Thứ Năm - Các Thánh Anh Hài -  Tử Đạo

Thứ Năm - Các Thánh Anh Hài - Tử Đạo

Biết Hài Nhi Giêsu đã trốn thoát, vua Hêrôđê nổi cơn thịnh nộ, vì thấy mình bị mắc lừa bởi các nhà Đạo sĩ. Ông bực tức ra lệnh giết các bé trai dưới hai tuổi ở Belem. Tiếng khóc của trẻ thơ và của các bà mẹ vang lên như oán than. Có ai còn nghe tiếng hát cao vút của các thiên thần? Cái chết của Các Thánh Anh Hài là cái chết đặc biệt, cái chết của những nạn nhân bé bỏng, vô tội, chưa có ý thức và tự do. Cái chết của những người chưa biết nói, chưa có lòng tin vào Giêsu. Nhưng đây là cái chết vì Đức Giêsu, nên thực sự là cái chết tử đạo. Có bao nhiêu cái chết như thế trên thế giới mỗi ngày.

Le Thanh Gia B 1

Bài đọc Lễ Thánh Gia Thất - Năm B

Xin trân trọng gửi đến Quý độc giả các bài đọc Lời Chúa Lễ Thánh Gia Thất - Năm B.

Thứ Tư - Thánh Gioan - Tông đồ -  Tác giả sách Tin Mừng

Thứ Tư - Thánh Gioan - Tông đồ - Tác giả sách Tin Mừng

Gioan, ông là ai? Tôi là một ngư phủ ở hồ Galilê, con ông Dêbêđê, người vùng Bếtsaiđa. Tôi được Thầy Giêsu gọi khi đang vá lưới với cha trong thuyền (Mc 1, 20). Tôi là người khá nóng tính, nên có lần đã bực bội và phản ứng mạnh mẽ khi có người ngoài nhóm trừ quỷ nhân danh Thầy Giêsu (Mc 9, 38). Cũng có lần tôi định xin lửa bởi trời xuống đốt cháy một làng Samaria chỉ vì họ không đón tiếp Thầy trò chúng tôi (Lc 9, 54). Thầy Giêsu gọi hai anh em tôi là con của thiên lôi cũng đúng (Mc 3, 17). Ngoài ra chúng tôi cũng có nhiều tham vọng khi theo Thầy Giêsu.

Thứ Ba - Thánh Stêphanô tử đạo tiên khởi

Thứ Ba - Thánh Stêphanô tử đạo tiên khởi

Giáo Hội mừng kính lễ thánh Stêphanô vào ngay sau lễ Giáng Sinh. Ngài đã chết như chứng nhân đầu tiên cho Chúa Giêsu. Người làm chứng đã trở thành người tử đạo. Stêphanô là một phó tế đầy đức tin và Thánh Thần (Cv 6, 5), đầy ân sủng và quyền năng, làm được những điềm thiêng dấu lạ (c. 8).

Lễ Chúa Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày

Lễ Chúa Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày

Trong ngày đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh, Giáo Hội cho chúng ta nghe Lời mở đầu Tin Mừng theo thánh Gioan. Lời mở đầu này là một bài ca về sự cao trọng vô song của Ngôi Lời. Ngôi Lời là Đấng vĩnh hằng, đã hiện hữu từ nguyên thủy. Ngài là Thiên Chúa, là Con Một luôn hướng về Thiên Chúa Cha (c. 1). Tương quan giữa Thiên Chúa và Ngôi Lời là tương quan giữa Cha với Con. Thiên Chúa Cha đã muốn Ngôi Lời cộng tác trong việc tạo dựng vũ trụ. Nhờ Ngôi Lời mà vạn vật được tạo thành (cc. 3, 10).

Lễ Chúa Giáng Sinh - Lễ Đêm

Lễ Chúa Giáng Sinh - Lễ Đêm

Hôm nay, Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta bình an thật qua Đức Kitô. Ngài muốn ban cho chúng ta Đấng Cứu Độ thật là Đức Giêsu. Xin cầu cho hòa bình trên mặt đất, bình an trong lòng người. Ước gì chúng ta biết được rằng mình là những người được Chúa thương.

