hộ mạnh mẽ, và cả VLADIMIR I. LENIN (1879-1924), nhà chính trị và cách mạng Nga. Đoạn trích từ "Các nhiệm vụ của phong trào phụ nữ lao động", bài phát biểu của Lenin vào năm 1919.

6. Phải chăng gia đình chỉ có nhiệm vụ nuôi con cái thôi?
Chắc chắn không phải vậy. Gia đình không phải là một hệ thống khép kín mà chỉ tồn tại vì lợi ích riêng của mình. Tuy nhiên, đầu tiên người ta phải nhớ rằng cha mẹ có quyền và bổn phận chính yếu phải nuôi dạy con cái mình và lo liệu cho chúng có được sự giáo dục toàn diện. Chỉ các nhà nước chuyên chế mới cố lấy đi quyền này của họ. Người cha và người mẹ có những đóng góp khác nhau, nhưng họ đều quan trọng như nhau đối với việc dạy dỗ con cái. Chỉ theo quan điểm này thôi thì việc cho các cặp vợ chồng đồng tính quyền nhận con nuôi là hết sức có vấn đề. Kế đến, chiều kích xã hội của con người đòi hỏi trẻ cần có sự tương tác xã hội bên ngoài gia đình trực hệ của chúng; việc giáo dục của chúng phải nhận được hình thức toàn diện hơn qua sự hợp tác của gia đình với các trường lớp khác nhau, nhất là ở giáo xứ sở tại hoặc ví dụ như câu lạc bộ thể thao. Giáo dục toàn diện nhằm giúp trẻ biết tuân thủ pháp luật, trở thành những công dân hòa bình có khả năng đối thoại, gặp gỡ, và liên đới bằng cách dạy chúng thực hành các đức tính về công bằng và yêu thương. Không chỉ dạy con bằng lời, mà hơn hết phải bằng tấm gương sống động, làm gương sáng để giúp con cái đạt được sự giáo dục toàn diện này.

Tâm niệm: Hai điều con cái nên được cha mẹ truyền thụ: đôi cánh để bay xa và cội nguồn để nhớ về (JOHANN WOLFGANG VON GOETHE: 1749-1832).

Người xưa, khi muốn bình thiên hạ, trước tiên họ phải trị quốc. Muốn trị quốc, trước tiên họ phải tề gia. Muốn tề gia, trước tiên họ phải tu thân. Muốn tu thân, trước tiên họ phải chính tâm (KHỔNG TỬ: 551-479 TCN).
 
---o0o---
Bài 11
TÍNH CỘNG ĐỒNG TRONG GIA ĐÌNH
“Không ai là một hòn đảo” (Thomas Merton)

1. Con người thuộc cộng đồng có ý nghĩa gì?
Các loài vật tụ tập lại với nhau; chúng tạo thành bầy đàn hoặc ở trong các bầy đàn – ngược lại, con người đi vào sự hiệp thông. Trong sâu thẳm sự sống nội tâm của Thiên Chúa, Ngài chính là sự liên kết và hiệp thông, đã tạo nên con người thành một loại hữu thể có mối tương quan đặc biệt: bởi sự lựa chọn tự do có chủ đích, con người thành lập cộng đồng, chịu trách nhiệm trong cộng đồng của họ, và để lại dấu ấn đặc biệt của họ nơi cộng đồng. Con người sống dựa vào tất cả các loại quan hệ, họ được gắn kết với mạng lưới những người khác và nhận ra sự cần thiết phải hợp tác. Trong tất cả các cộng đồng, con người được liên kết với nhau theo nguyên tắc hợp nhất (gia đình, dân tộc, liên đoàn thể thao, nhà thờ, vv, …). Trong đó, họ nghiên cứu tìm tòi lịch sử của mình và định hướng cho tương lai của họ.

Tâm niệm: Tôi hay khóc lóc kêu ca vì mình không có được đôi giày cho đến khi tôi gặp một người không có đôi chân (HELEN ADAMS KELLER).

