maxresdefault

Thứ Tư Lễ Tro

Cứ đến Thứ Tư Lễ Tro là chúng ta lại được nghe bài Tin Mừng này. Đức Giêsu nói đến ba việc đạo đức quan trọng của người Do Thái: cầu nguyện, bố thí, ăn chay. Chẳng phải cứ đợi đến Mùa Chay chúng ta mới làm ba việc đó. Nhưng Mùa Chay là thời gian thuận lợi để ta tập trung chú ý hơn. Tập trung vào cầu nguyện là làm mới lại tương quan với Thiên Chúa, từ bỏ những gì làm tôi xa Chúa và dứt bỏ mọi tội lỗi quen phạm.

"Thời kỳ đã mãn" (Bài suy niệm Tin Mừng Chúa nhật I Mùa Chay- Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Thời kỳ đã mãn" (Bài suy niệm Tin Mừng Chúa nhật I Mùa Chay- Năm B của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Năm nay (năm 2024), Mùa Chay khai mạc vào ngày mồng năm Tết Giáp Thìn. Bầu không khí náo nhiệt của xuân mới, đối với các Kitô hữu, trở nên trầm lắng qua nghi thức khai mạc Mùa Chay. Mùa Xuân là mùa đổi mới đất trời. Mùa Chay là mùa đổi mới lòng người. Cả mùa Xuân và Mùa Chay đều đong đầy ý nghĩa, giúp chúng ta đổi mới cuộc đời, canh tân sám hối và tin vào Tin Mừng như Chúa Giêsu mời gọi.

36

Thứ Ba Tuần VI Thường Niên - Năm B

Tin Mừng Máccô kể ba câu chuyện về việc Thầy trò vượt Biển hồ. Lần đầu, Thầy Giêsu đã ra lệnh cho sóng gió yên lặng khiến các môn đệ tự hỏi: Người này là ai…? (Mc 4, 35-41). Lần thứ hai, sau khi hóa bánh ra nhiều, Thầy đã đi trên mặt nước mà đến với họ. Nhưng lòng các môn đệ còn chai đá,họ không hiểu được chuyện bánh hóa nhiều (Mc 6, 45-52).

Thứ Hai Tuần VI Thường Niên - Năm B

Thứ Hai Tuần VI Thường Niên - Năm B

Đức Giêsu không mua niềm tin của đám đông bằng sự phản bội Cha. Ngài đã ở lại trên thập giá như một người có vẻ thua cuộc…Kitô giáo không đặt nền trên những chuyện dị thường, ma quái. Đức Giêsu đã làm phép lạ chữa bệnh và trừ quỷ vì Ngài chạnh lòng thương trước nỗi khổ đau của con người, vì Ngài muốn đáp lại lòng tin quá lớn của bệnh nhân, và vì Ngài muốn cho thấy Nước Thiên Chúa đã đến rồi.

Chúa Nhật Tuần VI Thường Niên - Năm B

Chúa Nhật Tuần VI Thường Niên - Năm B

Người phong trong bài Tin Mừng hôm nay khá đặc biệt. Anh dám liều đến gặp Ðức Giêsu và quỳ xuống trước mặt Ngài. Lời van xin của anh thật là một lời xin mẫu mực. "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch". Nếu Ngài muốn: anh mời gọi lòng thương xót của Ngài. Anh để cho Ngài tự do chữa hay không tùy ý. Dù rất muốn khỏi bệnh, nhưng anh lại phó thác số phận mình cho ý Ngài muốn. Ngài có thể: anh tin tưởng vào quyền năng của Ngài.

75

Thứ Bảy Tuần V Thường niên - Năm B

Bài Tin mừng hôm nay nói đến một phép lạ bánh hóa nhiều khác, bảy cái bánh và mấy con cá nhỏ cho bốn ngàn người ăn. Lần đầu Đức Giêsu chạnh lòng thương vì dân chúng bơ vơ như chiên không người chăn dắt (Mc 6, 34). Lần này Ngài chạnh lòng thương đám đông vì họ không có gì ăn (Mc 8,1). Đức Giêsu đã giải thích cặn kẽ các lý do khiến Ngài thương họ:

65

Thứ Sáu Tuần V Thường niên - Năm B

Khi đến thăm những trẻ em khuyết tật, ta thấy mình dễ tiếp xúc, gần gũi các em mù, hơn các em bị câm điếc. Thật khó làm cho các em câm điếc hiểu được chúng ta, và chúng ta cũng không hiểu được điều các em diễn tả. Ðôi bên cứ như ở hai thế giới, không gặp được nhau. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu chữa một người vừa ngọng vừa điếc. Người ngọng là người gặp khó khăn khi trình bày, khi phải diễn đạt bằng lời nói cho người khác hiểu. Ta có cảm tưởng lưỡi anh bị một sợi dây trói buộc. Ðức Giêsu đã đụng đến lưỡi anh, và sợi dây đó được tháo cởi.

