6b1

Thứ Sáu Tuần I Mùa Vọng - Năm B

Khi hai anh mù gọi Đức Giêsu là Con vua Đavít (c. 27), họ nhìn nhận Ngài là Đấng Mêsia, Đấng Thiên Sai. Bởi thế họ hy vọng Ngài sẽ cho họ quà tặng của thời thiên sai. “Xin thương xót chúng tôi” là xin đưa chúng tôi ra khỏi cảnh mù lòa. Đức Giêsu đã muốn chữa hai anh một cách kín đáo, tại nhà của Phêrô. Ngài không chữa cho họ ngay lập tức, nhưng lại hỏi họ một câu rất lạ: “Các anh có tin là tôi có thể làm được điều ấy không?” (c. 28). Chỉ khi họ tuyên xưng niềm tin vào quyền năng của Ngài.

Thứ Năm Tuần I Mùa Vọng - Năm B

Thứ Năm Tuần I Mùa Vọng - Năm B

Ai cũng mong xây căn nhà đời mình cho kiên cố vững vàng, đứng được trước bão táp phong ba. Nhà càng cao, nền càng phải chắc chắn. Xây trên cát hay trên đá cho thấy ai dại, ai khôn. Thầy Giêsu dạy các môn đệ biết thế nào là xây đời mình trên đá. Đó là đem ra thực hành những lời Thầy dạy mà họ đang nghe trong Bài Giảng trên núi (Mt 5-7).

"Dọn đường cho Chúa" (Bài suy niệm Chúa nhật 2 Mùa Vọng- Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Dọn đường cho Chúa" (Bài suy niệm Chúa nhật 2 Mùa Vọng- Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Lời mời gọi “dọn đường cho Chúa” của thánh Gioan Tẩy giả vẫn luôn mang tính thời sự đối với chúng ta hôm nay. Chúa đang đến trong cuộc đời, chúng ta cần mở rộng tâm hồn đón Ngài. Nếu hôm nay chúng ta không còn phải lĩnh phép Rửa sám hối như thời ông Gioan, thì chúng ta lại có những phương thức khác để diễn tả lòng sám hối của mình, đó là cầu nguyện, làm việc bác ái và nhất là lãnh nhận bí tích Giao hoà.

CN 2 V B 1

Bài đọc Chúa nhật II Mùa Vọng - Năm B

Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Lời Chúa Chúa nhật II Mùa Vọng - Năm B.

Thứ Tư Tuần I Mùa Vọng - Năm B

Thứ Tư Tuần I Mùa Vọng - Năm B

Bữa ăn ở nơi vắng này không phải là một đại tiệc với rượu thịt, nhưng rõ ràng là rất cần thiết, đem lại no đủ và thậm chí dư thừa. Thế giới hôm nay có hơn một tỉ người đói, đa số ở Á châu. Những bữa ăn đầy đủ vẫn là nỗi khát khao ám ảnh nhiều người. Đói chẳng những làm ngất xỉu hay dẫn đến cái chết, nhưng còn làm người ta mất nhân cách, sống không ra người. Bận tâm của Đức Giêsu về cái đói cũng là mối bận tâm của Giáo Hội. Phép lạ bánh hóa nhiều của Đức Giêsu phải được nhân lên khắp nơi, để không còn ai phải đói trên thế giới.

Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng - Năm B

Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng - Năm B

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu được đầy tràn Thánh Thần, khiến Ngài vui sướng dâng lên Cha lời cầu nguyện tự phát (c. 21). Như thế có sự hiện diện của cả Ba Ngôi Thiên Chúa trong giây phút này. Trong Thánh Thần, Con dâng lên Cha lời ngợi khen chúc tụng. Lời cầu nguyện của Con bao giờ cũng bắt đầu bằng câu Abba, Lạy Cha. Abba là người Cha gần gũi thân thương, nhưng Abba cũng là Chúa tể trời đất, đầy quyền năng siêu việt.