Chúng ta không bắt loài vật chịu trách nhiệm về hành động của chúng, nhưng con người có thể chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Loài thụ tạo đặc biệt này có phẩm giá. Phẩm giá này không phải do thụ tạo nào khác chuyển nhượng cho họ, nhưng là điều mà họ có được, chỉ vì họ thuộc  loài người (ROBERT SPAEMANN).

2. Tại sao những cách người ta thường hành động làm hại đến cộng đồng?
Dù con người mang tính xã hội, nhưng con người thường hành động lại không có tính xã hội: do bị thúc đẩy bởi ích kỷ, tham lam, tự cao tự đại, loại người như thế khiến cho những người khác lầm đường lạc lối, bóc lột và áp bức người người này hoặc bỏ mặc họ không được che chở bảo vệ. Tuy nhiên, cộng đồng là tập thể những người tự do, những người muốn điều tốt đẹp cho mình và cho những người khác. Một cá nhân không thể mang lại → công ích như vậy, điều này chỉ có thể đạt được nhờ vào các sự nỗ lực được phối hợp chung. Ví dụ như một sân vận động thể thao chỉ có thể hoạt động khi được phối hợp tài trợ hoặc một ban nhạc chỉ có thể biểu diễn khi được nhiều người đóng góp tài năng của họ.

Tâm niệm: CÔNG ÍCH (common good) là lợi ích xã hội của hết mọi người. Công ích nói ở đây bao gồm tất cả những điều kiện của đời sống xã hội; nhờ những điều kiện này, cá nhân, gia đình và đoàn thể trong xã hội có thể đạt tới sự hoàn thiện riêng của mình cách thỏa đáng và dễ dàng hơn (Công Đồng Vatican II, GS 74).

3. Người cao tuổi có vai trò gì trong gia đình?
Sự hiện diện của người cao tuổi sống trong gia đình có thể chứng tỏ rất có giá trị. Họ là gương mẫu về mối quan hệ giữa các thế hệ, và nhờ vào kinh nghiệm phong phú của người cao tuổi mà họ có thể tạo được sự đóng góp quyết định vào hạnh phúc của gia đình và sự thịnh vượng của xã hội nói chung. Họ có thể truyền lại các giá trị và các truyền thống và hỗ trợ người trẻ. Bằng cách này, người trẻ không những biết lo cho bản thân mình, mà còn biết lo lắng cho người khác. Khi người cao tuổi bị đau yếu và cần được giúp đỡ, họ không chỉ cần lo thuốc men và sự chăm sóc phù hợp, mà hơn hết còn cần sự đối xử yêu thương và bầu khí gần gũi của người thân chung quanh.

Tâm niệm: Nhà nước mà can thiệp sẽ dẫn tới công quyền xâm phạm vào lĩnh vực riêng tư, về lâu dài sẽ dẫn tới quốc hữu hóa cộng đồng gia đình (UDO DI FABIO).

Răn dạy trẻ chẳng ích chi. Dạy gì đi nữa, chúng cũng bắt chước tất cả mọi điều bạn làm (Lời nhận xét dí dỏm).
Xin đừng thải con lúc tuổi đà xế bóng, chớ bỏ con khi lực tàn sức kiệt (Tv71,9).

4. Tại sao trẻ cần sự bảo vệ đặc biệt?
Trẻ em phải được tạo cho vững mạnh và được bảo vệ bằng mọi cách. ''Con cái là món quà quý nhất của Thiên Chúa ban cho gia đình, cho đất nước, cho thế giới (Mẹ Têrêsa). Trẻ em là tương lai của nhân loại. Tất nhiên chúng cần được giúp đỡ. Hơn nữa, trẻ thường phải lớn lên trong những điều kiện tồi tệ. Ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em thiếu sự chăm sóc y tế, không có được dinh dưỡng thích hợp, không được giáo dục sơ đẳng, hoặc thậm chí không có nơi để sống. Ngoài ra, còn có những vụ bê bối đang tiếp diễn, chẳng hạn như mua bán trẻ em, lao động trẻ em, hiện tượng "trẻ em đường phố", trẻ em bị đưa ra chiến trường, tảo hôn, và lạm dụng (tình dục) trẻ em. Cần phải có chiến dịch quyết định ở cấp quốc gia và quốc tế chống lại những hành vi vi phạm nhân phẩm trẻ em trai và em gái xảy ra bằng các hình thức khai thác tính dục và tất cả mọi hình thức bạo lực, và các chiến dịch ủng hộ việc tôn trọng phẩm giá và các quyền của hết mọi trẻ em.