55

Thứ Năm Tuần V Thường niên - Năm B

Đức Giêsu đã bỏ đất Israel để đến vùng Tia, vùng đất ô uế của dân ngoại. Người đàn bà dân ngoại đã vượt qua sự ngăn cách với người đàn ông Do thái. Qua câu đáp của bà, bà cũng vượt qua được sự lụy phục thường gặp nơi phụ nữ sống trong một nền văn hóa do đàn ông làm chủ ở thế kỷ đầu. Trong Tin Mừng Máccô, đây là phép lạ duy nhất nhắm đến dân ngoại. Rõ ràng Đức Giêsu không có ý làm phép lạ trừ quỷ này, Chúng ta ngạc nhiên khi thấy Đức Giêsu từ chối giúp bà ta, rồi lại đổi ý.

"Ơn nghĩa sinh thành" (Bài suy niệm lời Chúa ngày Mồng Hai Tết Giáp Thìn của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Ơn nghĩa sinh thành" (Bài suy niệm lời Chúa ngày Mồng Hai Tết Giáp Thìn của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Con người có tổ có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn." Câu ca dao từ ngàn xưa nhắc con người phải nhớ về nguồn cội, về cha mẹ tổ tiên để đền đáp ơn nghĩa sinh thành. Người Việt Nam được Thiên Chúa phú bẩm một tính cách rất đặc biệt. Họ luôn gắn bó với quê hương, không chỉ vì nơi đó đong đầy kỷ niệm của tuổi thơ, nhưng còn vì nơi đó có phần mộ của ông bà cha mẹ. Dù đi đâu xa, người Việt cũng để ý đến chăm sóc phần mộ người thân. Khi không thể về được, ít ra cũng nhờ cô dì chú bác ở nhà chăm sóc nơi an nghỉ của thân nhân mình. Phần mộ của gia tiên như một di sản tinh thần, thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

45

Thứ Tư Tuần V Thường niên - Năm B

Một câu hỏi đã khiến Giáo Hội phải suy nghĩ: Sau khi trở nên Kitô hữu, dân ngoại có phải giữ những cấm kỵ trên không?Công đồng đầu tiên chỉ cấm họ không được ăn huyết và thú chết ngạt (Cv 15, 20). Lập trường của Đức Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm nay rất khác thường. Ngài nói một nguyên tắc có vẻ như đi ngược với sách Lêvi: “Không có gì từ ngoài vào trong con người, lại có thể làm nó ra ô uế” (c.15), “Mọi thứ từ bên ngoài vào trong con người không thể làm nó ra ô uế” (c. 18). Đối với Đức Giêsu, chính cái xấu xa từ bên trong, từ trái tim con người,

35

Thứ Ba Tuần V Thường niên - Năm B

Trong Bài Tin Mừng hôm nay có năm từ truyền thống (cc. 3, 5, 8, 9, 13). Đó là truyền thống của tiền nhân, truyền thống của người phàm, truyền thống mà các ông Pharisêu nắm giữ và muốn người khác phải theo. Song song với truyền thống này là điều răn của Thiên Chúa (cc. 8, 9) Đức Giêsu tố cáo người Pharisêu đã gạt bỏ, đã coi thường điều răn này chỉ vì muốn khư khư giữ lấy truyền thống của họ (cc 8, 9, 13). Đây là một điều đáng tiếc.

74

Thứ Hai Tuần V Thường niên - Năm B

Đức Giêsu phục sinh đã nói với các môn đệ: “Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương thịt như anh em thấy Thầy có đây?” (Lc 24, 39). Thánh Tôma xem ra thích kiểm chứng bằng đụng chạm: “…nếu tôi không đặt ngón tay tôi vào lỗ đinh, không đặt bàn tay tôi vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20,25). Đức Giêsu phục sinh đã chiều Tôma (Ga 20,27). Thiên Chúa đã chiều nhân loại, khi cho Con Ngài làm người như ta,

cn

Chúa Nhật Tuần V Thường Niên - Năm B

Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay tiếp nối bài tuần trước, cho ta thấy Đức Giêsu đã sống một ngày sabát như thế nào. Ngày sa-bát này đầy những bất ngờ. Ngài đã đến hội đường Caphácnaum, đọc Sách Thánh. Bỗng nhiên có chuyện xảy ra (Mc 1,23-27). Một người bị thần ô uế nhập, la to trong hội đường. Đức Giêsu quát mắng nó và bắt nó phải xuất ra. Nó vâng lời nhưng đã thét lên một tiếng lớn trước khi xuất. Trong hội đường mà có chuyện náo động như thế xảy ra. thật là điều bất ngờ với mọi người tham dự,
và có thể cả với Đức Giêsu, người lần đầu tiên làm phép lạ trừ quỷ.


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 249
  •   Máy chủ tìm kiếm 9
  •   Khách viếng thăm 240
 
  •   Hôm nay 48,758
  •   Tháng hiện tại 1,080,766
  •   Tổng lượt truy cập 79,829,450