Chúa Nhật Tuần 4 Mùa Vọng - Năm B

Chúa Nhật Tuần 4 Mùa Vọng - Năm B

Khi suy niệm mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta thường nghĩ tới biến cố Chúa sinh ra ở Bêlem. Thật ra mầu nhiệm này đã bắt đầu từ sau tiếng Xin Vâng của Ðức Maria ở Nadarét. Sau tiếng Xin Vâng ấy, Ngôi Lời đã thành một thai nhi, lớn lên trong lòng mẹ như hàng tỉ con người khác, cần chín tháng mới có thể cất tiếng khóc chào đời. Ngôi Lời không lẫm liệt từ trời bước xuống. Ngài muốn là người trăm phần trăm, nên Ngài cần một người mẹ.

Le Giang Sinh 4

Chú giải Lời Chúa Lễ Giáng Sinh

Chú giải Lời Chúa Lễ Giáng Sinh: Lễ Nửa Đêm và Lễ Ban Ngày (Lm. Inhaxiô Hồ Thông)

"Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Bài suy niệm Lễ Giáng Sinh của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

"Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Bài suy niệm Lễ Giáng Sinh của Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên)

Thánh Gioan tác giả Tin Mừng đã “gây sốc” cho cả thế giới, khi ông khẳng định: “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Đây là một mầu nhiệm mà lý trí con người không thể suy thấu. Làm sao mà Con Thiên Chúa, vốn linh thiêng cao cả, lại làm người như chúng ta. Đây đã từng là đề tài tranh cãi căng thẳng giữa các nhà thần học của bốn thế kỷ đầu. Người ta tìm cách dung hoà và đưa ra nhiều giả thuyết, và cuối cùng, Giáo Hội đã tuyên tín: Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật.

Le Giang Sinh 5

Giáo lý cho bài giảng Lễ Chúa Giáng Sinh

Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, Ban Biên tập WHĐ xin được trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của các lễ Chúa nhật, lễ trọng theo sự theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích trong Tập sách Hướng dẫn giảng thuyết được công bố qua Sắc lệnh ký ngày 29.06.2014.

CN 4 V B 4

Giáo lý cho bài giảng Chúa nhật 4 Mùa Vọng năm B

Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, Ban Biên tập WHĐ xin được trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của các lễ Chúa nhật, lễ trọng theo sự theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích trong Tập sách Hướng dẫn giảng thuyết được công bố qua Sắc lệnh ký ngày 29.06.2014.

Thứ Bảy Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

Thứ Bảy Tuần 3 Mùa Vọng - Năm B

“Đứa trẻ này rồi sẽ ra sao?” (c. 66). Làm sao biết tương lai của đứa trẻ mới được tám ngày tuổi. Nhưng qua những biến cố lạ lùng xảy ra: ông bà sinh con trong lúc tuổi già, ông bị câm rồi lại được khỏi, ông bà cùng nhất trí về tên của đứa con dù không trao đổi trước, người ta nhận ra bàn tay Chúa ở với em (c. 66). Em đúng là Gioan, tiếng Híp-ri nghĩa là Thiên-Chúa-tặng-ban, bởi em là quà tặng cho gia đình, dân tộc và cho cả nhân loại.

+SOI CHI DO CN   ABC

Sợi chỉ đỏ Lễ Giáng Sinh

Sợi chỉ đỏ Lễ Giáng Sinh: Lễ Đêm, Lễ Rạng Đông, Lễ Ban Ngày


Các tin khác

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
THÁNH CA
HỌC HỎI LỜI CHÚA
  •   Đang truy cập 252
  •   Máy chủ tìm kiếm 8
  •   Khách viếng thăm 244
 
  •   Hôm nay 41,177
  •   Tháng hiện tại 1,073,185
  •   Tổng lượt truy cập 79,821,869