Tâm niệm: Người có thể cậy dựa vào ta sẽ hỗ trợ ta trong cuộc sống (MARIE VON EBNER- ESCHENBACH: 1830-1916).

Nếu bạn bỏ đi tất cả kinh nghiệm và phán đoán của những người hơn năm mươi tuổi khỏi thế giới, thì sẽ không còn đủ người để điều khiển thế giới nữa (HENRY FORD: 1863-1947).

Mỗi trẻ đều mang theo thông điệp của Thiên Chúa vẫn chưa thất vọng về con người (RABINDRANATH TAGORE: 1861-1941).

5. Giáo Hội nói gì về vấn đề phân biệt đối xử với người khuyết tật?
Công bằng xã hội theo học thuyết xã hội của Giáo Hội nhìn nhận, thì chỉ đạt được khi tất cả mọi người trong xã hội có thể tham gia vào các hoạt động trọng tâm về xã hội, kinh tế, chính trị, và văn hóa trong cuộc sống. Các hình thức phân biệt đối xử loại trừ bất cứ người nào tham gia vào các hoạt động này đều là điều bất công. Do đó, nhiệm vụ của Nhà nước và xã hội cũng phải tạo điều kiện để bảo đảm sự tham gia của người khuyết tật. Suy cho cùng, phẩm giá của con người không phụ thuộc vào thân xác và khả năng trí tuệ, và sự tôn trọng đối với một người không thể được định đoạt dựa trên thành tích hoặc hiệu quả.

Tâm niệm: Cộng đồng không phải là nơi bao quát toàn bộ những lợi ích của các thành viên, nhưng tổng hợp những điều họ có thể tự cống hiến (ANTOINE DE SAINT-EXUPÉRY: 1907-1946, nhà văn Pháp).

6. Khi nào con người dễ bị nguy hiểm nhất?
Đặc biệt là vào lúc bắt đầu sự sống và vào lúc giã từ cuộc đời, con người không thể hoặc khó có thể tự bảo vệ được quyền sống, nhân phẩm và tính trọn vẹn cá nhân của mình. Họ cần có người khác công nhận phẩm giá bất khả xâm phạm và thiêng liêng của một con người, họ cần người yêu thương sự sống này và chấp nhận điều ấy, và cần người giúp đỡ, chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng và hỗ trợ cho họ. Cuộc sống của người khuyết tật, bệnh nhận cũng đều có phẩm giá bất khả nhượng; trong bất kỳ trường hợp nào phẩm giá ấy cũng không thể được hiểu là kém giá trị hoặc vô giá trị. (x. EV 11-12.)

Tâm niệm: Thiên Chúa là Chúa sự sống, đã trao cho con người nhiệm vụ cao cả là bảo tồn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận ấy cách xứng hợp với con người. Do đó, sự sống ngay từ lúc thụ thai phải được giữ gìn hết sức cẩn thận; phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm (CÔNG ĐỒNG VATICAN II, GS 51).

Có ai xin tôi thuốc độc tôi sẽ không cho, và cũng không chỉ vẽ cho ai làm chuyện như thế; và cũng như vậy, tôi sẽ chẳng cho người phụ nữ nào phương tiện để rồi phá thai (Theo lời thề của HIPPOCRATES, khoảng 460 - 370 TCN).
 