Thứ Hai Tuần I Mùa Vọng - Năm B

Thứ Hai Tuần I Mùa Vọng - Năm B

Đầy tớ của viên đại đội trưởng đã được chữa lành, nhưng điều quan trọng hơn là chuyện ông có hy vọng được dự tiệc. Đây là bữa tiệc cánh chung, bữa tiệc trong Nước Trời (x. Is 25, 6-8). Một người dân ngoại được ngồi dự tiệc bên các tổ phụ Do thái. Đây là điều hẳn làm cho nhiều người Do thái phải ngạc nhiên. Mà không phải chỉ có viên đại đội trưởng, có nhiều người từ tứ phương thiên hạ cũng được mời (c. 11). Nước Trời như một bữa tiệc vui và thịnh soạn do Thiên Chúa thết đãi.

CN 1 V B 4

Giáo lý cho bài giảng Chúa nhật 1 Mùa Vọng năm B

Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, Ban Biên tập WHĐ xin được trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của các lễ Chúa nhật, lễ trọng theo sự theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích trong Tập sách Hướng dẫn giảng thuyết được công bố qua Sắc lệnh ký ngày 29.06.2014.

CN 1 V B 3

Chú giải Lời Chúa Chúa nhật I Mùa Vọng - Năm B

Với Chúa nhật I Mùa Vọng, chúng ta bước vào năm Phụng vụ mới, năm B. Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật I Mùa Vọng này hướng lòng chúng ta trông đợi ngày Chúa đến.

Chúa Nhật 1 Mùa Vọng - Năm B

Chúa Nhật 1 Mùa Vọng - Năm B

Chúng ta tin Ngày ấy thế nào rồi cũng đến, nhưng chúng ta không biết rõ khi nào (Mc 13,33.35.36). Chính vì thế đời của kitô hữu tự bản chất là chờ đợi. Nếu Chúa Giêsu không quang lâm, công trình cứu độ vẫn chưa hoàn thành trọn vẹn, và Thiên Chúa chưa “là tất cả trong muôn loài” (1 Cr 15,28).

Thứ Bảy Tuần XXXIV Thường Niên - Năm A

Thứ Bảy Tuần XXXIV Thường Niên - Năm A

Bài Tin Mừng hôm nay nhắc chúng ta về những thứ nặng nề đè trên trái tim người Kitô hữu. Trong khi chờ đợi Chúa đến vào thời điểm không đoán trước được, chúng ta có thể bị vướng vào những thú vui buông thả. Sống bừa bãi, phóng túng, nhậu nhẹt, say sưa, đó vẫn là cám dỗ muôn thuở của thân xác. Chỉ cần đi một vòng thành phố hay các vùng quê vào ban đêm, chúng ta thấy ngay cả một thế giới của ăn uống, hưởng thụ. Nhưng trái tim con người còn có thể trở nên nặng nề bởi những lo âu trần thế (x. Lc 8, 14).

5 phut cho Loi Chua 6

5 phút mỗi ngày cho Lời Chúa (tháng 12/2023)

Kính mời Quý vị độc giả hãy dành mỗi ngày, ít là 5 phút, để lắng nghe và suy niệm Lời Chúa.

Thứ Sáu Tuần XXXIV Thường Niên - Năm A

Thứ Sáu Tuần XXXIV Thường Niên - Năm A

Nước Thiên Chúa vẫn đến gần hơn mỗi ngày. Không thiếu dấu chỉ để nhận ra Nước Thiên Chúa đang đến. Chúng ta phải thấy có biết bao dấu chỉ tích cực, đầy hy vọng, ngay giữa những khi tưởng như Nước ấy bị xóa sổ, loại trừ. Đừng để mình rơi vào thái độ bi quan, khoanh tay vì chán nản. Phải làm sao để ngày tận thế không phải là một ngày buồn, ngày của những đổ vỡ và mất mát chia ly.


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 190
  •   Máy chủ tìm kiếm 14
  •   Khách viếng thăm 176
 
  •   Hôm nay 14,098
  •   Tháng hiện tại 979,886
  •   Tổng lượt truy cập 80,912,786