Người thân cận (Thứ Hai tuần XXVII thường niên)

Chủ nhật - 08/10/2017 15:02      Số lượt xem: 3386

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 10,25-37)

Khi ấy, có một người thông luật đúng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?" Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?"
Chúa Giêsu nói tiếp: "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa của mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho ông chủ quán mà bảo rằng: "Ông hãy săn sóc người ấy, và ngoài ra còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về tôi sẽ trả lại ông".
"Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".
Ðó là lời Chúa.
 
Suy niệm
Thánh sử Luca đã rất tài tình đặt trên môi miệng ông thông luật một câu hỏi khó để chúng ta được nghe câu trả lời bằng một dụ ngôn tuyệt vời. Câu hỏi như thế này: nhưng ai là người thân cận của tôi? Có lẽ quan niệm của chúng ta ngày nay về người thân cận khác với quan điểm của người Do Thái ngày xưa. Đối với họ, người thân cận chỉ là người đồng bào và đồng đạo mà không bị luật pháp loại ra bên lề cuộc sống. Ông thông luật muốn biết quan điểm của Chúa Giêsu có gì khác biệt. Dụ ngôn người Samari tốt lành là câu trả lời rõ ràng và đầy đủ. Dụ ngôn có một chút chua xót, một chút mỉa mai khi mô tả thầy tư tế và thầy Lêvi trông thấy nạn nhân, nhưng đã tránh qua bên đường mà đi, trong khi người Samari thì dừng lại săn sóc cho người bị hại. Chúa Giêsu đã rất khéo léo và tế nhị đặt câu hỏi lại cho ông thông luật: theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? Đặt câu hỏi của Chúa Giêsu và của ông thông luật đối xứng với nhau, chúng ta sẽ thấy điều khác biệt trong nội dung giáo huấn của Tin Mừng.
Đối với chúng ta ngày nay, có lẽ Chúa không muốn chúng ta cứ ngồi mà lý luận, nhưng hãy đi và làm như người Samari kia.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thông

 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 370
  •   Máy chủ tìm kiếm 8
  •   Khách viếng thăm 362
 
  •   Hôm nay 78,471
  •   Tháng hiện tại 777,925
  •   Tổng lượt truy cập 80,710,825