---o0o---
Bài 12
GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ DI DÂN
“Các người cũng khách ngoại kiều” (Xh 22,21)

1. Tại sao di dân là một vấn đề gây tranh cãi?
Người ta có thể có nhiều lý do phải rời bỏ quê hương: tình trạng dân chúng nghèo nàn và đau khổ, thiếu tự do và dân chủ, bị đàn áp chính trị cũng như các cuộc xung đột và chiến tranh ở nước nguyên quán, hoặc chỉ đơn giản là mong muốn được sống ở một nơi khác hoặc nền văn hóa khác. Ngoài các di dân sống hợp pháp tại các quốc gia mà họ nhập cư, cũng còn có nhiều “ngoại kiều bất hợp pháp”, những người thường phải sống ‘chui’ vì họ không được phép cư trú. Cuộc sống của những người này thường mang nặng nỗi lo sợ bị phát hiện, bị bắt giữ và bị trục xuất. Vì vậy, đôi khi họ bị tước đoạt các quyền cơ bản. Người không có phép cư trú thường không dám tìm sự chăm sóc y tế, không dám phản kháng lại tình trạng bóc lột trong lao động, hoặc không dám cho con đi học – họ quá sợ hãi bị phát hiện và bị trục xuất. Nhưng Giáo Hội tuyên bố hoàn toàn rõ ràng: Ngay cả những người không được phép cư trú vẫn có các quyền con người mà không được từ chối họ.

Tâm niệm: Con người lệ thuộc nhau mỗi ngày một chặt chẽ hơn và dần dần lan rộng trên toàn thể thế giới, vì thế công ích… ngày nay mỗi lúc một nới rộng tầm phổ quát hơn và do đó bao hàm những quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể nhân loại. Bất cứ nhóm xã hội nào cũng phải tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của các nhóm khác, hơn thế nữa, phải tôn trọng công ích của toàn thể gia đình nhân loại (Công đồng Vatican II, GS 26).

2. Di dân cần được đối xử như thế nào để theo kịp sự thống nhất của gia đình nhân loại?
Thường thì di dân bị các nước đuổi ra, không tiếp nhận ngay cả khi hành động như thế có nghĩa là vi phạm nhân quyền. Vì vậy, nhiều người bị chết đuối khi đi từ châu Phi tới châu Âu hay sau khi đến, được đưa đến các trại có điều kiện xuống cấp hoặc thường bị trả về mà không được cứu xét đầy đủ các yêu cầu pháp lý của họ. Tuy nhiên, là các Kitô hữu, phải coi những người này không chỉ là công dân của một quốc gia mà lúc nào cũng là các thành viên của gia đình nhân loại. Sở dĩ như vậy vì đây là trách nhiệm đạo đức phải cung cấp nơi trú ẩn cho những người mà ở nước nguyên quán của họ bị bách hại hay phải chịu hoạn nạn khủng khiếp. Người ta không rời bỏ quê hương của họ mà không có lý do. Bao lâu không có sự hợp tác quốc tế thực sự cho sự phát triển công bằng của mọi quốc gia, thì người dân sẽ còn phải tìm cách di dân sang các nước khác tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.

Tâm niệm: Giờ phút quan trọng nhất luôn là hiện tại; con người quan trọng nhất là người hiện đang đối diện với mình, và hành động quan trọng nhất là tình yêu (MEISTER ECKHART: 1260-1328).

“Em ngươi ở đâu…?” Ngày nay không ai cảm thấy mình trách nhiệm về điều ấy; chúng ta đã mất ý thức trách nhiệm huynh đệ. Chúng ta rơi vào thái độ giả hình của vị tư tế và người phục vụ tại bàn thờ, mà Chúa Giêsu đã nói đến trong dụ ngôn Người Samaritanô nhân lành: chúng ta nhìn người anh em dở sống dở chết bên vệ đường, có lẽ chúng ta nghĩ: tôi nghiệp hắn, và chúng ta tiếp tục đi, chúng ta nghĩ đó không phải là nhiệm vụ của mình; và chúng ta cảm thấy an tâm, mình hợp luật rồi (ĐGH PHANXICÔ,  Lampedusa 08/7/2013).

- Chúng ta đều là ngoại kiều, hầu như ở khắp mọi nơi (Đề can dán khẩu hiệu của châu Âu)

- Mọi khách đến đan viện phải được đón tiếp như Chúa Kitô vì chính Người đã nói: “Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước.” (Mt 25:35). Phải tỏ lòng tôn trọng xứng hợp với từng người, nhất là những người phục vụ Tin Mừng và khách hành hương (THÁNH BÊNÊĐICT THÀNH NORCIA: 480-547), Tu Luật).

