Đức giám mục Giáo phận kinh lý Giáo xứ Yên Trì

Thứ năm - 21/07/2022 16:55      Số lượt xem: 2243

Thứ Tư, ngày 20/7/2022, Đức giám mục Giáo phận Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã có chuyến viếng thăm mục vụ tới xứ đạo Yên Trì, nằm trọn trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.



 Yên trì được coi là giáo xứ có sống giáo dân đông nhất giáo phận. Theo số liệu thống kê toàn giáo phận năm 2004, giáo xứ này có tới 16 nghìn giáo dân. Điểm đặc biệt là các xóm của Họ nhà xứ Yên Trì được cơ cấu tổ chức như một giáo họ với đầy đủ Ban hành giáo và các hội đoàn cơ bản.  Tương truyền, Họ giáo xóm 5 của Yên Trì, nay gọi là làng Cũ, được đốn nhận Tin Mừng từ chính thánh Phaxicô Xavie năm 1549. Sự kiện này được truyền lại trong nhiều ngữ liệu truyền miệng của dân làng, và thậm chí được nhắc tới trong một số tài liệu lịch sử thành văn. (Xem Lịch sử truyền giáo của Linh mục Nguyễn Hồng, tập I, trang 21 và “Lettere di San Francesco Saverio Ascoli” xuất bản năm 1828, tập II, trang 6). Chắc chắn hơn, nơi đây là điểm ghé vào của phái đoàn truyền giáo sau sự kiện trên gần 40 năm – năm 1583 – của một số linh mục dòng Đaminh là Diego Doropesa, Bartolomeo Ruiz, Pedro Ortiz, Francisco de Montilla cùng ba trợ sĩ dòng Phanxicô từ Phi Luật Tân (Xem Niên giám 2005 của Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam, trang 188; và Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 49, tháng 1-1999, trang 177).


Trước khi dâng Thánh lễ với cộng đoàn tại nhà thờ chính của giáo xứ vào lúc 19 giờ 30 cùng ngày, Đức cha đã đến thăm các giáo họ Tranh Giang, Quảng Yên và các Xóm họ của Yên Trì.

Họ Tranh Giang bên bến sông Tranh, ban đầu chỉ là một bến cá tập trung các cư dân đánh cá có Đạo người gốc miền Hải Dương, Đông Triều làm ăn xa nhà. Khoảng đầu thế kỷ XX, cha Gomez de Santiago Lễ, cha xứ Yên Trì, động viên mọi người chọn một đượng cao gần bến dựng một nhà thờ lá vách đất. Năm 1917, giáo họ chính thức được thành lập thuộc giáo xứ Yên Trì, nhận thánh Phê rô làm quan thày. Năm 1961, theo chủ trương đưa dân đi khai hoang, 20 hộ gia đình trong họ Đạo đã chuyển ra sinh sống ở Hòn Gai, 17 hộ ra Tuần Châu, chỉ còn 15 hộ ở lại giữ xóm, giữ nhà thờ. Năm 1976 lại có một đợt chuyển dân mới với một chủ trương khá rõ ràng muốn xóa bỏ xóm Đạo Tranh Giang, nên có vị cán bộ đã đặt vấn đề với cụ trùm bấy giờ là cụ Phêrô Đệ: "Nếu cụ trùm đi đâu thì chuyển nhà thờ tới đó", tức là sẽ phá nhà thờ đi. Trước đề nghị này, cụ Trùm Đệ đã thẳng thắn, khôn ngoan: "Đi đâu thì đi, làm đâu thì làm chứ nhà thờ thì quyết không phá, không chuyển." Nhờ lập trường này mà ngôi thánh đường vẫn được bảo vệ. Trong khi đó, các gia đình chuyển đi vùng kinh tế mới ở Hà An - Thống Nhất, huyện Yên Hưng theo chính sách thì đến nay, đã hơn 30 năm chờ đợi, vẫn không được cấp đất để xây dựng nhà thờ cho sinh hoạt tôn  giáo. Theo số liệu thống kê chính thức năm 2002, Giáo họ Tranh Giang có 471 nhân danh, đa số làm nghề đi biển.


Họ Quảng Yên nằm giữa tỉnh lỵ Quảng Yên được thiết lập khoảng đầu thế kỷ XX cho lính Pháp. Năm 1927 nhà thờ Quảng Yên được xây dựng. Chương trình xây dựng trường Latinh ở Yên Trì đã có từ thời cha Bằng khi ngài muốn giải toả chợ Đồn để lấy mặt bằng thi công nhưng không thành. Năm 1953 cha chính Perez Hiển thực hiện lại ý định này và quyết định xây trường phía sau nhà thờ Quảng Yên. Ngày 14/01/1954, Đức cha Giuse Trương Cao Đại về khánh thành trường này. Cha Giuse Hưng là giám đốc tiên khởi và duy nhất của nhà Tràng. Khóa học đầu tiên vừa khai giảng được bốn tháng thì biến cố 1954 xảy ra. Nhà Tràng đóng cửa và sau đó ít năm bị nhà nước mượn làm trường học cho tới ngày nay.

Bài viết: Văn Tín
Hình ảnh: BTT Yên Trì

 
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 342
  •   Máy chủ tìm kiếm 73
  •   Khách viếng thăm 269
 
  •   Hôm nay 35,094
  •   Tháng hiện tại 1,022,011
  •   Tổng lượt truy cập 79,770,695