Bài 6: Lịch sự khi sử dụng điện thoại và phương tiện truyền thông

Thứ hai - 03/01/2022 09:21      Số lượt xem: 2299

Lời Chúa: “Anh em hãy đi khắp thế gian và loan báo tin mừng cho mọi loài thụ tạo”. (Mc 16,15).

Bài 6: Lịch sự khi sử dụng điện thoại và phương tiện truyền thông

Lời giới thiệu lớp học Nhân bản
Các em thiếu nhi thân mến,
Trước  khi là người tin hữu tốt, cần phải là một công dân tốt, một người trưởng thành về nhân bản. Chính vì thế, đường hướng của Ủy ban mục vụ Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể Giáo phận đã rất đúng đắn khi ghép đôi chương trình Giáo lý và Nhân bản trong các cấp học giáo lý (Theo thông báo của Cha trưởng Ban Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể trong cuộc họp Thường huấn tháng 10/2021).

Để hỗ trợ cho chương trình đào tạo của Ủy Ban Giáo lý – Thiếu nhi Thánh Thể vừa nêu, trang web Giáo phận mở thêm chuyên mục Giáo dục Nhân bản. Chuyên mục này sẽ đăng theo hình thức từng bài như một lớp học, mỗi tuần đăng 1 bài vào thứ Hai hàng tuần. Khi thuận tiện hơn và có sự chuẩn bị chu đáo  hơn, Ban biên tập sẽ làm các video lớp học để việc học được tiếp nhận dễ dàng hơn.

Để phù hợp với khả năng tự học của các em thiếu nhi, mỗi tiết học (tương đương mỗi bài học được đăng một lần) chỉ mất thời gian khoảng 5 phút. Chỉ với 5 phút đọc, các em thiếu nhi sẽ có những gợi ý áp dụng thực tập cả ngày và có thể ảnh hưởng lên cuộc sống cả một đời! Xin phó thác các em cho bàn tay dìu dắt từ ái của Chúa Giêsu, Đấng rất yêu mến các em.

Giáo trình Nhân bản này được sử dụng lại từ những tài liệu có sẵn. Ban biên tập xin cảm ơn các tác gải và soạn giả.
Xin giới thiệu cùng các em thiếu nhi và mong rằng lớp học này mang lại đôi chút ích lợi cho các em.

Ban Văn hóa – Truyền thông

 

BÀI 6 : LỊCH SỰ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI VÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

 

Lời Chúa: “Anh em hãy đi khắp thế gian và loan báo tin mừng cho mọi loài thụ tạo”. (Mc 16,15).
 
44. Khi điện thoại reo, em nhấc máy lên và nói: “Alô, tôi là A xin nghe”.
 
45. Nếu gọi điện thoại cho ai, em nên hỏi: “Xin lỗi, đây có phải là nhà ông (bà) A không ạ? Xin cho tôi được gặp ông (bà) A… tôi là B ở Đồng Nai”.
 
46. Trong trường hợp nghe đầu dây bên kia bảo ta lầm số, thì em xin lỗi và đọc lại số điện thoại em đã gọi tới, để người nghe biết là ta gọi đúng hay lầm! Đợi trả lời, rồi nói: “xin cảm ơn”.
 
47. Khi nhấc điện thoại lên nghe, nếu biết rõ người muốn nói chuyện với mình, thì chào người đó ngay.
 
48. Nếu người gọi đến không gặp đối tượng họ cần, thì em xin họ để lại lời nhắn, hay số điện thoại.
 
49. Khi gọi điện thoại, em cố gắng nói ngắn gọn. Tránh “nấu cháo” điện thoại. Cuối câu chuyện nên nói lời kết thúc: “xin chào”.
 
50. Không sử dụng điện thoại trong giờ tham Thánh Lễ vì hai lý do:

Thứ nhất: Tiếp chuyện với Chúa là quan trọng nhất.

Thứ hai: Có thể gây chia trí cho những người khác.

Nếu có cuộc gọi đến, ta để lễ xong sẽ liên lạc lại.
 
51. Khi sử dụng điện thoại ở những nơi công cộng cần sự tập trung như lớp học, các buổi họp cần chuyển sang chế độ rung.
 
52. Nếu đang dùng bữa mà có điện thoại ta xin phép để ra ngoài nghe, tránh nói cười to tiếng khi sử dụng điện thoại ở những nơi công cộng.
 
53. Nếu đang dùng điện thoại mà cuộc nói chuyện bị ngắt, hoặc khi em thấy có cuộc gọi nhỡ thì em nên gọi lại cho họ, và nói rõ lý do.
 
54. Khi gọi điện thoại nói với người trên, em nên khiêm tốn nói, ví dụ: thưa cha sở…, con xin làm phiền cha một chút được không ạ? Bạn nên nhớ rằng cách tiếp xúc của bạn phải tỏa ra “hương thơm của Đức Kitô” (2 Cr 2,15).
 
55. Trừ trường hợp cấp bách hoặc có hẹn trước, không nên gọi điện đến nhà riêng vào các giờ nghỉ ngơi, giờ cơm.
 
56. Nếu muốn đăng hình ảnh và chuyện đời tư người khác trên các trang mạng xã hội như facebook, twitter… thì em phải hỏi ý kiến và xin phép người ấy. Nếu muốn đăng hình của mình em cũng cân nhắc kỹ có nên hay không. Không nên đăng những hình quá riêng tư.
 
57. Không dùng các lời phê bình chỉ trích thô tục trên mạng xã hội như facebook, twitter… để nhận xét và phê bình người khác; làm như thế vừa không lịch sự, vừa lỗi đức bác ái.
 
58. Nếu muốn góp ý ai cách chân thành, thì em gặp trực tiếp hoặc gửi tin nhắn riêng kèm theo tên và địa chỉ của mình, không sử dụng thư hoặc tin nhắn nặc danh.
 
59. Khi nhận được thư điện tử (email) hay tin nhắn (message) của ai, ta cần hồi âm để người gửi biết là ta đã nhận được.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 4 đánh giá
Xếp hạng: 3.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

DC VC NVB Tach nen
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 213
  •   Máy chủ tìm kiếm 16
  •   Khách viếng thăm 197
 
  •   Hôm nay 30,383
  •   Tháng hiện tại 1,017,300
  •   Tổng lượt truy cập 79,765,984