3. Giáo hội Công giáo dấn thân trong lĩnh vực này như thế nào?
Trong nhiều năm, trên toàn thế giới, Giáo Hội Công Giáo luôn ủng hộ di dân, gồm cả nhóm những ngoại kiều “không có giấy tờ” hoặc “bất hợp pháp”. Bằng việc làm như vậy, Giáo Hội đã đưa ra sự chọn lựa ưu tiên người nghèo và những kẻ bị thiệt thòi, bị gạt ra bên lề và bị lãng quên giống như Chúa Giêsu. Giáo huấn Công giáo có thể được tóm tắt bằng một số điểm chính yếu. Trước tiên, người ta có quyền di trú để giúp cho bản thân và gia đình họ. Thứ hai, các quốc gia có quyền chấn chỉnh biên giới của họ. Thứ ba, những người tị nạn và người tạm dung cần phải được bảo vệ. Thứ tư, nhân phẩm và nhân quyền của di dân bất hợp pháp cần được tôn trọng. Về điểm cuối cùng này, như các giám mục Mỹ và Mexicô đã tuyên bố: “Bất kể tình trạng pháp lý của họ, các di dân, giống như tất cả mọi người đều có nhân phẩm cố hữu, nên họ phải được tôn trọng. Thường thì họ phải chịu những luật lệ nhằm trừng phạt và đối xử khắc nghiệt từ các viên chức thực thi luật ở cả nước tiếp nhận và nước chuyển tiếp. Các chính sách của chính phủ nhất thiết phải tôn trọng các quyền con người cơ bản” (Strangers No Longer Together On the Journey of Hope –  Không Còn Là Người Xa Lạ – Cùng Nhau Trên Hành Trình Hy Vọng –  Thư Mục Vụ Di Dân của HĐGM Hoa Kỳ và Mexicô [2003], số 38;. x. 35-37). Chỉ giúp các trường hợp cá nhân thôi thì chưa đủ, mà nhiệm vụ của Giáo Hội là cần thúc đẩy các nhà lập pháp thông qua các luật nhân đạo hơn.

Tâm niệm: Những người di dân và tị nạn không phải là những con tốt trên bàn cờ của nhân loại. Họ là những trẻ em, phụ nữ và đàn ông rời bỏ hoặc bị bó buộc rời bỏ gia cư của họ vì nhiều lý do khác nhau, họ có chung một ước muốn chính đáng là được biết, được sở hữu, và trên hết là được là một hữu thể trọn vẹn hơn. Thật đáng ngạc nhiên trước con số những người di cư từ lục địa này sang lục địa khác, cũng như những người di chuyển trong nội địa quốc gia hoặc những vùng địa lý của họ. Thực tại di cư… cần phải được nhận định và xử lý cách mới mẻ, công bằng và hữu hiệu. Trên hết, nó đòi phải có sự cộng tác quốc tế và một tinh thần liên đới, cảm thông sâu xa (ĐGH PHANXICÔ, Sứ điệp Ngày Thế Giới Di Dân và Người Tị Nạn, 05/8/2013).

- Tình trạng pháp lý bất thường không thể để cho di dân bị mất phẩm giá, vì họ được phú bẩm cho các quyền bất khả xâm phạm, mà các quyền ấy không thể bị vi phạm cũng như không thể bị làm ngơ (ĐGH GIOAN PHAOLÔ II, (1920- 2005), Sứ điệp Ngày Thế giới Di dân, năm 1996, p. 2).

Khi có ngoại kiều cư ngụ với các ngươi trong xứ các ngươi, các ngươi đừng ức hiếp nó. Các ngươi phải đối xử với người ngoại kiều cư ngụ với các ngươi như với một người bản xứ, một người trong các ngươi; các ngươi phải yêu nó như chính mình, vì các ngươi đã từng là ngoại kiều tại đất Ai Cập. Ta là CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi (Lv 19:33-34).

- Nếu tôi mơ về Giáo Hội thì đó là giấc mơ về những cánh cửa mở cho ngoại kiều là những người ăn, nói, và có mùi khác khác. Tôi muốn sống, không phải trong một pháo đài mà những người khác không thể đặt chân vào, mà đúng hơn là trong một ngôi nhà với nhiều cánh cửa. Một ngôi nhà mà ta sở hữu chỉ cho bản thân mình thôi làm ta hẹp hòi và ngột ngạt. Mỗi vị khách mang theo vào nhà cái gì đó mà chính ta không có (DOROTHEE SÖLLE).

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con ẩn náu bên Ngài. Xin cứu vớt và giải thoát con khỏi tay mọi người đang đuổi bắt (Tv 7:2).

4. Tại sao Kitô hữu phải dấn thân xã hội?
“Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8), và “Bác ái là tâm điểm trong giáo huấn của Giáo Hội về xã hội” (ĐGH Bênêđictô XVI, CiV 2). Tuy nhiên, là Kitô hữu còn có nghĩa nhiều hơn là chấp nhận các xác tín và các giá trị đặc biệt. Điểm cốt lõi của Kitô hữu là sự gặp gỡ con người của Chúa Kitô. Tìm Chúa trong “người bé nhỏ nhất” trong anh em chúng ta (Mt 25:40), theo Chúa đích thực là noi gương Chúa Giêsu (Thomas à Kempis) là con đường hoàn thiện nhất của Kitô hữu. Chúa Giêsu tôn trọng tự do và phẩm giá của kẻ tội lỗi và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chính Chúa Giêsu là → Chương trình hoạt động xã hội của Giáo Hội. Giáo huấn xã hội Công giáo chỉ là sự phát triển có hệ thống về những gì đã hiện hữu trong sự viên mãn nơi Chúa Giêsu Kitô: Con người đã được tái khám phá trong phẩm giá độc đáo của mình (nhân vị), con người đã được giải thoát khỏi lòng tham và tội lỗi và tìm kiếm phục vụ tha nhân (tình liên đới), chú tâm đến (công ích) “phúc lợi cho thành” (Gr 29: 7), cũng như một xã hội trong đó các nhóm và các cộng đồng có thể tự do phát triển trong hòa bình và công lý (tính bổ trợ) – đó là tầm nhìn cao quý.

Tâm niệm: Tôi không thể nghĩ đến yêu thương mà không cần phải hòa đồng, và trên hết là chia sẻ tất cả những nỗi đau đớn và khó khăn, tất cả những nỗi khổ cực của cuộc sống. Sống cách thoải mái và giàu sang nhàn hạ nhờ vào của cải của mình khi người anh chị em nghèo khó, đau khổ, và sống khổ sở vì lao động khó nhọc – Lạy Chúa, con không thể, con không thể yêu thương như thế (CHARLES DE FOUCAULD: 1858-1916).
- Các cuộc cách mạng trong lịch sử đã làm thay đổi hệ thống chính trị và kinh tế, nhưng không cuộc cách mạng nào đã thực sự làm thay đổi trái tim con người. Cuộc cách mạng đích thực là cuộc cách mạng thay đổi cuộc đời triệt để, cuộc cách mạng ấy được Chúa Giêsu Kitô mang đến bằng Sự Phục Sinh của Người. Hơn nữa, ĐGH Bênêđictô XVI nói về cuộc cách mạng này rằng “nó là sự biến đổi vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại”. Chúng ta hãy nghĩ về điều sau: nó là sự biến đổi vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, nó là cuộc cách mạng đích thực, chúng ta là những nhà cách mạng, và hơn nữa, chúng ta là những nhà cách mạng của cuộc cách mạng này. Vì chúng ta đã chọn con đường biến đổi cao quý nhất này trong lịch sử nhân loại. Ở thời đại ngày nay, nếu các Kitô hữu không dám lội ngược dòng thì không phải là Kitô hữu (ĐGH PHANXICÔ, 17/6/2013).

5. Đâu là đường hướng Kitô giáo chung sống hòa hợp?
Nếu “quyền lực” là tâm điểm, thì các xã hội có cấu trúc theo nguyên tắc “Lẽ phải thuộc kẻ mạnh”. Tất nhiên, đó không phải là đường lối của Kitô giáo; theo nguyên tắc ấy, như vậy thì cuộc sống với nhau trong xã hội trở thành sự đấu tranh sinh tồn. Nếu “việc làm” được tôn lên như đỉnh cao ý nghĩa trong sự chung sống của xã hội, thì mọi người sớm cảm thấy rằng họ bị khai thác như một cái máy vô nghĩa và bị bắt làm nô lệ. Thiên Chúa không muốn chúng ta coi “vận may” hay “sung túc” như lợi ích cao nhất của mình. Như thế thì cuộc sống sẽ giống như một trò đỏ đen thường ủng hộ những kẻ gian lận; chúng ta sẽ hoạt động theo bản năng, theo xu thế và áp đặt đủ mọi loại giới hạn lên chính mình để ngăn chặn điều tồi tệ nhất xảy ra. Học thuyết xã hội Công giáo cho biết: Kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa cho sự chung sống của con người là bác ái xã hội. Khi chúng ta sống dưới ánh sáng của Chúa, Đấng đặt để cho chúng ta và có mục đích cho chúng ta, thì chúng ta là con của chung một Cha, là anh chị em với nhau. Vậy thì lòng biết ơn, ý nghĩa và trách nhiệm sẽ quyết định cuộc sống riêng tư và cuộc sống chung của chúng ta. Một nền văn hóa tôn trọng lẫn nhau sẽ diễn ra. Khi ấy lòng tin, sự an ủi và niềm vui trong cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Bác ái xã hội vượt qua thái độ bàng quan, thiếu quan tâm đến con người, tạo ra sự gắn kết cảm xúc trong xã hội, và mang đến ý thức xã hội mà thậm chí còn vượt khỏi ranh giới giáo phái.

Tâm niệm: Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10:43-45).

Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ con! Ngài biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả (Tv 139:1-3).
---o0o---
Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo phận

 
Kinh Nguyện Giới Trẻ
CHÚA Ở LẠI VỚI CHÚNG CON
(dựa trên Lc 24,13-35 và Christus Vivit 237)
 
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô,/ là Thầy và là Bạn của giới trẻ chúng con,/ Chúa đã xuống thế làm người,/ chịu đau khổ, chịu chết vì chúng con./ Sau khi sống lại,/ Chúa đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Em-mau/ và soi trí mở lòng cho họ hiểu biết Lời Chúa./ Chúa đã Bẻ Bánh cho họ tham dự sự sống của Chúa/ và làm cho mắt họ sáng ra để họ nhận biết Chúa./ Nhờ ơn Chúa giúp,/ họ trở thành những chứng nhân trung tín của Chúa cho mọi người./

Chúng con cảm tạ Chúa,/ vì Chúa ở lại với chúng con cho đến tận thế./ Xin cho chúng con ngày càng hiểu biết/ và yêu mến Lời Chúa hơn,/ để Lời Chúa luôn là 'ngọn đèn soi cho con bước,/ là ánh sáng chỉ đường con đi'./ Xin cho chúng con siêng năng đến với Bí Tích Thánh Thể,/ để chúng con được tham dự sự sống đời đời của Chúa/ ngay trong hành trình trần thế này./ Xin cho chúng con hăng say loan báo Tin Mừng Bình An của Chúa/ trong môi trường sống của chúng con.

Xin cho chúng con luôn cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương/ và dấn thân giữa dòng đời bằng tình yêu và hành động. Xin cho chúng con biết đi theo Con Đường Trái Tim Chúa/ để đến với mọi người,/ nhất là những người nghèo khổ/ và thiếu vắng tình thương./ Xin cho chúng con biết yêu mến muôn vật muôn loài Chúa đã dựng nên/ và cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo.

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, là Thầy và là Bạn của giới trẻ chúng con,/ xin cho chúng con luôn là những môn đệ và tông đồ trung tín của Chúa trong hành trình trấn thế này,/ cho đến ngày được ở cùng Chúa Trên Quê Trời. Amen.
 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 198
  •   Máy chủ tìm kiếm 19
  •   Khách viếng thăm 179
 
  •   Hôm nay 149
  •   Tháng hiện tại 1,032,157
  •   Tổng lượt truy cập 79,780,841